4.2. Mô tả và xác định thực trạng một số yếu tố công việc ảnh hưởng tới stress, lo âu của bác sĩ tại Bệnh viện E
4.2.2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, stress của bác sĩ tại Bệnh viện E
4.2.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của bác sĩ tại Bệnh viện E
Tình trạng lo âu hiện nay đang có xu hướng gia tăng trong xã hội cũng như trong cán bộ nhân viên y tế. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về tình trạng lo âu của nhân viên y tế. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lo âu của nhân viên y tế cũng như của bác sĩ. Tại Bệnh viện E chúng tôi tìm thấy có 15 yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của các bác sĩ trong đó có 3 yếu tố cá nhân và 12 yếu tố công việc khi phân tích đơn biến.
Các yếu tố cá nhân liên quan đến tình trạng lo âu của các bác sĩ tại Bệnh viện E là tuổi, trình độ học vấn và yếu tố tự tin với kỹ năng đối phó với stress của bản thân.
Trong đó những bác sĩ từ 40 tuổi trở xuống có nguy cơ bị lo âu gấp 2,38 lần (CI95%:
1,1-5,18) so với các bác sĩ trên 40 tuổi. Khi tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố cá nhân có thể ảnh hưởng đến tình trạng lo âu các bác sĩ cũng cho rằng do các bạn trẻ chưa có nhiều kỹ năng để bảo vệ bản thân trước các yếu tố nguy cơ nên lo lắng nhiều hơn.
Trong nghiên cứu Nguyễn Hữu Xuân Trường về tình trạng lo âu của nhân viên y tế tại Bệnh viện tâm thần Đà nẵng mặc dù sử dụng thang đo (SAS) khác so với của chúng tôi (DASS21) nhƣng vẫn cho thấy độ tuổi có mối liên quan với lo âu của các bác sĩ [14]. Tỷ lệ lo âu của các bác sĩ có trình độ đại học cao gấp 2,5 lần (CI95%: 1,26- 5,02) so với các bác sĩ có trình độ sau đại học. Bác sĩ không tự tin hoặc không rõ ràng về kỹ năng đối phó với stress của bản thân bị stress cao hơn so với các bác sĩ tự tin vào khả năng này của bản thân là 2,72 lần (CI95%: 1,37- 5,38). Với đặc thù đối tƣợng của các bác sĩ là con người, mọi quyết định của họ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí tính mạng của người bệnh nên những bác sĩ trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị người bệnh bị lo lắng hơn các bác sĩ lớn tuổi là điều có thể hiểu đƣợc. Trong nghiên cứu này chúng tôi không tìm thấy các yếu tố gia đình có liên quan đến tình trạng lo âu của các bác sĩ.
Các yếu tố nội dung công việc có liên quan đến tình trạng lo âu của các bác sĩ tại Bệnh viện E là mức độ rõ ràng trong phân công công việc; mức độ ổn định của công
việc; số buổi trực, mức độ hứng thú với công việc; mức độ hài lòng với công việc.
Các bác sĩ cho rằng phân công công công việc chưa và chỉ tương đối rõ ràng có nguy cơ lo âu cao gấp 3 lần (CI95%: 1,48- 6,04) so với các bác sĩ đánh giá công việc của mình hiện tại là rõ ràng. Những bác sĩ trực > 4 buổi/ tháng có tỷ lệ lo âu cao hơn 2,1 lần so với những người còn lại. Như đã phân tích ở phần trên nếu các bác sĩ không đƣợc phân công công việc rõ ràng họ không biết mình phải làm gì nên họ sẽ lo lắng không biết nên bắt đầu công việc nào trước, công việc nào mình phải làm và làm như thế thì đã hết công việc của mình chƣa. Hay trong đêm trực họ phải xử lý một khối lượng tương đối là nhiều, cộng với tình trạng bạo lực với nhân viên y tế gia tăng hiện nay. Theo thống kê khi bạo lực bệnh viện xảy ra đối tƣợng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ với 70%, điều dƣỡng 15%. Có đến 90% số vụ việc xảy ra trong khuôn viên bệnh viện, trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh (chiếm 60%), và các vụ bạo lực xảy ra chủ yếu là trong giờ trực. Công việc không và tương đối ổn định làm gia tăng tình trạng lo âu của bác sĩ tăng lên 2,16 lần (CI95% 1,5- 6,0). Điều này cũng dễ hiểu khi mà những người có công việc không ổn định họ sẽ lo lắng không biết đợt tới này mình bị điều chuyển đi đâu, công việc đợt tới của mình là gì trong khi những người có công việc ổn định họ chỉ lo tập trung vào công việc mà thôi. Những bác sĩ không và chỉ hứng thú với công việc ở mức tương đối hoặc các bác sĩ không hài lòng với công việc có tỷ lệ lo âu cao gấp 2 lần so với những bác sĩ hứng thú với công việc và hài lòng với công việc. Trong nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết cũng cho thấy lo âu có liên quan với sự ổn định của công việc và mức độ hứng thú với công việc[10].
Đồng thời nghiên cứu này còn tìm thấy mối liên quan giữa khối lƣợng công việc, sự phù hợp của công việc với trình độ chuyên môn mà trong nghiên cứu của chúng tôi thì không có mối liên quan. Sự khác biệt này là do hai nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 2 thời điểm, đối tƣợng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu khác nhau.
Về môi trường làm việc thì chỉ có yếu tố trang bị dụng cụ, bảo hộ lao động có liên quan đến stress. Nếu trang bị bảo hộ lao động chưa tốt và chỉ tương đối tốt sẽ làm tình trạng lo âu của bác sĩ tăng lên 2,26 lần (CI95%: 1,13- 5,34). Với đặc thù của ngành y là thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như máu, các loại dịch tiết
của người bệnh, môi trường không khí trong bệnh viện cũng có thể chứa các tác nhân gây bệnh nhƣ virus cúm, vi khuẩn lao… nên nếu trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế nói chung và bác sĩ nói riêng không đƣợc trang bị đầy đủ hoặc đảm bảo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn thì nguy cơ lây nhiễm bệnh cho các bác sĩ là rất cao đặc biệt là sau một số lần nhân viên y tế bị phơi nhiễm HIV trong lúc câp cứu cho người bệnh lại càng làm cho các bác sĩ cũng nhƣ nhân viên y tế lo lắng sợ bị lây nhiễm bệnh tật từ công việc của mình. Trang bị bảo hộ lao động chưa tốt hoặc tương đối tốt cũng làm gia tăng tỷ lệ lo âu của bác sĩ Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An lên 2,2 tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê [10].
Mối quan hệ với đồng nghiệp; sự hỗ trợ giúp đỡ của cấp trên và đồng nghiệp đều ảnh hưởng đến tình trạng stress của cá bác sĩ. Trong đó những người có mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp thì tỷ lệ lo âu cao hơn 2,76 lần (CI95%: 1,42- 5,38); những bác sĩ không hoặc thỉnh thoảng mới nhận đƣợc hỗ trợ của cấp trên và đồng nghiệp có nguy cơ bị lo âu cao hơn những người thường xuyên nhận được sự hỗ trợ lần lượt là 1,99 lần (CI95%: 1,01- 3,89) và 2,76 lần (CI 95%: 1,57- ,66). Trong nghiên cứu này những bác sĩ gặp phải thái độ không tốt của bệnh nhân và người nhà có tỷ lệ cao gấp 2 lần so với những người không gặp phải thái độ không tốt từ bệnh nhân và người nhà tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p=0,089>0,05). Đối với nhân viên y tế thì mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp và bệnh nhân là 3 mối quan hệ chính. Khi làm việc trong môi trường mà lãnh đạo gần gũi, hòa đồng, thường xuyên hỗ trợ, chăm lo cho đời sống của nhân viên…; được những người đồng nghiệp tôn trọng, quan tâm và giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau hay gặp bệnh nhân hợp tác tốt, bệnh nhân và người nhà không có những hành vi xúc phạm, đe dọa, bạo lực thì sẽ làm cho cán bộ y tế nói chung và bác sĩ nói riêng thoải mái để tập trung cho công việc. Ngƣợc lại nếu có bất kỳ một xung đột nào trong 3 mối quan hệ trên dù lớn hay nhỏ đều có thể ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của nhân viên y tế trong đó có bác sĩ. Nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết cho thấy mối liên quan giữa lo âu của nhân viên y tế tại Bệnh viện thành phố Vinh với mối quan hệ với cấp trên; mối quan hệ với đồng nghiệp và sự hợp tác của người bệnh [10].
Đối với nhóm yếu tố động viên khuyến khích và phát triển nghề nghiệp có các yếu
tố sau liên quan đến tình trạng lo âu của bác sĩ: mức thu nhập những bác sĩ thu nhập hàng tháng từ 9 triêu trở xuống có nguy cơ bị lo âu tăng hơn so với nhóm còn lại là2,13 lần (CI95%: 1,07- 4,27) trong đó những bác sĩ có thu nhập dưới 5 triệu có tỷ lệ lo âu lên đến 53,8% tuy nhiên không có trường hợp nào trong tình trạng lo âu ở mức độ rất nặng. Do Bệnh viện E nằm ở thu đô Hà Nội nên chi phí sinh hoạt của người dân tại đây là cao hơn so với các khu vực khác chƣa kể chi phí nhà ở, đi lại cũng tăng cao, Các bác sĩ công tác tại Bệnh viện E đa số là người ngoại tỉnh, ngoài các chi chí về sinh hoạt hàng ngày còn phải lo lắng kiếm thêm thu nhập để mua nhà do đó những bác sĩ có thu nhập thấp dưới 9 triệu có tỷ lệ lo âu nhiều hơn so với những người có thu nhập trên 9 triệu cũng là điều dễ hiểu. Về cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp thì những bác sĩ không hoặc ít có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp có tỷ lệ lo âu hơn cao hơn và mức độ cũng nặng hơn so với so với các bác sĩ còn lại. Tương tự những người không hoặc ít hài lòng với hoạt động động viên khuyến khích của bệnh viện có tỷ lệ lo âu cao hơn những người hài lòng; đặc biệt trong số 7 người không hài lòng với hoạt động động viên khuyến kích của bệnh viện có 5 người chiếm tỷ lệ 71,8% gặp phải tình trạng lo âu trong đó tỷ lệ lo âu ở mức độ nặng và rất nặng là gần 30%. Cũng giống nhƣ hài lòng với công việc, nếu nhƣ cán bộ nhân viên hài lòng với các hoạt động động viên khuyến khích của đơn vị, hoặc những người có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc sẽ có động lực làm việc cao, họ sẽ tập trung vào công việc nhiều hơn, trong khi những người không hài lòng với động viên khuyến khích của bệnh viện hay những người ít có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp thường suy nghĩ nhiều hơn.
Trong phân tích đa biến chỉ còn các yếu tố độ tuổi, tự tin với kỹ năng đối phó với stress của bản thân, sự hỗ trợ công việc của đồng nghiệp và yếu tố hài lòng với hoạt động động viên khuyến khích của bệnh viện là có liên quan đến tình trạng lo âu của các bác sĩ tại bệnh viện E.