Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng stress, lo âu của bác sĩ tại bệnh viện e và một số yếu tố liên quan năm 2017 (Trang 26 - 29)

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới khi tỷ lệ bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đó có các rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng ở tất cả các đối tƣợng và độ tuổi nên các tác giả cũng đã bắt đầu tập trung nghiên cứu đánh giá về tình trạng sức khỏe tâm thần của các đối tƣợng khác nhau. Các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe tâm thần của nhân viên Y tế có thể kể đến một số nghiên cứu sau:

Nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần (2008) về tình trạng stress của nhân viên Y tế tại huyện Nhơn Thành Tỉnh Đồng Nai bằng bộ câu hỏi do tác giả soạn sẵn. Kết quả cho thấy 27% nhân viên y tế có stress ở mức thường xuyên [6].

Nghiên cứu của Trương Đình Chính và cộng sự (2009) sử dụng thang đo Beck để đánh giá rối loạn tâm thần của 382 điều dƣỡng và nữ hộ sinh tại các cơ sở y tế công của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tỷ lệ rối loạn tâm thần là 59% với khoảng tin cậy 95% là 54%-64%. Những yếu tố ở môi trường làm việc có liên quan đến khả năng mắc rối loạn tâm thần là làm việc tại các khoa nhiều bệnh nhân hoặc/ và bệnh nhân nặng, công việc đòi hỏi quan sát hoặc lựa chọn chính xác, công việc quá nặng nhọc, chụi sức ép nặng nề trong công việc và nguy cơ bị mất việc. Các yếu tố gia đình và xã hội có liên quan với khẳ năng mắc các rối loạn tâm thần là bất hòa với hàng xóm; có vấn đề liên quan dƣ luận, báo chí; và làm ăn thua lỗ; tuy nhiên chƣa có ý nghĩa thống kê [1].

Nghiên cứu của Trần Thị Thủy (2011) sử dụng bộ công cụ DASS 21 để đánh giá tình trạng stress của nhân viên y tế khối lâm sàng tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho thấy có tới 36,9% số cán bộ bị stress (có 4,5% là stress nặng và rất nặng), 40,5% bị lo âu ( 9,9% là lo âu ở mức độ nặng và rất nặng) 15,3% bị trầm cảm (2,7% bị trầm cảm nặng và rất nặng); tỷ lệ stress của bác sĩ là 22,2%. [5]. Một nghiên cứu khác cũng đƣợc tiến hành năm 2011 là nghiên cứu của Phạm Minh Khuê và Hoàng Thị Giang sử dụng

bộ công cụ Job Content Questionaire (JCQ) đã đƣợc chuẩn hóa tiếng Việt (JCQ-V) để xác định mức độ căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế ở một bệnh viện tuyến tỉnh tại Hải Phòng. Kết quả cho thấy tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế tại Bệnh viện Kiến An là tương đối thấp (6,39%) nhưng phân bố không đều cao nhất là nhóm bác sĩ khoảng 14,9% còn nhóm điều dƣỡng là 3,8%. Tỷ lệ này ở nam: 13,64%

cao hơn nữ: 3,9%; tỉ lệ nghịch với độ tuổi và thâm niêm công tác nhóm cán bộ có thâm niên dưới 1 năm 21,43%, nhóm cán bộ trên 50 tuổi 1,82%) [12].

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trường (2012) sử dụng thang đánh giá lo âu Zung (SAS) để đánh giá tình trạng rối loạn lo âu của nhân viên y tế tại Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng cho thấy 14,3% cán bộ có biểu hiện lo âu trong đó chỉ có mức độ nhẹ và vừa tương ứng là 13,6% và 1,7%. Điểm số trung bình (±SD) của SAS (20 tiểu mục) áp dụng với nhân viên y tế là 32,21 (±7,787). Hệ số Cronback’s Alpha là 0,813 [14].

Nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết (2013) về Stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế tại 2 bệnh viện tại TP Vinh tỉnh Nghệ An. Kết quả tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm của Bệnh viện ĐK 115 Nghệ An lần lƣợt là 24,5%; 26,5%; 14,7% và Bệnh viện thành phố Vinh là 16,8%; 31,1%; 12,6%. Tỷ lệ cán bộ bị stress, lo âu, trầm cảm ở mức độ nặng và rất nặng là: 1,0%; 3,2%; 0,5% [10].

Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tuyền (2014) sử dụng bộ công cụ DASS42 để đánh giá trình trạng stress, trầm cảm của nhân viên y tế khối lâm sàng Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp. Kết quả cho thấy tỷ lệ bị stress của nhân viên y tế ở đây là 34,7% trong đó stress ở mức độ nhẹ: 13,2%, stress ở mức độ vừa: 12,4%, stress ở mức độ nặng: 8,9% và rất nặng là 0,2%; tỷ lệ trầm cảm của nhân viên y tế là 18,5% trong đó trầm cảm ở mức độ nhẹ: 7,3%, trầm cảm ở mức độ vừa: 10,2% và trầm cảm ở mức độ nặng là 1% [16].

Nghiên cứu của Mai Hòa Nhung (2014) sử dụng thang do DASS21 và phương pháp mô tả cắt ngang để đánh giá tình trạng stress của điêu dƣỡng lâm sàng tại Bệnh viện giao thông vận tải cho kết quả nhƣ sau tỷ lệ stress của điều dƣỡng viên là 40,8%; trong đó mức độ stress nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lƣợt là 22,4%, 13,6%, 3,4% và 1,4%.

[4].

Nghiên cứu của Bạch Nguyên Ngọc (2015) về tình trạng stress của điều dƣỡng khối lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai cho thấy tỷ lệ bị stress là 25,5%

trong đó stress ở mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lƣợt là ( 10,4%; 8,8%; 6%), không có mức độ rất nặng [3].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyên (2015) sử dụng thang đo để đánh giá tình trạng căng thẳng của 483 điều dƣỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.

Có 92,4% tham gia vào nghiên cứu, kết quả tỷ lệ stress của điều dưỡng là 87 người chiếm 18%. Trong số 87 người bị stress thì số ít bị căng thẳng nặng (12,6%) và rất nặng (5,7%) đa số bị căng thẳng nhẹ (50,6%) và vừa (31,0%) [15].

Nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy và cộng sự (2016) tại Bệnh viện Việt Đức.

Nhóm tác giả sử dụng bộ công cụ DASS 21 để đo lường mức độ căng thẳng nghề nghiệp của điều dƣỡng cho thấy tỷ lệ căng thẳng là 18,5% trong đó căng thẳng ở mức độ nhẹ: 9%, mức độ vừa: 7%, nặng và rất nặng là 2,5% [13].

Qua một số nghiên cứu trên có thể thấy các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần nói chung và sức khỏe tâm thần của nhân viên Y tế thực sự cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đời sống xã hội ngày càng phát triển thì các yêu cầu, nhu cầu đối với ngành Y tế càng cao, môi trường làm việc trong bệnh viện ngày càng lớn dẫn đến nguy cơ gia tăng các rối loạn tâm thần của nhân viên y tế. Cũng giống nhƣ các nghiên cứu của các tác giả quốc tế, nghiên cứu của các tác giả tại Việt nam cũng đã làm tốt việc xác đinh/

mô tả chi tiết tỷ lệ rối loạn tâm thần của đối tƣợng nghiên cứu. Trong các nghiên cứu tại Việt Nam công cụ để đo lường các rối loạn tâm thần có nhiều thang đo khác nhau nhƣ DASS 21, DASS42, JCQ, SAS… kết quả của các nghiên cứu này cho thấy nhân viên Y tế gặp phải các rối loạn tâm thần khác nhau từ mức độ nhẹ đến rất nặng tùy thuộc và các nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu về các rối loạn tâm thần của nhân viên y tế tại Việt Nam hiện nay chủ yếu thực hiện trên điều dƣỡng, nữ hộ sinh, hoặc toàn bộ nhân viên y tế. Hiện tại chúng tôi chƣa tìm đƣợc các nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm thực hiện trên đối tƣợng nghiên cứu là các bác sĩ.

Một phần của tài liệu Thực trạng stress, lo âu của bác sĩ tại bệnh viện e và một số yếu tố liên quan năm 2017 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)