GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội của huyện Lai Vung Vị trí địa lý

Lai Vung là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nằm kề khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ), tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (An Giang) rất thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển.

Về đất đai

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 23.844,457 ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 19.496,042 ha, đất cây lâu năm 5.108,724 ha, đất trồng lúa 14.175,284 ha.

Khí hậu thời tiết

Huyện Lai Vung chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo.

Gió thịnh hành theo 2 hướng Tây Nam, Đông Bắc (tháng 5 - 11), ngoài ra còn có gió chướng (tháng 2 - 4). Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều tập trung cao độ vào tháng 9, 10) và mùa nắng (bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau).

Đơn vị hành chính

Huyện Lai Vung có 11 xã và 1 thị trấn bao gồm: thị trấn Lai Vung và các xã là Phong Hòa, Định Hòa, Tân Hòa, Vĩnh Thới, Long Thắng, Hòa Long, Tân Thành, Tân Phước, Long Hậu, Tân Dương, Hòa Thành.

Dân số

Dân số năm 2010 là 159.974 người, mật độ dân số bình quân 672 người/km2. Dân số thị trấn 7.913 người. Dân số nông thôn 152.061 người. Trong đó, lao động trong nông nghiệp là 123.278 người.

Điều kiện cơ sở hạ tầng

Lai Vung nằm cặp bên bờ sông Hậu, Lai Vung được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế để phát triển nền nông nghiệp trù phú và được coi là nền kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Đồng Tháp, thêm vào đó huyện nằm giữa sông Tiền và sông Hậu; nằm kề khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (An Giang) và được bao bọc bởi QL54, tỉnh lộ 851 và 853 đã tạo cho Lai Vung một vị trí chiến lược về giao thông và trong tương lai sẽ thực hiện những dự án lớn về kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Trồng trọt

Sản xuất lúa: Theo kết quả tổng hợp kết quả sản xuất của huyện năm 2010, tổng diện tích xuống giống là 31.484 ha.

Rau màu – cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích xuống giống 2.976,5 ha Cây ăn trái: Diện tích cây ăn trái năm 2010 là 3.921,23 ha.

Chăn nuôi

Năm 2010 trên địa bàn huyện có 33.366 con heo, sản lượng 3336 tấn, đạt 106.752 triệu đồng, bò 2.001 con, gà 51.936 con, vịt 268.198 con.

Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 191,53 ha, giảm 251,43 ha so với kế hoạch.

3.1.2 Vài nét về tình hình chăn nuôi heo của nông hộ tại huyện Lai Vung

Trong những năm qua, đàn heo của huyện có sự biến động vừa có tăng vừa có giảm. Số heo đầu năm 2008 là 36.060 con, 2009 là 36.781 con và cuối năm 2010 là 33.366 con. Như vậy, tổng đàn heo của huyện trong năm 2010 giảm 9,29% so với năm 2009 và giảm 7,47% so với năm 2008, điều này là do năm 2010 dịch heo tai xanh bùng phát khắp nơi nên số lượng heo giảm. Do báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện trong năm 2010 chỉ cho biết số lượng tổng đàn heo chứ không đưa ra trong đó có bao nhiêu heo thịt, nhưng nhìn chung tổng đàn heo của huyện trong năm 2010 giảm so với năm 2009 điều này cho thấy số lượng heo thịt cũng giảm theo. Do dịch heo tai xanh và do giá heo hơi biến động bất thường nên ngành chăn nuôi theo hướng tập trung bị hạn chế. Vì vây, đàn heo của huyện chủ yếu là ở qui mô vừa và nhỏ. Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng đã góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống người chăn nuôi ở khu vực nông thôn.

Kế hoạch của huyện đến cuối năm 2011, tổng đàn heo đạt 36.000 con tăng 7,89% so với năm 2010.

3.1.3 Một số vấn đề cơ bản về ngành chăn nuôi heo 3.1.3.1 Đặc điểm sinh sản của heo

Heo là loài gia súc đa thai, có khả năng sinh sản cao và nuôi con giỏi. Đối với giống heo ngoại đẻ con từ 8 đến 10 con trên 1 lứa, heo hướng nội đẻ từ 11 đến 12 con trên lứa. Heo mang thai 114 - 116 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày). Thành thục sớm, heo có thể chửa khi 4 - 5 tháng tuổi, nuôi con 60 ngày.

Như vậy một lứa sinh sản hết 174 ngày. Một năm đẻ 2 lứa cần 348 ngày, còn 17 ngày dành cho 2 lần nái lên giống và phối giống.

3.1.3.2 Đặc điểm tiêu hóa của heo

Heo có khả năng sử dụng nhiều thức ăn thô xanh, củ quả, phụ phế phẩm công nông nghiệp chế biến thực phẩm....Các đặc điểm tiêu hoá sau giúp heo tận dụng tốt các loại thức ăn.

- Các tuyến tiêu hoá tiết dịch vị liên tục ngày đêm và nhiều hơn các loại gia súc khác. Heo 100 - 150 kg tiết 7 - 10 lít dung dịch trong 1 ngày đêm. Heo tiết dịch từ máu vào ống tiêu hoá. Thành ruột hấp thu từ 40 - 50 lít nước, vài trăm gam chất hữu cơ và một lượng khoáng đáng kể.

- Heo có dạ dày đơn.

- Ruột già khá dài, có nhiều nguyên sinh động vật và vi sinh vật tiến hành phân giải chất xơ thêm chất dinh dưỡng, nên heo sử dụng tốt thức ăn thô xanh phụ phế phẩm.

- Khi ăn tuyến thái dương tiết nước bọt. Enzim, amilaz thuỷ phân tinh bột thành đường, đưa xuống dạ dày.

- Dạ dày nhờ tác động cơ học và hoá học (dịch vị) tiếp tục tiêu hoá. Một số ít lipid được tiêu hoá, còn lại chuyển xuống ruột non.

- Ruột non, nửa phần trên thức ăn tiêu hoá thành đường. Phân hoá axit amin từ đạm, đường glucô, xenlulô từ bột đường glucô, galactô, xenlulô từ bột đường glyceron và axit béo từ chất mỡ. Một phần mỡ, đạm, xenlulô tiêu hoá chưa hết xuống ruột già tiêu hoá nốt.

3.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng heo 3.1.4.1 Heo con giống

Khâu chọn heo giống trong chăn nuôi là yếu tố quan trọng tùy theo việc chăn nuôi heo của nông hộ mà chọn giống heo cho thích hợp. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống heo nên ta cần phải tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi có vậy mới góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi heo thịt.

3.1.4.2 Thức ăn

Đây chính là yếu tố rất quan trọng trong nuôi heo thịt vì nó chiếm tỷ trọng khoảng 80% đến 85% (tham khảo trong sách Kỹ thuật chăn nuôi heo (2001) - Nhà xuất bản Trẻ) giá thành sản phẩm nuôi heo vì thế việc chọn thức ăn có chất lượng và tiết kiệm là nguồn quan trọng trong việc giảm được giá thành trong chăn nuôi.

Heo là loài động vật ăn tạp nên có thể tiêu hóa cả động vật và thực vật. Nên muốn heo tăng trưởng nhanh thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho heo

như các thức ăn có nguồn góc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, các khoáng chất…những thức ăn này cung cấp cho các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật có thể được sống, sinh trưởng, phát triển, sinh sản và sản xuất bình thường trong thời gian dài.

3.1.4.3 Thuốc thú y

Là yếu tố không kém phần quan trọng trong chăn nuôi heo. Nếu việc sử dụng không đúng thuốc, đúng lúc thì sẽ ảnh hưởng đến việc sinh trưởng – phát triển đồng thời làm giảm năng suất trong chăn nuôi heo. Vì vậy, cần kỷ lưỡng trong việc lựa chọn các loại thuốc đồng thời có một cách điều trị bệnh phù hợp cho từng loại bệnh.

3.1.4.4 Cách thức và thời gian chăm sóc

Mỗi người chăn nuôi đều có cách chăm sóc riêng nhưng mọi người điều có chung mục đích là nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Có thường xuyên chăm sóc thì mới phát hiện được heo bị bệnh gì và kịp thời chữa trị. Đồng thời cần phải vệ sinh chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ nhằm tránh được các mầm bệnh phát sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)