Thực trạng lo âu, stress của các bác sĩ tại Bệnh viện E

Một phần của tài liệu Thực trạng stress, lo âu của bác sĩ tại bệnh viện e và một số yếu tố liên quan năm 2017 (Trang 61 - 64)

Các rối loạn tâm thần là bệnh rất phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay. Trong các rối loạn tâm thần thì stress, lo âu, trầm cảm là các nhóm phổ biến hơn cả. Các rối loạn tâm thần thường không gây chết người đột ngột nhƣng làm giảm sút khả năng lao động, học tập, đảo lộn sinh hoạt trong cuộc sống, tổn thất về kinh tế, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố dẫn đến các rối loạn về tâm thần, như: kinh tế, môi trường sống, áp lực học tập, công việc . Những nghề dễ gây stress nhất thường có yếu tố mạo hiểm có ảnh hưởng tới tính mạng con người. Đứng đầu danh sách là nghề lái máy bay thử nghiệm, nghề cảnh sát hình sự, nghề nhà báo chiến trường và nghề y dược [13]. Để đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của các bác sĩ tại Bệnh viện E chúng tôi sử dụng bộ công cụ DASS21 của tác giả Lovibond S.H và Lovibond P.H tại khoa tâm lý học, đại học New South Wales (Australia) xây dựng. DASS là một thang đo đánh giá đƣợc cả ba rối loạn tâm thần phổ biến là stress, lo âu, trầm cảm. Thang đo DASS đã đƣợc Viện sức khỏe tâm thần quốc gia dịch và xác nhận nhƣ một công cụ sàng lọc mức độ căng thẳng, lo âu, trầm cảm. Thang đo DASS đã đƣợc chuẩn hóa tại Việt Nam với hệ số Cronbach’s Alpha khá cao (DASS- trầm cảm: 0,72; DASS- lo âu: 0,77; DASS- căng thẳng: 0,70) [34].

Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress của các bác sĩ tại Bệnh viện E lần lƣợt là 22,3%, 27,2%, 25%. Phân theo mức độ thì trầm cảm, lo âu, stress chủ yếu là nhẹ và mức độ vừa, mức độ nặng và rất nặng tuy cũng có nhƣng tỷ lệ thấp cụ thể nhƣ sau: Tỷ lệ các bác sĩ bị trầm cảm nhẹ,vừa, nặng và rất nặng lần lƣợt là 13,6%, 6,5%, 0,5% và 1,6%; Đối với tình trạng lo âu mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất 12,5% tiếp đến là mức độ vừa 9,2%, mức độ nặng chiếm 3,2% mức độ rất nặng chiếm tỷ lệ 2,2%;

Tương tự đối với tình trạng stress mức độ nặng chiếm 16,8%, mức độ vừa 6,0%, mức độ nặng 1,6% và mức độ rất nặng chiếm 0,5%. Có tới 43% các bác sĩ tại bệnh viện E có các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đó tỷ lệ các bác sĩ bị đồng thời trầm cảm, lo âu, stress là 10%. Có 13 (7%) bác sĩ tại các khoa lâm sàng bị đồng thời stress, lo âu, trầm cảm con số này tại các khoa cận lâm sàng, phòng chức năng là 4 người.

Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Khali S. Al- Gelban (2006). Nghiên cứu của Khali S. Al-Gelban sử dụng sử dụng thang đo DASS 42 để đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu, stress của 304 bác sĩ ở vùng Aseer, Saudi Arabia. Kết quả cho thấy tỷ lệ cán bác sĩ trầm cảm là 7,6%, lo âu 8,6%, stress 7,2%[17]. Sự khác biệt này có thể do nghiên cứu của tác giả Khali S. Al-Gelban đánh giá trên đối tƣợng là các bác sĩ tại trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu còn nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại bệnh viện tuyến cuối. Thêm nữa khoảng cách giữa 2 nghiên cứu là khá dài (11 năm), nhu cầu về chăm sóc y tế ngày càng cao nên áp lực công việc đối với bác sĩ sẽ cao hơn.

So với Nghiên cứu của B Erdur và cộng sự (2006) tỷ lệ mắc trầm cảm và lo âu trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn. Nghiên cứu của B Erdur và cộng sự cho thấy tỷ lệ các bác sĩ bị trầm cảm là 15,1% và lo âu là 14,6% [29]. Sở dĩ có điều này là do địa điểm và thang do của 2 nghiên cứu khác nhau nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thang đo DASS21 và đánh giá trên toàn bộ bác sĩ tại bệnh viện còn nghiên cứu của B Erdur và cộng sự dụng thang đo trầm cảm Beck phiên bản thổ nhĩ kỳ (BDI) để đánh giá trầm cảm lo âu của các bác sĩ làm việc trong các đơn vị cấp cứu ở Denizli, Thổ Nhĩ Kỳ.

Nghiên cứu của Khaula Atif và cộng sự (2016) về lo âu và trầm cảm giữa các bác sĩ phục vụ trong Bệnh viện Quân sự Hợp nhất, Lahore có mức độ trầm cảm và lo âu của trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Khaula Atif và cộng sự đã sử dụng sử dụng thang đo trầm cảm do lo âu của bệnh viện đã đƣợc chuẩn hóa (HADS) cho kết quả tỷ lệ bác sĩ lo lắng ở mức độ nhẹ và trung bình: 34% , nặng: 7,2%; trầm cảm nhẹ đến trung bình là 24,8%, trầm cảm nặng là 1,0% [20]. Sự khác biệt này có thể do 2 nghiên cứu sử dụng 2 thang đo khác nhau, địa điểm ngiên cứu khác nhau và cũng có thể do làm việc ở bệnh viện trong môi trường quân đội có áp lực và kỷ luật cao hơn các bệnh viện thông thường.

Các nghiên cứu trong nước chủ yếu sử dụng thang đo DASS21 để đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu, stress của toàn bộ nhân viên y tế hay của điều dƣỡng, nữ hộ sinh mà chƣa có nghiên cứu nào đánh giá riêng cho bác sĩ nên chúng tôi chỉ có thể so sánh ở mức tương đối.

Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lê stress thấp hơn so với nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008) về tình trạng stress của nhân viên Y tế tại huyện Nhơn Thành Tỉnh Đồng Nai khi kết quả cho thấy 27% nhân viên y tế bị stress [6].

So với nghiên cứu cùng sử dụng thang đo DASS21 là nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy (2011) thì tỷ lệ lo âu và stress trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn; tỷ lệ lo âu, stress của cán bộ y tế trong nghiên cứu đó là 40,5% và 36,9% [5]. Tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tỷ lệ cán bộ có trình trạng trầm cảm, lo âu, stress ở mức độ rất nặng là 1,8%, 4,5%, 0,9 % cao hơn gấp từ 1,25 đến 2 lần của so với nghiên cứu của chúng tôi (tỷ lệ tương ứng trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,6%, 4,5%, 0,5%). Sở dĩ có sự khác biệt này là do nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy đƣợc thực hiện tại Bệnh viện Ung bướu đa số người bệnh ở đây chủ yếu là bị bệnh ung thư, nhân viên thường xuyên đối mặt với người bệnh ở giai đoạn cuối, tình trạng đau đớn của người bệnh, đồng thời phải tiếp xúc với tia xạ, hóa chất thường xuyên nên áp lực về tâm lý của nhân viên y tế cũng cao hơn.

Một nghiên cứu khác sử dụng cùng thang đo DASS21 là nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết (2013) đánh giá mức độ trầm cảm lo âu stress của 2 bệnh viện tại thành phố Vinh Nghệ An; tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh lần lƣợt là 16,8%, 31,1%, 12,6% và tại Bệnh viện 115 là : 24,5%, 26,5%, 14,7% [10]. Kết quả trên cho thấy tỷ lệ trầm cảm, stress của hai bệnh viện tại thành phố Vinh thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Đây có thể do các bệnh viện trên là bệnh viện trực thuộc sở với quy mô giường bệnh nhỏ, chưa có nhiều bệnh nhân nặng đòi hỏi phải can thiệp bằng kỹ thuật cao trong khi đó Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế đóng chân trên địa bàn thủ đô số lƣợng bệnh nhân lớn, mặt bệnh đa dạng, tỷ lệ người bệnh nặng cao.

Tỷ lệ lo âu của bác sĩ tại bệnh viện E cao hơn so với tỷ lệ lo âu ở cán bộ bệnh viện tâm thần Đà Nẵng. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Xuân Trường (2012) cho thấy tỷ lệ lo âu cán bộ bệnh viện tâm thần Đà Nẵng là 14,3% [14]. Đồng thời trong nghiên cứu này nhân viên y tế cũng chỉ bị lo âu ở mức độ nhẹ và vửa không có mức độ nặng và rất nặng trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các bác sĩ tại Bệnh viện E bị lo âu ở cả 4 mức độ từ nhẹ cho đến rất nặng. Sự khác biệt này có thể do hai nghiên cứu

sử dụng 2 bộ công cụ khác nhau nghiên cứu của Nguyễn Hữu Xuân Trường sử dụng công cụ SAS của Zung đây là thang đánh giá đặc hiệu để đánh giá lo âu với 20 tiểu mục, trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi sử dụng công cụ là DASS21 gồm 21 tiểu mục đánh giá cả trầm cảm, lo âu, stress trong đó có 7 tiểu mục đánh giá stress. đồng thời nghiên cứu của Nguyễn Hữu Xuân Trường thực hiện tại Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng; có thể nhân viên y tế tại đây có nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ các kỹ năng tốt hơn phòng tránh và đối phó với các vấn đề về rối loạn tâm thần trong đó có lo âu tốt hơn so với các bác sĩ tại Bệnh viện E.

Nghiên cứu đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dƣỡng và hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng của Ngô Thị Kiều My (2014) cho thấy có 40,5% số điều dƣỡng có vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đó 19,2% bị 1 vấn đề, 13,5% bị đồng thời 2 vấn đề 7,8% bị đồng thời cả stress, lo âu, trầm cảm; các tỷ lệ này đều thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt này do đối tƣợng nghiên cứu khác nhau Ngô Thị Kiều My nghiên cứu trên điều dƣỡng tại Bệnh viện Sản nhi Đà Nẵng (bệnh viện chuyên khoa) còn nghiên cứu của chúng tôi đối tƣợng là bác sĩ tại bệnh viện đa khoa tại Hà Nội.

Thông qua phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, trưởng phòng TCCB, trưởng khoa, và các bác sĩ đều nhận định tình trạng trầm cảm lo âu, stress trong ngành y tế hiện nay là cao hơn so với những ngành nghề khác. Kết quả định tính cho thấy đối với tình trạng stress thì da số bác sĩ đƣợc phỏng vấn cho rằng trong quá trình làm việc chắc chắn sẽ gặp nhƣng chủ yếu là nhẹ và thoáng qua, các bác sĩ hoàn toàn có thể tự thoát ra đƣợc.

Tuy nhiên đối với tình trạng lo âu và trầm cảm thì kết quả định tính lại không tương đồng với kết quả định lƣợng khi mà đa số các bác sĩ cho rằng mình không bị lo âu, trầm cảm.

Một phần của tài liệu Thực trạng stress, lo âu của bác sĩ tại bệnh viện e và một số yếu tố liên quan năm 2017 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)