Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên khối lâm sàng bệnh viện trung ương huế năm 2017 (Trang 58 - 83)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu

Hiện nay ở nước ta có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề stress của NVYT nói chung và ĐDV, hộ lý nói riêng như nghiên cứu của Nguyễn Trung Tần năm 2012, Mai Hòa Nhung năm 2014, Bạch Nguyên Ngọc năm 2015, Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Liên Hương năm 2015… Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều chỉ sử dụng thang đo DASS 21 còn nghiên cứu của chúng tôi kết hợp sử dụng hai thang đo là DASS 21 và ENSS. Chính vì điều này mà chúng tôi có thể đưa ra những kết quả nghiên cứu mới và sâu hơn các nghiên cứu khác. Từ đó có thể đưa ra những khuyến nghị cụ thể và hợp lý đối với đơn vị mà chúng tôi thực hiện đề tài.

4.3.2. Hạn chế của nghiên cứu

Vì nguồn lực có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu được một phần số lượng ĐDV trên tổng số ĐDV hiện có tại bệnh viện Trung ương Huế, điều này cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến tính đại diện và kết quả nghiên cứu.

Việc chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và TLN nên có thể dẫn đến một số đối tượng e ngại trả lời đối với những câu hỏi nhạy cảm. Từ đó, có thể đã bỏ sót những thông tin hữu ích và có giá trị.

Thang đo ENSS mà chúng tôi sử dụng là hoàn toàn mới ở Việt Nam nên khiến cho chúng tôi khó khăn trong việc khai thác thông tin và phân tích kết quả, đặc biệt đây lại hoàn toàn là kết quả định tính. Chúng tôi đã cố gắng khai thác tối đa thông tin từ đối tượng nghiên cứu, xoáy sâu vào những chủ đề trong thang đo ENSS nhưng do tính chất nhạy cảm trong môi trường làm việc nên những kết quả chúng tôi thu được không đáp ứng hoàn toàn những gì đã kỳ vọng.

Chúng tôi sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá tình trạng stress và thang đo ENSS nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của ĐDV khối lâm sàng bệnh viện Trung ương Huế năm 2017. Một số kết luận chính của nghiên cứu như sau:

1. Tỷ lệ ĐDV khối lâm sàng bị stress là 28,1%. Trong đó, nhóm tuổi ≤ 30 tuổi bị stress chiếm tỷ lệ cao nhất.

2. Kết quả tổng hợp PVS và TLN cho thấy có 6/9 yếu tố trong thang đo ENSS ảnh hưởng đến tình trạng stress của ĐDV là:

 Tử vong và nguy cơ tử vong của người bệnh: ĐDV phải tiếp xúc, xử lý và làm thủ tục cho người tử vong khi chưa biết nguyên nhân tử vong của bệnh nhân; Áp lực từ người thân của người bệnh tử vong; Hằng ngày phải tiếp xúc với những đau đớn của người bệnh.

 Vấn đề xung đột giữa điều dưỡng và bác sỹ: Điều dưỡng không đồng ý với y lệnh hoặc cách điều trị của bác sỹ; Bác sỹ không công nhận về chẩn đoán của điều dưỡng; Sự không đồng nhất ý kiến giữa các bác sĩ.

 Những vấn đề với đồng nghiệp: Sự xung đột hay bất mãn với đồng nghiệp của ĐDV ít khi xảy ra.

 Quá tải công việc: Khối lượng công việc lớn; ĐDV phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc; Thủ tục hành chính rườm rà phức tạp; ĐDV phải làm việc cả những ngày nghỉ.

 Không chắc chắn liên quan đến xử trí: ĐDV cảm thấy lo lắng, không tự tin và sợ xảy ra sai sót khi đưa ra quyết định điều trị cho bệnh nhân.

 Người bệnh và người nhà: ĐDV bị bạo lực, đe dọa hoặc miệt thị từ người nhà bệnh nhân;

Bệnh nhân hoặc gia đình không chịu hợp tác hoặc phản bác lại điều dưỡng.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như: điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị không được trang bị đầy đủ; Môi trường làm việc có nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh cũng góp phần làm tăng tình trạng stress của ĐDV.

Dựa vào kết quả thu được, chúng tôi có một số khuyến nghị nhằm góp phần giảm thiểu thực trạng stress của ĐDV thông qua việc hạn chế và cải thiện những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2017, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

Khuyến nghị với ĐDV và NVYT

 Không ngừng tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

 Xây dựng kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

 Nâng cao kỹ năng ứng phó với các tình huống trong công việc và cuộc sống

 Tăng cường giao lưu, chia sẻ ý kiến và học hỏi kinh nghiệm giữa điều dưỡng và bác sỹ Khuyến nghị với các trưởng khoa, điều dưỡng trưởng

 Tăng cường giao lưu với cấp dưới nhằm tìm hiểu những khó khăn, nguyện vọng của nhân viên (ví dụ: thông qua các buổi giao ban khoa).

 Phân công công việc hợp lý để nhân viên không phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

 Tăng cường giám sát hỗ trợ nhân viên đặc biệt là những nhân viên mới còn ít kinh nghiệm.

 Tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn như tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt khoa học, cầm tay chỉ việc…

Khuyến nghị với ban lãnh đạo bệnh viện

 Tăng cường thêm nhân lực nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu nhân lực dẫn đến quá tải công việc tại các khoa hiện nay.

 Cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để nhân viên có môi trường làm việc thoải mái và an toàn.

 Cần định kỳ có những điều tra nhằm tìm hiểu tình trạng stress của ĐDV nói chung và NVYT nói riêng để có những giải pháp can thiệp hợp lý.

 Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu toàn bệnh viện nhằm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên để kịp thời có những điều chỉnh trong công tác quản lý.

Tiếng Việt:

1. Bệnh viện Trung ương Huế, Giới thiệu chung, Trang thông tin điện tử bệnh viện Trung ương Huế,

<http://bvtwhue.com.vn/MasterDetails.aspx?ref=63>, ngày truy cập: 11/08/2017.

2. Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai: Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tích cực thay đổi phong cách, thái độ phục vụ, Trang thông tin điện tử Bộ Y tế,

<http://www.moh.gov.vn/news/pages/tinkhac.aspx?ItemID=2526>, ngày truy cập: 07/12/2016.

3. Bộ Y tế, Nghị quyết 46-NQ/TW công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, <https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-quyet-46-NQ-TW-cong- tac-bao-ve-cham-soc-va-nang-cao-suc-khoe-nhan-dan-trong-tinh-hinh-moi/53277/noi-dung.aspx>, ngày truy cập: 17/03/2017.

4. Cục quản lý khám chữa bệnh, Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam, Trang thông tin điện tử Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, <https://kcb.vn/vanban/chuan-dao-duc- nghe-nghiep-cua-dieu-duong-vien-viet-nam>, ngày truy cập: 07/12/2016.

5. Nguyễn Thái Quỳnh Chi và Trương Quang Tiến (2014), Tình trạng stress của cán bộ và giảng viên Trường đại học Y tế Công cộng và một số yếu tố liên quan, Tạp chí Y tế Công Cộng, tr26–31.

6. Nguyễn Thu Hà, Stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế, Trang thông tin điện tử Tổng đoàn lao động Việt Nam,

<http://nilp.vn/Details/id/6791/Stress-nghe-nghiep-o-nhan-vien-y-te>, ngày truy cập: 29/08/2017.

7. Dương Thành Hiệp (2014), Tình trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

8. Trần Thị Thanh Huyền (2014), Tình trạng stress, trầm cảm của nhân viên y tế khối lâm sàng tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2014 và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

9. Hồ Thị Hưng, Đặc thù của ngành y tế và vấn đề về y đức hiện nay, Trang thông tin điện tử Trường chính trị Nghệ An,

<http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=473>, ngày truy cập: 11/7/2017.

10. Nguyễn Thị Bích Liên và cộng sự, Đánh giá căng thẳng nghề nghiệp bằng các chỉ tiêu tâm sinh lý cho nhân viên y tế tại một trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trang thông tin điện tử Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, Bộ Y tế,

cac-chi-tieu-tam-sinh-ly-cho-nhan-vien-y-te-tai-mot-trung-tam-phong-chong-hiv-aids- 1487305735>, ngày truy cập: 15/08/2017

11. Tuấn Minh, Ngành Y tế tiến tới nâng cao chất lượng đào tạo điều dưỡng trong các cơ sở y tế, Trang thông tin điện tử Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương,

<http://t5g.org.vn/nganh-y-te-tien-toi-nang-cao-chat-luong-dao-tao-dieu-duong-trong-cac-co-so-y- te>, ngày truy cập: 07/08/2017.

12. Ngô Thị Kiều My và cộng sự (2014), Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Tạp chí Y tế Công cộng, (34), tr57–62.

13. Mai Hòa Nhung (2014), Tình trạng stress và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

14. Bạch Nguyên Ngọc (2015), Stress nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

15. Anh Sơn (1996), Có đáng quan tâm không, Báo Khoa học và đời sống.

16. Lê Thành Tài và cộng sự (2008), Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, (12), tr1–7.

17. Nguyễn Trung Tần (2012), Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang, Luận văn thạc sỹ tâm lý học, Trường đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

18. Trần Thị Hồng Thu, Stress là gì, Trang thông tin điện tử Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương

<http://www.maihuong.gov.vn/vi/stress/stress-la-gi.html>, ngày truy cập: 08/01/2017

19. Trần Thị Thúy (2011), Đánh giá trạng thái stress của Cán bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

20. Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Liên Hương (2015), Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng viên tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Tạp Chí Tế Công Cộng, (40), 20–25.

21. Châu Liễu Trinh (2014), Stress và ứng phó với stress, Bài giảng môn Tổ chức và quản lý y tế, Trường đại học Y dược Cần Thơ

22. Trường cao đẳng Dược Hà Nội, Điều dưỡng là gì và điều dưỡng làm gì ?.

<http://caodangytehanoi.edu.vn/cao-dang-y-dieu-duong/dieu-duong-la-gi-va-dieu-duong-lam-gi-- 1000328>, ngày truy cập: 07/08/2017.

viện đa khoa 115 Nghệ An và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Tuyên (2015), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng thẳng của điều dưỡng viên lâm sàng bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

25. Viện sức khỏe tâm thần quốc gia, Thang đánh giá trầm cảm Beck (BDI), Trang thông tin điện tử Viện sức khỏe tâm thần quốc gia, <http://www.nimh.gov.vn/trac-nghiem-tam-ly/28-cac-trc- nghim/50-thang-anh-gia-trm-cm-beck-bdi.html>, ngày truy cập: 27/08/2017.

26. Viện sức khỏe tâm thần quốc gia, Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21), Trang thông tin điện tử Viện sức khỏe tâm thần quốc gia, <http://nimh.gov.vn/trac-nghiem-tam-ly/28-cac- trc-nghim/151-thang-anh-gia-lo-au-trm-cm-stress-dass-21.html>, ngày truy cập: 27/08/2017.

27. Viện sức khỏe tâm thần quốc gia, Thang đánh giá lo âu Zung (SAS), Trang thông tin điện tử Viện sức khỏe tâm thần quốc gia, <https://nimh.gov.vn/trac-nghiem-tam-ly/28-cac-trc-nghim/142-thang- anh-gia-lo-au-zung-sas.html>, ngày truy cập: 27/08/2017.

28. Lại Thị Tuấn Việt và cộng sự, Nghiên cứu ảnh hưởng của stress với chỉ số khả năng làm việc ở nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần, Trang thông tin điện tử Tổng đoàn lao động Việt Nam,

<http://nilp.vn/english/Details/id/4962/Nghien-cuu-anh-huong-cua-stress-voi-chi-so-kha-nang-lam- viec-o-nhan-vien-y-te-chuyen-nganh-tam-than>, ngày truy cập: 29/08/2017.

Tiếng Anh:

29. CDC, Stress At Work, Centers for Disease Control and Prevention

<https://www.cdc.gov/niosh/docs/99-101/>, accessed: 07/09/2017.

30. CDC, Coping with Stress, Centers for Disease Control and Prevention,

<https://www.cdc.gov/violenceprevention/pub/coping_with_stress_tips.html>, accessed: 07/01/2017.

31. Milutinović D., Golubović B., Brkić N, et al. (2012), Professional stress and health among critical care nurses in Serbia, Arch Ind Hyg Toxicol, 63(2), pg171-180.

32. Susan E. French, Rhonda Lenton, Vivienne Walter, et al. (2000), An empirical evaluation of an Expanded Nursing Stress Scale, .

33. Marksberry K (2011), What is Stress?, The American Institute of Stress,

<https://www.stress.org/what-is-stress/>, accessed: 09/01/2017.

care teaching hospital, Nepal. J Chitwan Med Coll, 4(4).

35. Lam Leung-chun. (2013), Job satisfaction and stress of nurses and their association with turnover intention rate in an acute Hong Kong public hospital, Pamela Youde Nethersole Eastern Hospital, HKU Theses Online HKUTO.

36. Grassi L. and Magnani K. (2000), Psychiatric Morbidity and Burnout in the Medical Profession:

An Italian Study of General Practitioners and Hospital Physicians, Psychother Psychosom, 69(6), pg329–334.

37. Organization W.H. (2006), The world health report 2006: working together for health, World Health Organization.

38. Organization Spotlight (2013). Building Resilience: The American Institute of Stress, pg31.

39. Damit A.R. (2007), Identifying sources of stress and level of job satisfaction amongst registered nurses within the first three years of work as a registered nurse in Brunei Darussalam, Thesis, Queensland University of Technology.

40. Al-Dubai S.A.R., Ganasegeran K., Elkalmi R, et al (2016), Perceived Stress among Malaysian Railway Workers. Malays J Med Sci MJMS, 23(5), pg38–43.

41. S.H. Lovibond and P.F. Lovibond (1995), Manual for the Depression Anxiety Stress Scales, . 42. Rao S. and Ramesh N. (2015), Depression, anxiety and stress levels in industrial workers: A pilot

study in Bangalore, India, Ind Psychiatry J, 24(1), pg23–28.

43. Beck A.T., Ward C.H., Mendelson M, et al. (1961), An inventory for measuring depression, Arch Gen Psychiatry, 4(6), pg561–571.

44. Dagget T., Molla A., and Belachew T. (2016), Job related stress among nurses working in Jimma Zone public hospitals, South West Ethiopia: a cross sectional study, BMC Nurs, 15(1), pg39.

45. Tran T.D., Tran T., and Fisher J. (2013), Validation of the depression anxiety stress scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a rural community-based cohort of northern Vietnamese women, BMC Psychiatry, 13, pg24.

46. Shams T. and El-Masry R. (2013), Job stress and burnout among academic career anaesthesiologists at an Egyptian university hospital, Sultan Qaboos Univ Med J, 13(2), pg287.

47. WHO (1994), Stress and Health, pg3-5.

Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn định lượng

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG CĂNG THẲNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN KHỐI LÂM SÀNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ, NĂM

2017

………***………

MÃ PHIẾU:…………..

Xin chào anh/chị!

Tên tôi là: ………., là điều tra viên của nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên khối lâm sàng bệnh viện Trung ương Huế, năm 2017”. Nghiên cứu này nhận được sự cho phép, giúp đỡ của Ban lãnh đạo bệnh viện Trung ương Huế, nhằm khảo sát về tình trạng mắc stress của các điều dưỡng viên đang làm việc tại bệnh viện ta hiện nay. Đồng thời tìm ra một số yếu tố có thể liên quan đến tình trạng stress này, qua đó, giúp cung cấp thêm những bằng chứng để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giảm bớt tình trạng stress cho các điều dưỡng viên. Chúng tôi xin đảm bảo rằng mọi thông tin về câu trả lời của anh chị đều được giữ bí mật và chỉ được sử dụng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Xin cảm ơn sự hợp tác và ý kiến đóng góp chân thành của anh/chị.

Anh/chị có đồng ý tham gia vào nghiên cứu?

1. Có 2. Không

Ngày phỏng vấn:……/……../2017.

Họ và tên người PV: ……….

Ghi chú của người PV (nếu có): ………...

……….……...

...

STT Câu hỏi Câu trả lời A1 Xin Anh/Chị cho biết năm sinh (dương

lịch) của mình? ………

A2 Giới tính? 1. Nam

2. Nữ A3 Trình độ học vấn cao nhất của Anh/Chị là

gì?

1. Trung cấp/Cao đằng 2. Đại học/Sau đại học A4 Tình trạng hôn nhân hiện tại của Anh/Chị

là gì?

1. Đã kết hôn

2. Độc thân/Ly thân/Ly dị/Góa A5 Thời gian Anh/Chị đã làm việc trong nghề

điều dưỡng được khoảng bao lâu? ………. năm A6 Thời gian Anh/Chị đã công tác tại đơn vị

được khoảng bao lâu? ………. năm

A7 Hiện tại, Anh/Chị đang công tác tại khoa nào?

1. Khoa Nội 2. Khoa Ngoại 3. Khoa Sản 4. Khoa Nhi 5. Khoa HSCC 6. Gây mê hồi sức

7. TT chấn thương chỉnh hình 8. Cấp cứu

99. Khác (ghi rõ): ……….

...

A8 Anh/Chị thuộc nhóm lao động nào? 1. Hợp đồng

2. Hợp đồng dài hạn/Biên chế A9 Số con hiện tại của Anh/Chị là?

1. Không có/Chưa có 2. 1-2 con

3. >2 con A10

Anh/Chị có nhận được sự giúp đỡ từ người khác trong việc chăm sóc con cái không?

1. Có

2. Không  Chuyển sang câu A13

A11

Anh/Chị nhận được sự giúp đỡ từ người nào nhiều nhất trong việc chăm sóc con cái?

1. Chồng/vợ 2. Bố/mẹ 3. Anh/chị/em 4. Người giúp việc

99. Khác (ghi rõ): ……….

...

A12

Anh/Chị nhận được sự giúp đỡ từ người đó trong việc chăm sóc con cái như thế nào?

1. Hiếm khi 2. Thỉnh thoảng 3. Thường xuyên

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên khối lâm sàng bệnh viện trung ương huế năm 2017 (Trang 58 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)