PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRỌNG LƯỢNG XUẤT CHUỒNG CỦA HEO THỊT

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5

4.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRỌNG LƯỢNG XUẤT CHUỒNG CỦA HEO THỊT

Để xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, trước tiên ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trọng lượng heo thịt khi xuất chuồng.

Ta có phương trình tổng quát sau:

TRONGLUONG = β0 + + β1GIONGNUOI + β2CPGIONG + β3KYTHUAT + β4 QUIMO + β5THOIGIANNUOI + β6NGAYCONGLD + β7CPTHUCAN.

Lấy ln hai vế phương trình ta có:

ln(TRONGLUONG) = lnβ0 + β1*ln(GIONGNUOI) + β2*ln(CPGIONG) + β3*ln(KYTHUAT) + β4*ln(QUIMO) + β5*ln(THOIGIANNUOI) + β6*ln(NGAYCONGLD) + β7*ln(CPTHUCAN).

Trong đó: Biến phụ thuộc:

TRONGLUONG: Trọng lượng đạt được trong chăn nuôi heo thịt (đồng/kg).

Các biến độc lập:

GIONGNUOI: giống nuôi (1= giống lai, 2= giống địa phương) CPGIONG: Chi phí giống (đồng/kg)

KYTHUAT: Kỹ thuật nuôi(1= không, 2= có) QUYMO: Quy mô (con)

THOIGIANNUOI: Thời gian nuôi (tháng/kg) NGAYCONGLD: Ngày công lao động (ngày) CPTHUCAN: Chi phí thức ăn (đồng/kg)

Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với nguồn thông tin điều tra được có kết quả thể hiện như sau:

Bảng 12: Tổng hợp các chỉ số

CÁC CHỈ SỐ CÁC GIÁ TRỊ

Hệ số tương quan (R) 0,603

Hệ số xác định (R2) 0,363

Hệ số xác định đã điều chỉnh 0,257

Tỷ số F 3,422

Mức ý nghĩa F (Sig.F) 0,006

Durbin-Watson 1,778

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)

Trong phần này chúng ta chỉ xem xét một số yếu tố chính có ảnh hưởng đáng kể đến trọng lượng như: chi phí giống, giống nuôi, kỹ thuật, qui mô, thời gian nuôi, ngày công lao động và chí phí thức ăn để xem xét các yếu tố này chúng có mối quan hệ như thế nào đối với trọng lượng.

Theo kết quả trên ta thấy, hệ số tương quan bội R = 0,603 tức là giữa trọng lượng và các yếu tố khác trong quá trình chăn nuôi có mối tương quan với nhau.

Kết quả cho thấy, R2= 0,363 nghĩa là có 36,3% sự thay đổi của trọng lượng có thể được giải thích bởi các nhân tố nêu trên phần còn lại là chịu sự tác động của các yếu tố khác ngoài mô hình.

Giá trị Sig.F dùng để đo mức ý nghĩa α = 5% nhằm kiểm định giả thuyết của mô hình hồi quy tổng thể.

Giả thuyết được đặt ra cho mô hình hồi quy này là:

H0: β1 = β2 = β3 =…= βk= 0 ( nghĩa là các yếu tố trên được phân tích không ảnh hưởng đến trọng lượng thu được từ nuôi heo thịt).

H1: Có ít nhất một tham số βk ≠ 0 tức là có ít nhất một yếu tố trên thay đổi làm trọng lượng thu từ nuôi heo thịt thay đổi.

- Theo kết quả phân tích phương sai (Sig.) ứng với tiêu chuẩn F =0,006 nhỏ hơn so với mức ý nghĩa 5%, tức là phương trình hồi qui đưa ra có ý nghĩa với mức ý nghĩa 5%. Cho thấy mô hình hồi quy chúng ta đưa ra là có ý nghĩa.

Như vậy, ta có thể kết luận trong các yếu tố nêu trên thì có ít nhất một yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của trọng lượng thu được từ nuôi heo thịt tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp.

Xét yếu tố phóng đại phương sai (VIF) của từng biến độc lập (ở bảng 12) để phát hiện có đa cộng tuyến. Ta thấy, các giá trị VIF nằm trong khoảng lớn hơn 1 và nhỏ hơn 2 (nhỏ hơn rất nhiều so với 10). Về mặt cấu trúc có thể kết luận không tồn tại mối liên hệ hoàn toàn chính xác (không có cộng tuyến cao). Và kiểm định Durbin-Watson nhỏ hơn 3 cho thấy mô hình hồi qui của chúng ta phân tích không có tự tương quan. (Nguồn: TS. Hồ Đăng Phúc (2004), Sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích số liệu. NXB Khoa Học Kĩ Thuật, Viện Toán Học).

Bảng 13: Kết quả xử lý các nhân tố ảnh hưởng đến trọng lượng

CÁC KHOẢN MỤC CHỈ SỐ B MỨC Ý

NGHĨA(Sig.)

VIF

Hằng số β0 3,757 0,000

Giống nuôi 0,035 0,022 1,295

Chi phí giống 0,110 0,029 1,272

Kỹ thuật -0,009 0,508 1,172

Qui mô -0,019 0,006 1,467

Thời gian nuôi -0,002 0,742 1,293

Ngày công lao động 0,007 0,294 1,464

Chi phí thức ăn -0,015 0,826 1,454

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)

Từ bảng số liệu trên ta có phương trình hồi qui về trọng lượng như sau:

TRONGLUONG = 3,575 + 0,035GIONGNUOI - 0,019QUIMO + +0,11CPGIONG.

4.1.1 Các nhân tố góp phần tăng trọng lượng

- Hiện nay trên thị trường, giống heo rất đa dạng, giá cả và năng suất của từng giống heo cũng khác nhau. Giống heo lai và heo ngoại cho năng suất cao hơn giống heo địa phương. Ở đây, hộ sử dụng giống heo lai trong chăn nuôi là chủ yếu vì ở giống heo lai cho năng suất cao hơn là giống heo địa phương. Khi cố định các yếu tố khác, nếu sử dụng giống heo lai trong chăn nuôi thì sẽ làm trọng lượng tăng 0,035% so với các giống heo khác.

- Việc chọn giống heo tốt để nuôi cũng góp phần hạn chế một số rủi ro như:

thời gian nuôi dài, tăng trưởng chậm, heo bị bệnh,… Qua tiếp xúc thực tế hộ cho biết, mua con giống không khó lắm nhưng giá cả biến động nhiều theo giá heo hơi trên thị trường. Khi các yếu tố khác cố định mua giống tốt đạt chất lượng với giá cao 1% sẽ làm tăng trọng lượng 0,11% so với giống giá thấp kém chất lượng.

4.1.2 Các nhân tố góp phần giảm trọng lượng

Việc mở rộng qui mô thường đầu tư nhiều vốn cho giống, thức ăn, chuồng trại…bên cạnh đó giảm được chi phí lao động chăm sóc, nhưng với qui mô nhiều quá thì người chăn nuôi chăm sóc không kỹ, nếu heo có gì khác lạ người nuôi khó phát hiện, vì thế có thể làm giảm trọng lượng heo. Khi các yếu tố khác không thay đổi, qui mô tăng 1% sẽ làm cho trọng lượng giảm 0,019%.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)