PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ có chăn nuôi heo thịt ở 3 xã Long Thắng, Long Hậu và Tân Phước thuộc huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp vì 3 xã này có số hộ chăn nuôi heo thịt chiếm tỷ lệ cao có thể đại diện cho tổng thể như xã Long Thắng chiếm 12,27%, xã Long Hậu chiếm 10,31%

và xã Tân Phước chiếm 6,23% (Theo nguồn: Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp).

+ Phương pháp lấy mẫu là ngẫu nhiên phân tầng: trong huyện chọn ra ba xã, mỗi xã chọn ra hai ấp, mỗi ấp đi phỏng vấn hộ chăn nuôi heo thịt, các hộ này được chọn ra một cách ngẫu nhiên.

+ Cỡ mẫu: tổng số mẫu phỏng vấn trực tiếp nông hộ là 50 mẫu. Chỉ phỏng vấn trực tiếp 50 hộ là do thời gian điều tra nghiên cứu, nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận nông hộ có hạn và tính toán mẫu theo qui luật phỏng đoán số mẫu tối thiểu là 30 mẫu thì giá trị thống kê có ý nghĩa. (Nguồn: GV: Nguyễn Hữu Tâm (2008), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế).

- Số liệu thứ cấp

Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp trong huyện nói chung, chăn nuôi heo nói riêng, … được tham khảo từ các Báo cáo Tổng kết của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp năm 2008, 2009, 2010 và từ Niêm giám Thống kê huyện Lai Vung.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả

Đề tài sử dụng phương pháp trung bình số học đơn giản, tỷ lệ % để phân tích tình hình chăn nuôi heo thịt của nông hộ gồm: các nguồn lực sẵn có như kinh

nghiệm sản xuất, nguồn lao động, các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, thu nhập, lợi nhuận, …

- Phương pháp hồi quy tuyến tính

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận/kg hoặc trọng lượng/kg), chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố có ảnh hưởng xấu.

Phương trình hồi quy có dạng:

Y= βo + β1X1 + β2X2 + …+ βkXk Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc.

Xi: Các biến độc lập (i=1, 2, …, k)

Các tham số βo, β1, …, βk được gọi là hệ số tác động.

Kết quả từ phần mềm SPSS có các thông số sau:

+ Multiple R: Hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X. R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ.

+ Hệ số xác định R2

(R – Square): Tỷ lệ % biến động của Y được giải thích bởi các Xi .

+ R2 (Hệ số xác định đã điều chỉnh): dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.

+ Standar error: sai số chuẩn cả phương trình.

+ Observations: số quan sát (= n).

+ Regression: hồi quy.

Tỷ số F (số thống kê F)

+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng lớn, mô hình hồi quy càng có ý nghĩa hay tương ứng với Sig. F càng nhỏ.

+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0.

Giả thuyết: H0: tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1 = β2 = βk=0) H1: βI ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y F càng lớn hay Sig. F càng nhỏ thì khả năng bác bỏ H0 càng cao.

Significance F (Sig.F): mức ý nghĩa của phương trình hồi quy, càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao, thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa.

Trong bài này phân tích hồi quy cho chỉ tiêu trọng lượng và chỉ tiêu lợi nhuận:

Phương trình hồi quy tuyến tính 1 có dạng:

TRONGLUONG = β0 + + β1GIONGNUOI + β2CPGIONG + β3KYTHUAT + β4 QUIMO + β5THOIGIANNUOI + β6NGAYCONGLD + β7CPTHUCAN.

Trong đó:

Biến phụ thuộc:

TRONGLUONG: Trọng lượng đạt được trong chăn nuôi heo thịt (đồng/kg).

Các biến độc lập:

GIONGNUOI: giống nuôi (1= giống lai, 2= giống địa phương) CPGIONG: Chi phí giống (đồng/kg)

KYTHUAT: Kỹ thuật nuôi(1= không, 2= có) QUYMO: Quy mô (con)

THOIGIANNUOI: Thời gian nuôi (tháng/kg) NGAYCONGLD: Ngày công lao động (ngày) CPTHUCAN: Chi phí thức ăn (đồng/kg)

Phương trình hồi quy tuyến tính 2 có dạng:

LN = β0 + β1CPCHUONG + β2CPGIONG + β3CPCHAMSOC + β4CPTHUCAN + β5CPTHUY + β6CPKHAC + β7GIONGNUOI + β8THOIGIANNUOI + β9KYTHUAT + β10GIABAN

Trong đó:

Biến phụ thuộc:

LN: lợi nhuận nông hộ đạt được trong chăn nuôi heo thịt (đồng/kg).

Các biến độc lập:

CPCHUONG: Chi phí chuồng trại (đồng/kg) CPGIONG: chi phí giống (đồng/kg)

CPCHAMSOC: Chi phí lao động chăm sóc (đồng/kg) CPTHUCAN: Chi phí thức ăn (đồng/kg)

CPTHUY: Chi phí thú y (đồng/kg) CPKHAC: Chi phí khác (đồng/kg) GIABAN: Giá bán (đồng/kg)

GIONGNUOI: Giống nuôi (0= giống lai, 1= giống địa phương) THOIGIANNUOI: Thời gian nuôi (tháng/kg)

KYTHUAT: Tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi (0= không, 1= có)

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)