Tình hình mẫu điều tra số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 35)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5

3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ

3.2.1 Tình hình mẫu điều tra số liệu sơ cấp

Để có cơ sở nghiên cứu, phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp em tiến hành chọn 3 xã : Long Thắng, Long Hậu, Tân Phước để thu thập thông tin sơ cấp vì ở các địa điểm này có hộ chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao có thể đại diện cho tổng. Mặt khác trong điều kiện sản xuất về mặt chăn nuôi ở địa phương trong vùng tương đối giống nhau nên cách chọn mẫu ở đây tương đối đồng nhất.

Bảng 1: Tình hình mẫu điều tra về số liệu sơ cấp

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)

3.2.2. Tình hình chung của nông hộ chăn nuôi

Theo như khảo sát số lao động trực tiếp tham gia vào việc chăn nuôi heo thịt chỉ có một hoặc hai người, và chỉ có lao động gia đình tham gia. Và ở đây nông hộ có số năm kinh nghiệm khác nhau, dựa vào nguyên tắc phân tổ theo tiêu thức số năm có nhiều biểu hiện. ( Nguồn: TS. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ). Ta có số năm nuôi heo của nông hộ như sau:

Bảng 2: Số năm nuôi heo của nông hộ

Đơn vị tính:%

SỐ NĂM KINH NGHIỆM GIỚI

TÍNH <= 5 năm Từ 6-15 năm Từ 16 -30 năm

TỔNG

Nam 10 10 6 26

Nữ 26 40 8 74

Tổng 36 50 14 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)

Từ bảng 2 ta thấy, số hộ tham gia ngành từ 6 đến 15 năm chiếm tỷ trọng cao nhất 50%, dưới 5 năm chiếm 36% và trên 16 năm chiếm 14%. Mặc khác, ở

SỐ MẪU STT ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA

Cỡ mẫu Cơ cấu(%)

1 Xã Long Thắng 17 34

2 Xã Long Hậu 14 28

3 Xã Tân Phước 19 38

Tổng 50 100

đây trong chăn nuôi heo đa số là nữ và họ có nhiều kinh nghiệm hơn chăn nuôi heo là nam.

3.2.3 Tình hình chăn nuôi heo thịt của nông hộ

3.2.3.1 Mức độ tập trung của hoạt động chăn nuôi heo

Số heo thịt nuôi bình quân hàng năm là 18,56 con, còn năm 2010 thì số heo thịt nuôi bình quân là 18,46 con. Trong năm 2010, đối với các hộ nuôi heo con giống để bán thì đa số điều để lại nuôi vì giá heo hơi giảm mạnh, xuất hiện bệnh tay xanh ở heo nên các hộ không dám mua heo con giống về để nuôi. Mặc khác, nếu có bán được thì không lời do chi phí đầu tư sản xuất ra heo con giống cao mà khi bán không được giá.

Phân tổ thống kê theo tiêu thức số lượng có nhiều biểu hiện. (Nguồn: TS.

Mai Văn Nam (2008), Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ). Chia ra 3 nhóm:

- Nhóm 1: Có số lượng heo nuôi dưới 10 con trong năm.

- Nhóm 2: Có số lượng heo từ 10 đến dưới 50 con trong năm.

- Nhóm 3: Có số lượng heo nuôi trên 50 con trong năm.

Bảng 3: Qui mô của hộ chăn nuôi heo

STT SỐ HEO NUÔI SỐ HỘ TỶ TRỌNG(%)

1 Từ 1 đến 9 19 38

2 Từ 10 đến 49 28 56

3 Từ 50 đến 150 3 6

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)

Qua bảng 3, số hộ nuôi heo ở nhóm 2 chiếm 56%, nhóm 1 là 38% và còn lại là nhóm 3. Điều này cho thấy số lượng nuôi ở nhóm 2 là khá phổ biến ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, quan niệm của nhóm này là nuôi heo thịt nhằm mục đích tận dụng lao động gia đình (chiếm 100%), kiếm lời ( chiếm 56%), tiết kiệm tiền (chiếm 52%), tăng thu nhập phụ thêm kinh tế gia đình (chiếm 44%), và tận

dụng phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn thừa (chiếm 34%), lấy phân bón ruộng (chiếm 8%), khác (chiếm 6%).

Mặc khác, trong năm 2009 giá heo tương đối cao nên hầu hết các hộ nuôi heo điều tăng số đầu heo lên và lại có lợi thế là con giống nhà nên các hộ để con giống lại nuôi kết quả là trong năm 2010 giá giảm mạnh và do ảnh hưởng của dịch heo tai xanh ở các vùng lân cận.

3.2.3.2 Quá trình chăn nuôi heo thịt của nông hộ

Qua thông tin thu thập từ hộ nuôi heo thịt các hộ nuôi trung bình khoảng 2 lứa/năm, chu kỳ mỗi lứa là 4 tháng. Trọng lượng xuất chuồng bình quân cho mỗi con heo thịt năm 2010 là 100 kg/con. Mức trọng lượng này thích hợp đảm bảo về thể trọng, tỷ lệ nạc và được người tiêu dùng ưu chuộng nhiều hơn.

Cũng từ vấn đề này ta thấy được, hộ nuôi heo có xu hướng ưu chuộng những giống heo có tỷ lệ nạc nhiều (heo lai ngoại) vì ở giống heo này thời gian nuôi ngắn lại mà mức tăng trọng vẫn vậy và tỷ lệ nạc ở heo thịt chiếm cao hơn so với heo nội (heo địa phương). Để làm rỏ hơn, em đã lấy thông tin từ 50 hộ chăn nuôi heo thịt tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp để xem việc chọn giống heo nuôi của hộ như thế nào ta có kết quả như sau:

Bảng 4: Giống heo thường nuôi

GIỐNG HEO SỐ MẪU TỶ TRỌNG(%)

Giống heo địa phương 0 0

Giống heo lai 50 100

Giống ngoại 100% 0 0

Tổng 50 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)

Từ năm 2008 huyện đã áp dụng chương trình nạc hóa đàn heo nên 100% hộ chọn giống heo lai để nuôi vì ở giống heo này dễ nuôi (chiếm 76%), nạc nhiều, năng suất đạt (chiếm 66%), mau lớn (chiếm 56%) ít bệnh (chiếm 36%) dễ bán sản

phẩm nên được hộ nuôi heo ưu chuộng. Giống heo địa phương thì không đáp ứng đủ tiêu chuẩn như giống heo lai. Đối với giống heo ngoại 100% không được hộ chọn nuôi vì giá heo giống của nó cao, mặt khác do cơ sở giống xa nơi hộ nuôi heo và kỹ thuật nuôi đối với giống heo này không biết. Qua bảng 5, ta sẽ hiểu rỏ hơn về việc hộ chọn giống heo đang nuôi.

Bảng 5: Lý do chọn giống heo đang nuôi

LÝ DO TẦN SỐ TỶ LỆ XẾP HẠNG

1. Mau lớn 30 56 3

2. Dễ mua con giống 16 34 5

3. Dễ nuôi 7 14 6

4. Giá con giống rẽ 38 76 1

5. Ít bệnh 18 36 4

6. Nạc nhiều, năng suất cao, dễ bán

33 66 2

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)

Giống heo mà hộ chọn nuôi chủ yếu từ heo nái nhà (chiếm 64%), mua ở trại giống tư nhân (chiếm 30%), phận còn lại hộ mua con giống của chợ, người hàng xóm. Hầu hết các hộ đều muốn chọn nuôi những giống heo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở các cơ sở cung cấp giống vì ở giống heo này sản phẩm khi xuất chuồng bán được giá cao, ổn định, không bị thương lái ép giá bảo giống xấu, tỷ lệ nạc thấp…

3.2.3.3 Về thức ăn chăn nuôi heo

Thức ăn sử dụng nuôi heo ngày càng phong phú, đa dạng. Ngoài những loại thức ăn theo truyền thống (tận dụng các phụ phẩm và phế phẩm nông sản như gạo tấm, cám, bắp, hèm rượu, bả đậu nành, thức ăn thừa...), người nuôi heo còn sử dụng khá phổ biến các loại thức ăn công nghiệp (thức ăn viên, thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh). Các loại thức ăn này có nhiều chủng loại tương ứng với nhiều mức giá khác nhau nên việc chọn mua cũng dễ dàng. Nguồn thức ăn

nuôi heo dễ mua. Có nhiều nguồn cung cấp thức ăn gia súc ở địa phương và tùy theo người mua yêu cầu, người bán vận chuyển thì tốn thêm một ít tiền công vận chuyển hoặc người mua tự vận chuyển. Thực tế, có 56% số hộ điều tra mua thức ăn tổng hợp ở chợ và được giao tận nhà cho hộ chăn nuôi. Phần lớn, người nuôi heo không lo thiếu vốn mua thức ăn vì họ có thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với khả năng tài chính của mình (như mua chịu, trả ngay tiền mặt, ứng trước...). Vấn đề quan tâm của hộ chăn nuôi là giá cả thức ăn khá cao nên làm cho hiệu quả chăn nuôi còn thấp.

3.2.3.4 Về thú y

Mạng lưới thú y trên địa bàn huyện ngày nay được mở rộng xuống tận xã.

Người chăn nuôi ở đây đã ý thức được thiệt hại do dịch bệnh gây ra nên 100% đều chích ngừa cho heo đầy đủ loại bệnh thông thường (dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn....). Khi heo bị bệnh thì hộ tự trị bệnh là chủ yếu do họ dựa vào kinh nghiệm, hướng dẫn của cán bộ thú y, đọc sách vì có thể tiết kiệm được phần nào chi phí thú y, chỉ những hộ mới nuôi hay một số bệnh lạ thì hộ mới thuê thú y trị. Trong quá trình chăn nuôi, heo thường mất các loại bệnh chủ yếu như bệnh tiêu chảy, bệnh thương hàn, và một số bệnh như ecoly, bệnh phù đầu…

3.2.3.5 Về phương thức chăn nuôi

Trong số 50 hộ điều tra 100% đều sử dụng chuồng trại để nuôi. Diện tích chuồng hiện đang sử dụng cho nuôi heo trung bình là 11,3m2 và mật độ chuồng cho một con heo bình quân là 1m2/con. Số hộ có làm biogas chiếm 44% số hộ điều tra. Số hộ không sử dụng biogas là do số lượng heo ít không đủ làm, số còn lại để cho vào ao chứa để nuôi cá hay lấy phân.

Nguồn nước được sử dụng chăn nuôi heo ở đây chủ yếu là nước sông được bơm bằng mô-tơ điện và có số ít hộ sử dụng nước máy.

3.2.3.6 Mục đích trong chăn nuôi heo của nông hộ

Qua điều tra thực tế, mục đích nuôi heo của hộ chủ yếu là tận dụng lao động gia đình có 100% ý kiến đồng tình, phụ thêm kinh tế gia đình vì nuôi heo là công việc nhẹ nhàng, thời gian chăm sóc lại ngắn nên cả người già và trẻ em đều

có thể tham gia. Kế đến là kiếm lời, tiết kiệm tiền, tăng thu nhập, tận dụng các phế phẩm nông sản và các mục đích khác.

Như vậy, cách nghĩ của các hộ chăn nuôi chỉ xem nuôi heo là nguồn thu nhập phụ của gia đình, chưa phải là nguồn thu nhập chính trong gia đình nên không trách khỏi tình trạng nuôi heo nhỏ lẻ, phân tán và khó khăn trong việc truyền đạt kỹ thuật chăn nuôi cho nông hộ.

Bảng 6: Mục đích nuôi heo của nông hộ

MỤC ĐÍCH TẦN SỐ TỶ TRỌNG XẾP HẠNG

1. Tiết kiệm tiền 26 52 3

2. Kiếm lời 28 56 2

3. Tận dụng phế phẩm nông sản, thức ăn thừa

17 34 5

4. Lấy phân heo để bón ruộng 4 8 6

5. Tận dụng lao động gia đình 50 100 1

6. Tăng thu nhập 22 44 4

7. Khác 3 6 7

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu năm 2011)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)