CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5
4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN ĐẠT ĐƯỢC CỦA NÔNG HỘ CHĂN NUÔI HEO THỊT
Để xác định được khoản mục nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận từ hoạt động chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được của nông hộ như sau:
Phương trình hồi quy biểu diễn mối tương quan giữa các yếu tố trong quá trình nuôi và lợi nhuận thu được có dạng:
LN = β0 + β1GIABAN + β2CPCHUONG + β3CPGIONG + β4CPCHAMSOC + β5CPTHUCAN + β6CPTHUY + β7CPKHAC + β8GIONGNUOI+ + β9THOIGIANNUOI + β10KYTHUAT
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
LN: lợi nhuận nông hộ đạt được trong chăn nuôi heo thịt (đồng/kg).
Các biến độc lập:
GIABAN: Giá bán (đồng/kg)
CPCHUONG: Chi phí chuồng trại (đồng/kg) CPGIONG: chi phí giống (đồng/kg)
CPCHAMSOC: Chi phí lao động chăm sóc (đồng/kg) CPTHUCAN: Chi phí thức ăn (đồng/kg)
CPTHUY: Chi phí thú y (đồng/kg) CPKHAC: Chi phí khác (đồng/kg)
GIONGNUOI: Giống nuôi (0= giống lai, 1= giống địa phương) THOIGIANNUOI: Thời gian nuôi (tháng/kg)
KYTHUAT: Tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi (0= không, 1= có)
Trong phần này chúng ta chỉ xem xét một số yếu tố chính có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận như: chi phí chuồng trại, chi phí giống, chi phí lao động chăm sóc, chí phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí khác, giá bán, giống nuôi, thời gian nuôi
và kỹ thuật để xem xét các yếu tố này chúng có mối quan hệ như thế nào đối với lợi nhuận.
Kết quả xử lý bằng phần mền SPSS được trình bày như sau:
Bảng 14: Tổng hợp các chỉ số
CÁC CHỈ SỐ CÁC GIÁ TRỊ
Hệ số tương quan (R) 0,922
Hệ số xác định (R2) 0,850
Hệ số xác định đã điều chỉnh 0,812
Tỷ số F 22,121
Mức ý nghĩa F (Sig.F) 0,000
Durbin-Watson 2,498
(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)
Theo kết quả trên ta thấy, hệ số tương quan bội R = 0,922 tức là giữa thu nhập ròng (lợi nhuận) và các yếu tố trên trong quá trình chăn nuôi có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Kết quả cho thấy, R2= 0,85 nghĩa là có 85% sự thay đổi của lợi nhuận có thể được giải thích bởi các nhân tố nêu trên phần còn lại là chịu sự tác động của các yếu tố khác ngoài mô hình.
Giá trị Sig.F dùng để đo mức ý nghĩa α = 5% nhằm kiểm định giả thuyết của mô hình hồi quy tổng thể.
Giả thuyết được đặt ra cho mô hình hồi quy này là:
H0: β1 = β2 = β3 =…= βk= 0 ( nghĩa là các yếu được phân tích không ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ nuôi heo thịt).
H1: Có ít nhất một tham số βk ≠ 0 tức là có ít nhất một yếu được phân tích thay đổi làm lợi nhuận thu từ nuôi heo thịt thay đổi.
- Theo kết quả phân tích phương sai (Sig.) ứng với tiêu chuẩn F =0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 5%, tức là phương trình hồi qui đưa ra có ý nghĩa với mức ý nghĩa 5%. Cho thấy mô hình hồi quy chúng ta đưa ra là có ý nghĩa.
Như vậy, ta có thể kết luận trong các yếu tố nêu trên thì có ít nhất một yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận thu được từ nuôi heo thịt tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp.
Bảng 15: Kết quả xử lý các chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận
CÁC KHOẢN MỤC CHỈ SỐ B MỨC Ý
NGHĨA(Sig.)
VIF
Hằng số β0 -2712,883 0,109
Giá bán 0,849 0,000 2,640
Chi phí chuồng 0,243 0,711 1,329
Chi phí giống -0,778 0,000 2,837
Chi phí lao động chăm sóc -0,640 0,000 1,450
Chi phí thức ăn -0,770 0,000 2,428
Chi phí thú y 0,007 0,989 1,227
Chi phí khác -0,379 0,546 1,100
Kỹ thuật 307,870 0,037 1,320
Giống nuôi 139,009 0,398 1,448
Thời gian nuôi -548,595 0,880 1,388
(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)
Từ bảng 15 ta có phương trình hồi qui về lợi nhuận như sau:
LN = -2712,883 - 0,778CPGIONG - 0,640CPLDCHAMSOC - 0,770CPTHUCAN + 307,870 KYTHUAT+ 0,849GIABAN.
Do các hệ số đều mang dấu âm nên ta có thể kết luận rằng, giữa lợi nhuận và chi phí giống, chi phí chăm sóc, chi phí thức ăn có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau.
Tức là để lợi nhuận tăng lên thì cần phải giảm bớt các khoản chi phí này. Ngược lại, chỉ cần một trong các yếu tố này tăng thêm thì sẽ tác động làm cho lợi nhuận giảm xuống. Chỉ có giá bán và kỹ thuật là quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận, giá bán tăng, người nuôi có kỹ thuật thì lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại.
Giải thích các hệ số
- Khi các yếu tố khác cố định, chi phí giống tăng một đồng sẽ làm cho lợi nhuận giảm 0,778 đồng. Thực tế cho thấy giống ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi heo. Như nói trên chi phí giống tỷ lệ nghịch với thu nhập ròng nhưng không có nghĩa là khi mua giống với chi phí cao thì giảm thu nhập hay mua giống với chi phí thấp thì tăng thu nhập. Điều quan trọng là cần phải có cách chăn nuôi phù hợp sẽ đem lại lợi nhuận cao.
- Khi các yếu tố khác cố định, chi phí chăm sóc tăng một đồng sẽ làm cho lợi nhuận giảm 0,640 đồng lợi nhuận.
- Trong quá trình chăn nuôi heo chi phí thức ăn luôn biến động và tăng cao, vì vậy chi phí thức ăn góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Khi các yếu tố khác cố định, chi phí thức ăn tăng một đồng sẽ làm cho lợi nhuận giảm 0,770 đồng lợi nhuận.
- Khi các yếu tố khác cố định, giá bán tăng một đồng sẽ làm cho lợi nhuận tăng 0,849 đồng lợi nhuận.
- Người chăn nuôi biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi, nắm vững các kiến thức về kỹ thuật nuôi cơ bản như: chọn giống, chăm sóc…điều này sẽ giúp người chăn nuôi, nuôi đạt hiêu quả cao. Khi các yếu tố khác cố định, người chăn nuôi có kỹ thuật nuôi heo thịt thì sẽ thu được lợi nhuận 307,870 đồng.
Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhưng chính vẫn là 5 yếu tố trên nó tác động một cách trực tiếp đến lợi nhuận.
Như vậy, để tăng lợi nhuận thì nông hộ cần phải tìm cách tiết kiệm phù hợp các khoản chi phí này hoặc cân đối các khoản mục để lợi nhuận không giảm mà còn tăng thêm.