CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5
3.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ
3.3.1 Chi phí chăn nuôi heo thịt của nông hộ
Trong quá trình chăn nuôi heo để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi cần xác định và phân tích từng khoản mục chi phí, đều này giúp hộ kết hợp các nguồn đầu vào trong quá trình sản xuất có hiệu quả. Chi phí trong chăn nuôi gồm các khoản sau:
- Các biến phí: chi phí con giống, chi phí thức ăn (gạo, tấm, cám, thức ăn tổng hợp, rau, khác…), chi phí thú y, chi phí điện nước, chi phí lao động thuê, chi phí
khác, tính chi phí trung bình cho mỗi con heo thịt sau đó lấy chi phí này chia tiếp cho trọng lượng trung bình cho mỗi con heo thịt ta được biến phí trên kg heo hơi.
- Các định phí: chi phí chuồng trại, máy móc, định phí khác, tính định phí phân bổ cho một năm, sau đó lấy định phí này chia cho số lứa heo nuôi trong năm ta có được định phí chăn nuôi heo cho một lứa và lấy định phí này chia cho số con trong một lứa, ta được định phí trên con. Ta lấy định phí này chia trọng lượng bình quân của một con heo thì ta sẽ được định phí trên kg heo hơi.
- Chi phí lao động: Theo người chăn nuôi cho biết một ngày công lao động giá từ 40.000 đồng/ngày đến 100.000 đồng/ngày. Giá bình quân quy ra tiền được tính như sau: chi phí lao động nhà chia cho số heo nuôi trong một lứa ta được chi phí lao động cho một con, sau đó lấy chi phí này chia cho trọng lượng bình quân của một con ta có được chi phí lao động trên kg heo hơi.
- Nguồn vốn:
10%
90%
Có vay vốn Không vay vốn
Hình 1: Nguồn vốn chăn nuôi heo thịt
Theo kết quả khảo sát 50 hộ chăn nuôi heo thịt tại vùng nghiên cứu cho thấy, hầu hết các hộ điều không có nhu cầu vay vốn để chăn nuôi, họ tận dụng nguồn vốn tự có của mình để chăn nuôi heo thịt. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, nông hộ có vay vốn để sản xuất chiếm 10%, và hầu hết là nguồn vốn họ vay để đầu tư cho
việc nuôi heo thịt là từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với hình thức thế chấp bằng khoán đất. Còn lại 90% là không có vay vốn để sản xuất mà sử dụng nguồn vốn tự có.
Bảng 8: Chi phí chăn nuôi heo thịt từ lúc nuôi cho đến xuất chuồng (Tất cả chi phí được quy về tính trên 1 kg heo hơi được xuất chuồng) Đơn vị tính: đồng/kg
KHOẢN MỤC TRUNG
BÌNH
NHỎ NHẤT
LỚN NHẤT ĐỘ LỆCH CHUẨN
CP Chuồng 245,32 144 700 110,77
CP Giống 9.370 7.500 12.777,77 988,14
CP Lao động chăm sóc 1.121,14 250 2812 534,8
CP Thức ăn 19.875,92 16.346 22.245 1.569,95
CP Thú y 284,21 100 612,24 133,78
CP khác 308,14 33 600 105,59
Tổng 31.204,73 24.373 39.747,01 3.443,03
(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)
30%
63% 4%
1%
1%
1%
CPCHUONG CPGIONG CPLDCHAM SOC CPTHUCAN CPTHUY CPKHAC
Hình 2: Tỷ trọng chi phí ảnh hưởng đến sản lượng heo
Kết quả ở bảng 7, ta thấy chi phí thức ăn có giá trị bình quân là 19.875,92 đồng/kg chiếm tỷ trọng 63% (hình 2). Trong thời gian qua, giá thức ăn có sự gia tăng thường xuyên, vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Chi phí lao động chăm sóc được chỉ ra trong phần này chủ yếu là chi phí công lao động nhà qui ra tiền, tuy nhiên trong quá trình tính toán lợi nhuận thì nó không được đưa vào, mục tiêu ở đây là nhằm theo dõi ngày công lao động của hộ. Đây là một loại chi phí được xem là khá cao trong thời gian chăn nuôi bình quân chi phí lao động là 1.121,14 đồng/kg. Còn về chi phí lao động thuê gần như không có bởi vì phần lớn người nuôi theo quan niệm lấy công làm lời.
Về chuồng trại một số hộ có sẵn từ trước mà được người nuôi bỏ tiền ra xây dựng, hiện tại là họ tận dụng lại, hoặc một số hộ có sửa chữa chút ít, một số còn lại xây dựng hoàn toàn mới. Chi phí chuồng trại ở đây được tính từ các chi phí xây dựng, sửa chữa và khấu hao qua thời gian. Chi phí này chiếm tỷ lệ thấp là 1%.
Việc chi phí chuồng trại chiếm tỷ lệ thấp là do hộ chăn nuôi với số lượng ít nên đầu tư chuồng trại tương đối và việc sử dụng chuồng trại cũng ít bị hư hỏng, thời gian sử dụng trong chăn nuôi được lâu (trung bình khoảng 10 năm).
Ngoài chi phí thức ăn thì chi phí về giống chiếm tỷ lệ tương đối 30%. Phần lớn các hộ nuôi gia đình thường là chọn mua giống tại trại giống tư nhân. Các hộ nuôi heo ở đây chủ yếu là tự tạo giống heo để nuôi, còn các hộ không tự tạo giống để nuôi thì đi mua heo con giống về nuôi nên giá heo cũng được thay đổi khi giá heo trên thị trường thay đổi.
Những chi phí khác (điện, nước) thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí.
Nhìn chung, tổng chi phí để tạo ra 1kg thịt hơi của hộ nuôi gia đình là tương đối cao 31.204,73 đồng. Chính vì vậy nếu năm nào giá heo trên thị trường tăng cao thì người nuôi mới có lợi nhuận, còn ngược lại nếu giá giảm thì người nuôi có thể bị lỗ.
Bảng 9: Tỷ trọng chi phí trong chăn nuôi heo của hộ gia đình
(Tất cả chi phí được quy về tính trên 1 kg heo hơi được xuất chuồng) Đơn vị tính: đồng/kg.
KHOẢN MỤC TRUNG BÌNH TỶ TRỌNG(%)
CP Chuồng 245,32 0,82
CP Giống 9.370 31,15
CP Thức ăn 19.875,92 66,06
CP Thú y 284,21 0,95
CP khác 308,14 1,02
Tổng 30.083,59 100,00
(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)
Trung bình một con heo từ bắt đầu nuôi đến khi đạt trọng lượng xuất chuồng là 100 kg/con phải tốn chi phí (chưa có lao động nhà) khá cao là:
30.083,59 đồng/kg x 100 kg/con = 3.008.359đồng/con.
Nếu tính cả chi phí lao động thì trung bình chi phí cho mỗi con heo là:
31.204,73 đồng/kg x 100 kg/con = 3.120.473đồng/con.
Chi phí trong chăn nuôi khá cao nên lợi nhuận của hộ chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào giá heo hơi bán trên thị trường. Điều này có nghĩa là, nếu bán với giá cao thì người nuôi có lãi còn bán với giá thấp thì lãi ít thậm chí lỗ.
3.3.2 Kết quả hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ thịt của nông hộ
Bảng 10: Kết quả hoạt động chăn nuôi heo thịt
(Tất cả chi phí được quy về tính trên 1 kg heo hơi được xuất chuồng)
STT KHOẢN MỤC ĐVT SỐ TIỀN
1 Chi phí chưa có lao động nhà đồng/kg 30.083,59 2 Chi phí lao động nhà quy ra tiền đồng/kg 1.121,14
3 Tổng chi phí đồng/kg 31.204,73
4 Tổng doanh thu đồng/kg 31.400,00
5 Thu nhập (4-1) đồng/kg 1.316,41
6 Thu nhập ròng (lợi nhuận) (4-3) đồng/kg 195,27 7 Tỷ suất lợi nhuận (Lợi nhuận/chiphí)*100
(6/1)*100
% 0,649
(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)
Kết quả tính toán đã cho thấy rằng, bình quân cho một con heo hơi từ ngày nuôi đến ngày xuất chuồng phải tốn chi phí 30.083,59 đồng/kg, thu nhập bình quân là 1.316,41 đồng/kg (chưa tính chi phí lao động nhà).
Nếu tính thu nhập trung bình cho mỗi con là: 1.316,41x100 = 131.641 đồng Nếu tính cho từng ngày thì người chăn nuôi thu nhập được là: 131.641/120
=1.097 đồng/ngày.
Tuy nhiên, tổng chi phí ở đây trong bài viết vẫn chưa tính vào chi phí công lao động nhà là 1.121,14 đồng/kg. Cách tính tương tự ta có mỗi ngày chi phí công lao động của người chăn nuôi bỏ ra là 934,28 đồng (1.121,14 đồng/kg x 100kg/120ngày). Nếu so sánh chi phí lao động nhà này với thu nhập đạt được bình quân ngày thì chúng ta thấy rằng người chăn nuôi ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp thời gian qua vẫn sản xuất chi phí tương đối cao, nhưng nuôi heo của hộ trong năm 2010 có lời, nếu tính chi phí lao động nhà vào thì người chăn nuôi lời ít hơn.
Qua bảng trên ta thấy, nếu nông hộ bỏ ra 100 đồng chi phí đầu tư cho chăn nuôi heo thịt thì thu lại được 0,649 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên với tỷ suất lợi nhuận này thấp hơn nhiều so với gởi tiết kiệm, nhưng người nông dân họ không gởi tiết kiệm bởi vì nguồn vốn của họ không tập trung lại cùng một lúc, thu nhập của họ từ công việc sản xuất khác thu được ngày nào thì họ bỏ vào nuôi heo ngày đó và họ nuôi heo chủ yếu là tận dụng lao động gia đình.
Bảng 11: Hiệu quả chăn nuôi heo thịt theo qui mô
QUI MÔ
CHỈ TIÊU ĐVT
1 – 9 con 10 – 50 con > 50 con
Số con/năm Con 6 22 70
Số chu kỳ/năm Lứa 2 2 2
Thời gian một chu kỳ Tháng 4 4 4
Trọng lượng xuất chuồng Kg/con 99 98 100
Tăng trọng/tháng Kg/tháng 24,75 24,70 27,50
Chi phí Đồng/kg 31.049,04 31.091,14 30.824,60
Lợi nhuận Đồng/kg 319,38 230,28 1.175,40
Tỷ suất lợi nhuận % 1,02 0,74 3,81
(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)
Theo kết quả ở bảng 11 cho thấy, có sự chệnh lệch trong hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ khi nuôi với số lượng khác nhau.
Nếu chỉ tính trên trọng lượng heo xuất chuồng thì có sự chệnh lệch trong hiệu quả sản xuất giữa các nhóm hộ. Hộ nuôi từ 50 con trở lên, trọng lượng xuất chuồng đạt khá cao 100kg/con, heo đạt trọng lượng cao hơn so với hộ có qui mô còn lại mặt dù thời gian nuôi là như nhau. Đạt được kết quả này là do hộ chủ yếu sử dụng các giống lai cho năng suất cao kết hợp với sử dụng phần lớn thức ăn công nghiệp dạng viên để vỗ béo.
Về hiệu quả kinh tế, ta thấy lợi nhuận tăng theo qui mô nghĩa là qui mô lớn thì lợi nhuận cao hơn còn nuôi ở qui mô nhỏ sẽ không hiệu quả bằng, ở qui mô từ 1- 9 con thì lợi nhuận là 319,38 đồng/kg, từ 10 – 50 con thì lợi nhuận đạt được là 230,28 đồng/kg, qui mô >50 con thì lợi nhuận cao nhất 1.175,40 đồng/kg. Tỷ suất lợi nhuận cũng tăng lên khi quy mô tăng lên.
Việc mở rộng quy mô ở đây khó khăn cho các nông hộ là do nông hộ chăn nuôi heo ở đây phần lớn tận dụng lao động gia đình và vốn tự có của mình để chăn nuôi, trong khi đó chi phí thức ăn ngày càng tăng cao và muốn nuôi với qui mô lớn phải đầu tư nhiều vốn như chuồng trại, thiết bị.., mà giá cả đầu ra của sản phẩm heo thịt lại biến động bất thường và thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Do đó đa số nông hộ ở đây điều không muốn mở rộng qui mô (72%).