CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MỞ RỘNG QUI MÔ CHĂN NUÔI

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 72)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5

4.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MỞ RỘNG QUI MÔ CHĂN NUÔI

Để xác định khả năng phát triển ngành và hiệu quả mang lại cần phân tích các nhân tố nào gây khó khăn cho việc mở rộng qui mô chăn nuôi của nông hộ. Theo kết quả điều tra 50 hộ nuôi heo thì có 28% hộ muốn mở rộng thêm quy mô, vì lúc trước họ thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, không có diện tích…bây giờ họ có điều

kiện nên muốn nuôi với qui mô lớn hơn để tiết kiệm chi phí tăng thu nhập. Có 72% hộ không muốn mở rộng qui mô với lý do số lượng nuôi hiện tại vừa đủ nên hộ không muốn nuôi tăng thêm số lượng, thêm vào đó giá bán heo biến động bất thường, giá thức ăn tăng cao… Theo ý kiến đánh giá của các nông hộ, có nhiều nhân tố gây khó khăn cho việc mở rộng qui mô chăn nuôi heo thịt ở nông hộ như sau:

Bảng 17: Những khó khăn cho việc mở rộng qui mô

NHÂN TỐ ĐÁNH GIÁ(%) XẾP HẠNG

Thiếu vốn 48 2

Thiếu lao động 12 7

Thiếu con giống 2 11

Giá con giống không ổn định 2 11

Heo hay bệnh 8 8

Thiếu kỹ thuật, thông tin 2 11

Giá thức ăn tăng cao 32 3

Giá bán heo hơi thấp 16 5

Giá heo biến động bất thường 54 1

Đầu ra khó 6 10

Vấn đề môi trường 14 6

Thiếu diện tích để xây dựng 26 4

Khác 8 8

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)

Những ý kiến đánh giá trên được cho điểm xếp hạng 1 ứng với yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và xếp hạng kém dần. Ta thấy, giá heo biến động bất thường có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc mở rộng qui mô chăn nuôi heo có 54% ý kiến hộ đánh giá. Gần đây, giá heo hơi trên thị trường tăng khá cao, trong khi đó giá thức ăn cũng tăng vọt nên người nuôi heo không có lãi nhiều. Kế đến là hộ thiếu vốn

trong sản xuất vì mở rộng quy mô sẽ phải tốn thêm xây dựng chuồng trại, trang thiết bị, mua con giống… chiếm 48%. Những nhân tố như, thiếu lao động, thiếu mặt bằng xây dựng… cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người nuôi không muốn mở rộng quy mô.

Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo thịt nói riêng là một nguồn thu khá quan trọng của nông hộ. Qua quá trình phân tích cho thấy, hoạt động chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu trong năm qua là có hiệu quả và trung bình mỗi hộ điều có lời, nhưng bên cạnh đó tồn tại nhiều khó khăn và thách thức gây trở cản trở cho việc mở rộng quy mô chăn nuôi heo thịt. Việc đánh giá quá trình nuôi và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu là rất cần thiết và phù hợp với hướng phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo thịt của huyện nói riêng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG

THÁP

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN HIỆN TẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ

Hiện nay, ngành chăn nuôi của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng tương đối ổn định, đàn heo tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Nông hộ chỉ với số vốn nhỏ ban đầu có thể tham gia vào ngành chăn nuôi heo để tăng thu nhập. Riêng đối với hộ nuôi tập trung với qui mô lớn cần đầu tư nhiều vốn thì nuôi heo có thể xem là nguồn thu nhập chính của nông hộ. Thêm vào đó, hiện nay nước ta vẫn khuyến khích nông hộ chăn nuôi heo cụ thể là chưa thu thuế từ các hộ chăn nuôi heo và có một số nơi cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi cho các hộ nuôi heo nên các hộ tham gia ngành chưa gặp khó khăn gì về phía nhà nước chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, ở lĩnh vực nào cũng vậy bên cạnh những thuận lợi thì luôn tồn tại những khó khăn đi kèm.

5.1.1 Về thuận lợi trong quá trình chăn nuôi heo thịt

- Người chăn nuôi ở đây có nhiều năm kinh nghiệm, ham học hỏi, có quyết tâm làm giàu và biết tận dụng thời gian nông nhàn để chăn nuôi nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

- Có 90% nông hộ chăn nuôi sử dụng vốn tự có để chăn nuôi heo thịt (do sử dụng nguồn thu từ trồng trọt của gia đình và họ nuôi với số lượng ít), từ đó tiết kiệm được chi phí đi vay. Nông hộ có khả năng vay được vốn ở các tổ chức tín dụng để tăng quy mô chăn nuôi hoặc có thể mua chịu thức ăn, con giống từ các nguồn cung cấp ở địa phương thay vì đi vay.

- Nguồn thức ăn dễ mua và đa dạng.

- Điều kiện chăn nuôi ở đây nói chung rất thuận lợi cho heo sinh trưởng và phát triển cụ thể là về thời tiết khí hậu, nước... tốt nên heo dễ thích nghi, ít bệnh và mau lớn.

- Mạng lưới thú y được mở rộng xuống tận xã và phục vụ khá tốt nên người dân cũng yên tâm hơn về vấn đề dịch bệnh.

- Thị trường sản phẩm dễ bán và không khó tính, chất lượng thịt đáp ứng được nhu cầu thị trường, kênh phân phối cũng đa dạng.

- Công tác giống heo ngày càng được các nông hộ chú trọng, các giống heo lai ngày càng được nuôi rộng khắp.

Theo ý kiến đánh giá của nông hộ thì ta có được kết quả như sau:

Bảng 18: Thuận lợi của người nuôi heo

THUẬN LỢI SỐ HỘ TỶ LỆ(%) XẾP HẠNG

Nguồn thức ăn dễ mua 46 92 1

Giá cả con giống ổn định 12 24 5

Đầu ra dễ bán 37 74 3

Điều kiện khí hậu, nước…thuận lợi 42 84 2

Dịch vụ thú y tốt 19 38 4

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)

Qua điều tra trực tiếp những hộ nuôi heo chăn nuôi, có 92% số hộ cho là nguồn thức ăn cho heo rất đa dạng và dễ mua. Còn 84% số hộ cho là điều kiện khí hậu, nước…thuận lợi, việc bán heo cũng khá thuận lợi có 54% số hộ đồng ý. Ngoài ra, dịch vụ thú y ở địa phương cũng thuận lợi chiếm 24%.

5.1.2 Về khó khăn trong quá trình chăn nuôi heo thịt

Bên cạnh những thuận lợi còn nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đạt được của nông hộ.

Nhóm khó khăn lớn nhất của người chăn nuôi là giá bán sản phẩm đầu ra không ổn định, có 86% đồng ý với ý kiến trên, do giá cả thịt heo có sự biến động nhiều giữa các thời điểm trong năm nên mỗi khi người chăn nuôi biết được giá cả, họ không biết có nên bán ngay hay không .

Bảng 19: Khó khăn của người nuôi heo

KHÓ KHĂN SỐ HỘ TỶ LỆ (%) XẾP HẠNG

Nguồn thức ăn khó mua 4 8 6

Giá cả con giống không ổn định 20 40 2

Thị trường sản phẩm khó bán 15 30 3

Giá cả sản phẩm không ổn định 43 86 1

Điều kiện khí hậu, nước… không thuận lợi 5 10 5

Dịch vụ thú y kém 7 14 4

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)

Khi giá heo trên thị trường không ổn định thì giá heo giống cũng thay đổi theo nên gây khó khăn cho người chăn nuôi, có 40% ý kiến đồng thuận. Ngoài ra điều kiện thị trường tiêu thụ cũng gây khó khăn cho người chăn nuôi, đặc biệt là lúc giá heo giảm, có 30% hộ điều tra đồng ý với ý kiến trên. Dịch bệnh cũng là một ảnh hưởng đến với khó khăn của người sản xuất, nhưng ở đây dịch vụ thú y cũng tương đối tốt chỉ có 14% không đồng ý.

- Ngoài những khó khăn trên nông hộ chăn nuôi heo thịt với phương thức còn mang tính truyền thống, giản đơn. Tuy hộ có nhiều năm kinh nghiệm, dành nhiều thời gian để chăm sóc, quản lý nhưng kỹ thuật chăn nuôi vẫn còn hạn chế, ít quan tâm nắm bắt thông tin thị trường.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Theo kết quả phân tích mô hình hồi qui, các yếu tố góp phần tăng trọng lượng heo khi xuất chuồng là giống nuôi, chi phí giống và làm giảm trọng lượng là qui mô. Việc tăng hay giảm trọng lượng lại ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ. Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là chi phí giống, chi phí lao động chăm sóc, chi phí thức ăn, tỷ lệ nghịch với lợi nhuận thu được từ hoạt động nuôi heo của hộ, kỹ thuật và giá bán thì tỷ lệ thuận với lợi nhuận thu được.Và theo kết quả điều tra thực tế, hộ nuôi heo thịt trong năm 2010 đạt hiệu quả chưa cao. Như vậy, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Lai Vung, xin đề xuất một số giải pháp sau.

5.2.1 Về giống

Giống là nhân tố rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi heo, nó chiếm tỷ trọng 30% trong tổng chi phí chăn nuôi, chi phí này ảnh hưởng đến thu nhập ròng của người chăn nuôi. Vì vậy, việc chọn giống có chất lượng tốt và chất lượng cao là rất quan trọng. Theo kết quả điều tra thì có 100% hộ chọn giống heo lai để nuôi, điều này cho thấy được người chăn nuôi bắt đầu quan tâm đến vấn đề con giống nhưng bên cạnh đó nguồn con giống mua chủ yếu là ở địa phương. Từ thực tế trên ta thấy, tuy người chăn nuôi phần nào hiểu được tầm quan trọng của giống nhưng vì các trại giống thường rất xa nơi sản xuất nên hộ chủ yếu mua con giống ở địa phương. Vì vậy, không phải chỉ việc tạo ra con giống tốt là đủ mà cần phải tạo điều kiện cho người chăn nuôi mua con giống một cách dễ dàng. Hiện nay, hầu hết ở các tỉnh, huyện đều có trại giống nhưng chưa mở rộng thêm ở các xã. Như vậy, để người chăn nuôi có được con giống tốt thì cần mở thêm các chi nhánh cung cấp con giống ở tận xã, phường, thị trấn, cũng như trang bị kỹ thuật để giúp cho người chăn nuôi có thể lai tạo giống tốt tại nhà. Mặt khác, để lựa chọn con giống tốt, người chăn nuôi cần nắm vững kỹ thuật chọn giống như tiêu chuẩn về ngoại hình, nguồn gốc con giống và nông hộ có thể liên hệ với các trung tâm hoặc các trạm khuyến nông để được tư vấn kỹ thuật.

5.2.2 Về chi phí giống

Giống là nhân tố rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi heo, vì vậy việc chọn giống có chất lượng tốt và chất lượng cao là rất quan trọng, nhưng giống có chất lượng tốt thì chi phí bỏ ra cũng khá cao, vì vậy người chăn nuôi trong quá trình chọn giống cần nắm vững kỹ thuật chọn giống tiêu chuẩn về ngoại hình, nguồn gốc con giống và nông hộ có thể liên hệ với các trung tâm hoặc các trạm khuyến nông để được tư vấn kỹ thuật. Nếu có kỹ thuật tốt thì người chăn nuôi nên lai tạo giống tốt tại nhà sẽ tiết kiệm được chi phí và có được giống có chất lượng tốt.

5.2.3 Về qui mô

Việc mở rộng qui mô thường đầu tư nhiều vốn cho con giống, thức ăn, chuồng trại…bên cạnh đó giảm được chi phí lao động chăm sóc, nhưng với qui mô nhiều quá thì người chăn nuôi chăm sóc không kỹ, nếu heo có gì khác lạ người nuôi khó phát hiện, vì thế có thể làm giảm trọng lượng heo nên người chăn nuôi tùy theo điều kiện của mình mà nuôi với qui mô thích hợp, có thời gian chăm sóc đầy đủ giúp cho heo tăng trọng lượng phát triển tốt.

5.2.4 Về thức ăn chăn nuôi heo

Thức ăn là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí chăn nuôi nó cũng là nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Nuôi heo theo hướng nào thì có cách phối hợp khẩu phần ăn theo hướng đó. Như nuôi heo theo hướng nạc thì nên cho heo dùng thức ăn tạo nạc để có lợi nhuận cao. Thức ăn giúp heo phát triển tối đa di truyền tạo nạc. Nếu khẩu phần ăn thiếu dưỡng chất thì vừa lãng phí thời gian chăn nuôi vừa lãng phí tiền. Thức ăn cho heo ăn rất đa dạng như: tấm, cám, thức ăn tổng hợp, các phụ phẩm chế biến từ gia đình… Hiện nay, tấm cám vẫn được sử dụng phổ biến do giá cả hợp lý hơn nhiều so với thức ăn tổng hợp. Trên thị trường thức ăn hỗn hợp rất đa dạng và có các công ty đã mở các chi nhánh xuống tận xã, để đáp ứng như cầu của người dân, vấn đề khó khăn ở đây là việc lựa chọn thức ăn nào cho phù hợp với vật nuôi và hợp với túi tiền. Trong điều kiện hiện nay, giá cả thức ăn tăng cao. Cũng có những hộ cho heo ăn nhiều thức ăn khi giá thức ăn giảm và ngược lại cho ăn ít lại khi giá thức ăn tăng cao nó

ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất heo khi xuất chuồng. Từ các vấn đề trên ta có một số giải pháp sau:

- Người chăn nuôi cần tìm hiểu để biết được kỹ thuật chế biến, phối hợp các loại thức ăn, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để vừa đạt hiểu quả mà chi phí lại thấp.

- Thức ăn gia súc cần được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng đủ tiêu chuẩn quy định. Điều này không những góp phần thúc đẩy đàn heo phát triển nhanh, tăng năng suất chăn nuôi mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Cần có sự can thiệp của nhà nước trong việc ổn định giá đầu vào và đầu ra trong quá trình chăn nuôi. Nhà nước nên khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp thức ăn cho heo với giá cả hợp lý đủ tiêu chuẩn. Đồng thời các cơ sở chế biến thức ăn cần chủ động trong việc mở rộng chi nhánh đến các vùng sâu, vùng xa.

5.2.5 Chi phí lao động chăm sóc

Chi phí lao động nhà chiếm một phần trong tổng chi phí chăn nuôi heo từ lúc nuôi cho đến khi xuất chuồng. Chi phí này sẽ tăng nếu số lượng heo nuôi ít lại.

Chi phí này làm giảm trọng lượng ở heo có nghĩa là công chăm sóc của người chăn nuôi ít, không quan tâm nhiều thì khi heo bị bệnh ta không biết nên có thể trị bệnh không kịp khi đó sẽ làm cho heo sụt giảm trọng lượng, làm cho lợi nhuận giảm. Nên giải pháp đưa ra là tùy theo điều kiện, lao động mà mở rộng quy mô đàn heo giúp giảm chi phí lao động, thời gian chăm sóc vẫn đầy đủ. Mặt khác, người chăn nuôi cần phải tham khảo thêm kỹ thuật chăn nuôi heo để biết cách chăm sóc để trọng lượng heo tăng mà chi phi phí lao động không tăng do biết cách phân phối thời gian để chăm sóc.

5.2.6 Về giá cả sản phẩm

Giá heo thịt trên thị trường hiện nay thường hay biến động bất thường làm ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi, mỗi khi người chăn nuôi biết được giá cả, họ không biết có nên bán ngay hay không, việc này ảnh hưởng rất lớn đến lợi

nhuận của họ, lý do là tin đồn khan hiếm giả tạo của thương lái nhằm đưa ra để trục lợi, một phần do sự mất cân đối trong tỉ lệ tiêu thụ thịt của người Việt Nam.

Một số giải pháp đưa ra đó là người tiêu dùng nên cân đối trong tỉ lệ tiêu thụ thịt chuyển qua dùng các loại thực phẩm thay thế có giá rẻ hơn như thịt gà, thủy sản…, ở các cửa hang lớn, siêu thị Bộ Công thương nên qui định chặt chẽ việc niêm yết giá và bán đúng giá đã niêm yết, về giải pháp lâu dài là nhà nước nên có chính sách bình ổn giá. Đối với người chăn nuôi nên thường xuyên theo dõi thông tin thị trường nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của từng thời điểm, để có kế hoạch chăn nuôi hợp lý.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Chăn nuôi heo thịt là một nguồn thu khá quan trọng đối với nông hộ chăn nuôi tại huyện Lai Vung. Trong những năm qua, hoạt động chăn nuôi heo thịt của nông hộ là đạt hiệu quả nhưng không cao, xét về mặt kinh tế thì hiệu quả còn thấp và không đồng đều giữa các nông hộ. Qui mô chăn nuôi heo thịt ở hộ gia đình ở quy mô vừa do biến động về giá cả và chi phí thức ăn tăng cao, dịch bệnh nên nuôi heo không hiệu quả.

Tình hình chăn nuôi heo hiện nay của huyện có điều kiện phát triển khá thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nguồn vật tư đầu vào và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, giá cả thức ăn, giá cả đầu ra biến động bất thường, dịch bệnh… là những nguyên nhân chính làm hạn chế sự phát triển đàn heo. Đây cũng là các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả chăn nuôi của nông hộ. Các nông hộ bán sản phẩm chăn nuôi chủ yếu cho thương lái. Các giống heo lai có năng suất cao, chất lượng thịt tốt đã được nuôi phổ biến. Tuy nhiên, người chăn nuôi chưa nắm rõ các kỹ thuật nên năng suất vật nuôi còn thấp.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với người chăn nuôi

- Yêu cầu của chăn nuôi heo thịt trong giai đoạn hiện nay là chọn giống heo sinh trưởng nhanh, năng suất thịt cao và chất lượng thịt tốt (nhiều nạc, vị ngon), hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt và chi phí cho một đơn vị sản phẩm ở mức hợp lý.

Do đó, người nuôi nên chú ý đến việc lựa chọn các nguồn lực đầu vào hợp lý nhất là ưu tiên lựa chọn những con giống có năng suất cao, chất lượng thịt tốt để đạt được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)