ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thực trạng stress, lo âu của bác sĩ tại bệnh viện e và một số yếu tố liên quan năm 2017 (Trang 36 - 42)

Tiêu chuẩn lựa chọn:

־ Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện E.

־ Cán bộ quản lý: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn, trưởng phòng TCCB, trưởng khoa nội, ngoại, cận lâm sàng.

Tiêu chuẩn loại trừ:

־ Vắng mặt tại thời điểm tiến hành nghiên cứu.

־ Làm việc tại Bệnh viện E dưới 3 tháng tính đến thời điểm nghiên cứu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2017.

Địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện E, 89 Trần Cung- Cầu Giấy- Hà Nội 2.3. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu kết hợp, theo trình tự phần định lƣợng là nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trước; phần định tính được tiến hành sau khi sau khi xử lý sơ bộ số liệu định lƣợng để tìm hiểu sâu hơn các nội dung liên quan.

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu

Nghiên cứu định lượng

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ

(1 2) 2

(1 )

Z p p

n d

 

Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu

Z: hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95%, tra bảng có

(1 2)

Z  = 1,96

p = 0.22 Lấy theo tỷ lệ bác sĩ bị stress trong nghiên cứu về tình trạng stress nhân của nhân viên y tế các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2011 là 22,2% [5].

d: sai số tuyệt đối cho phép, lấy d= 0,06 (sai số cho phép 6%).

Thay số vào ta đƣợc kết quả n=183 mẫu.

Nghiên cứu định tính - Phỏng vấn sâu: 10 người 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu

Định lượng:Tổng số bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện E là 199 người vì thế sẽ chọn mẫu toàn bộ.

Định tính: Chọn mẫu có chủ đích phỏng vấn sâu: 01 Phó giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn, trưởng phòng TCCB, 03 trưởng khoa (nội, ngoại, cận lâm sàng). 2 bác sĩ có điểm stress cao, 2 bác sĩ có điểm lo âu cao, 2 bác sĩ có điểm lo âu, stress thấp.

2.5. Biến số nghiên cứu

2.5.1. Biến số nghiên cứu định lượng (phụ lục 6)

Các biến số độc lập

- Nhóm biến số về đặc điểm cá nhân: Tuổi giới, tình trạng hôn nhân, lối sống, tình trạng sức khỏe, một số thông tin chung về nghề nghiệp;

- Nhóm biến số về yếu tố gia đình nhƣ: tình hình kinh tế trong gia đình, mối quan hệ trong gia đình;

- Nhóm biến số về yếu tố nghề nghiệp như: nội dung công việc, môi trường làm việc, các mối quan hệ trong công việc, chính sách dộng viên khuyến khích và phát triển nghề nghiệp

Biến số phụ thuộc

Là tình trạng trầm cảm, lo âu, stress của bác sĩ. Biến này được đo lường bởi thang đo DASS21.

2.5.2. Chủ đề của nghiên cứu định tính

- Thực trạng lo âu, stress của bác sĩ tại Bệnh viện E.

- Các yếu tố ảnh hưởng tới lo âu, stress của bác sĩ tại Bệnh viện E.

- Các yếu tố làm giảm tình trạng lo âu, stress của bác sĩ tại Bệnh viện E.

- Kỹ năng ứng phó với stress của bác sĩ tại Bệnh viện E.

- Các giải pháp nhằm làm giảm tình trạng lo âu, stress của bác sĩ tại Bệnh viện E: cá nhân, khoa phòng và bệnh viện.

2.6. Công cụ nghiên cứu

Đinh lượng

Từ những biến số đã nêu và tham khảo các nghiên cứu về tình trạng trầm cảm, lo âu, stress của cán bộ nhân viên y tế [2, 4, 5, 10], bộ công cụ NGJSQ của Viện nghiên cứu sức khỏe và An toàn nghề nghiệp quốc gia Hoa kỳ (NIOSH) [31], bộ công cụ đƣợc sử dụng để đánh giá nguy cơ stress nghề nghiệp [23], thang đo DASS21 nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ câu hỏi gồm 4 phần:

- Phần 1: Thông tin cá nhân của đối tƣợng nghiên cứu: đặc điểm nhân khẩu học, thâm niên công tác, khoa phòng… bao gồm 16 câu hỏi

- Phần 2: Thông tin về gia đình của đối tượng nghiên cứu: chăm sóc con nhỏ, người già, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình… bao gồm 05 câu hỏi.

- Phần 3: Các yếu tố môi trường làm việc:

Nội dung công việc: vị trí làm việc, phân công công việc, tham gia quản lý…

bao gồm 13 câu hỏi

Môi trường làm việc: cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, bảo hộ lao động…

gồm 09 câu hỏi.

Mối quan hệ trong công việc: mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, bệnh nhân, sự giúp đỡ của cấp trên, đồng nghiệp… gồm 06 câu hỏi

Sự động viên khuyến khích và phát triển nghề nghiệp: sự ghi nhập của cấp trên, đồng nghiệp, cơ hội học tập, thăng tiến trong công việc… gồm 06 câu hỏi.

- Phần 4: Thông tin về trầm cảm, lo âu, stress của đối tƣợng nghiên cứu. sử dụng thang đánh giá trầm cảm, lo âu, stress DASS21 bao gồm 21 câu hỏi.

Định tính:

Nhóm nghiên cứu xây dựng phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu với các chủ đề:

- Thực trạng lo âu, stress của bác sĩ tại Bệnh viện E.

- Các yếu tố ảnh hưởng tới lo âu, stress của bác sĩ tại Bệnh viện E.

- Các yếu tố làm giảm tình trạng lo âu, stress của bác sĩ tại Bệnh viện E.

- Kỹ năng ứng phó với stress của bác sĩ tại Bệnh viện E.

- Các giải pháp nhằm làm giảm tình trạng lo âu, stress của bác sĩ tại Bệnh viện E: cá nhân, khoa phòng và bệnh viện.

Thử nghiệm bộ câu hỏi: Sau khi hoàn thiện bộ câu hỏi, chúng tôi tiến hành thử nghiệm với 05 bác sĩ ở Bệnh viện E. Sau đó tập hợp các ý kiến phản hồi, tiến hành chỉnh sửa một số nội dung và từ ngữ cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành khảo sát chính thức.

2.7. Phương pháp thu thập số liệu 2.7.1. Thu thập số liệu định lượng

Đƣợc sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện E, nhóm nghiên cứu làm việc với lãnh đạo các khoa/phòng về kế hoạch và thời gian thu thập số liệu của từng khoa/ phòng.

Sau thời gian giao ban của các khoa/ phòng các bác sĩ tham gia nghiên cứu đƣợc tập hợp tại phòng giao ban của khoa trả lời câu hỏi theo phương pháp phát vấn (tự điền câu trả lời vào phiếu điều tra). Trong buổi thu thập số liệu các điều tra viên giải thích cho bác sĩ về mục đích nghiên cứu và cách điền câu trả lời vào phiếu điều tra; nếu đồng ý tham gia nghiên cứu ký vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu và đƣợc phát phiếu điều tra.

Trong quá trình thu thập thông tin, các điều tra viên thực hiện giám sát để đối tƣợng nghiên cứu không trao đổi câu trả lời với nhau làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Khi ĐTNC đã trả lời xong các điều tra viên kiểm tra thông tin xem đã đúng và đầy đủ chưa rồi mới thu phiếu, nếu còn thiếu hoặc sai sót gì sẽ hướng đẫn ĐTNC điều chỉnh bổ sung.

Căn cứ vào tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ nhóm nghiên cứu đã loại đi15 bác sĩ không đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu là các bác sĩ mới vào làm việc tại Bệnh viện E dưới 6 tháng và các bác sĩ đang đi học không có mặt tại thời điểm nghiên cứu. Nhƣ vậy chỉ có 184 bác sĩ đủ tiêu chuẩn đã đƣợc nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu

2.7.2. Thu thập số liệu định tính

Mục đích của thu thập số liệu định tính là nhằm tìm hiểu sâu hơn kết quả của nghiên cứu định lƣợng.

Sau khi phân tích sơ bộ kết quả nghiên cứu đinh lƣợng nghiên cứu viên sẽ tiến hành phỏng vấn sâu các đối tƣợng nghiên cứu dự trên kết quả của nghiên cứu định lƣợng.

Nghiên cứu viên sẽ phỏng vấn sâu 01 Phó giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn, trưởng phòng TCCB, 03 trưởng khoa (nội, ngoại, cận lâm sàng), 2 bác sĩ có điểm stress cao, 2 bác sĩ có điểm lo âu cao, 2 bác sĩ có lo âu, stress thấp; Dữ liệu đƣợc thu thập bằng ghi âm biên bản phỏng vấn sâu.

2.8. Đánh giá và phân tích số liệu

 Số liệu sau khi thu thập đƣợc làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 để cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê.

 Đánh giá mức độ stress, lo âu, trầm cảm của các bác sĩ bằng cách cộng điểm các câu hỏi trong bộ công cụ DASS21 theo từng nhóm sau đó nhân với hệ số 2 cụ thể nhƣ sau:

+ Stress bao gồm các câu hỏi có số thứ tự 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18;

+ Lo âu bao gồm các câu hỏi có số thứ tự 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20

+ Trầm cảm bao gồm các câu hỏi có số thứ tự 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21.

Số điểm thu đƣợc sẽ đối chiếu với bảng kết quả sau để biết mức độ stress, lo âu, trầm cảm ở mức độ nào.

Bảng 2. 1: Phân loại mức độ trầm cảm, lo âu, stress

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0 – 9 0 - 7 0 - 14

Nhẹ 10 – 13 8 - 9 15 - 18

Vừa 14 – 20 10 - 14 19 - 25

Nặng 21 – 27 15 - 19 26 - 33

Rất nặng ≥28 ≥20 ≥34

 Để tìm hiều mối liên quan đa biến giữa các yếu tố với từng vấn đề về sức khỏe tâm thần là stress, lo âu chúng tôi sử dụng phân tích hồi quy logistic đa biến theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Đƣa vào phân tích hồi quy logistic tất cả các các biến có p < 0,1 khi phân tích đơn biến; các yếu tố có thể ảnh hưởng tới tình trạng lo âu, stress của các bác sĩ như: Tự tin vào kỹ năng ứng phó stress của bản thân; thường xuyên gặp phải thái độ không tốt từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Quá trình phân tích sử dụng phương thức đƣa biến vào: Backward-wald. Từ đó chọn đƣợc các yếu tố để đƣa vào mô hình phân tích giai đoạn 2.

- Giai đoạn 2: Đƣa tất cả các biến chọn đƣợc ở giai đoạn 1 vào mô hình phân tích.

Quá trình phân tích sử dụng phương thức đưa biến vào: Enter.

2.9. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

- Đề cương nghiên cứu được thông qua theo Quyết định số 207/2017/YTCC-HĐ3 ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh trường Đại học Y tế công cộng. Nghiên cứu đƣợc thực hiện với sự đồng ý của Ban giám đốc, Hội đồng khoa học Bệnh viện E. Các đối tƣợng nghiên cứu đƣợc thông báo rõ về mục đích nghiên cứu và đều đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu không gây ảnh hưởng tiêu cực tới đối tƣợng tham gia nghiên cứu. Các thông tin cá nhân về đối tƣợng đƣợc giữ bí mật bằng cách mã hóa. Thông tin thu thập đƣợc chỉ phục vụ cho nghiên cứu và không sử dụng vào mục đích nào khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng stress, lo âu của bác sĩ tại bệnh viện e và một số yếu tố liên quan năm 2017 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)