Chức năng và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn (Trang 52 - 56)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN

3.1. Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

3.1.2. Chức năng và cơ cấu tổ chức

Là một chi nhánh của Agribank nên Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cũng có những quy định rõ ràng về việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Agribank Trung ương, việc sử dụng các nguồn vốn huy động, tiếp nhận và đi vay theo quyết định của pháp luật và hướng dẫn của trung ương để thực hiện các nhiệm vụ của mình:

- Hoàn trả đầy đủ và đúng thời hạn tiền vốn cho khách hàng gửi tiền theo thoả thuận.

- Các khoản nợ phải thu, phải trả trả trong bảng tổng kết tài sản phải trong số vốn do chi nhánh quản lý.

- Hoàn trả các khoản tín dụng do chi nhánh trực tiếp vay hoặc thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được chi nhánh bảo lãnh nếu khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Như vậy, sau nhiều năm hoạt động Agribank Bắc Kạn đang dần dần củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức để phù hợp với sự thay đổi ngày càng phức tạp của nền kinh tế nói chung và của toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung trong quá trình hội nhập.

3.1.2.2.Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn hiện nay gồm: Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc, thực hiện chức năng điều hành, quản lý chung toàn chi nhánh và có quyền quyết định cao nhất. Các phòng ban chức năng là những đơn vị tham mưu cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh được phân công đúng chuyên môn, các phòng này chịu sự chỉ đạo của Giám đốc.

- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: Thực hiện cho vay cá nhân và huy động vốn. Thực hiện thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng và cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay.

Thực hiện nghiệp vụ tín dụng cho các doanh nghiệp, tiến hành thẩm định khách hàng và cung cấp các sản phẩm tín dụng cho các khách hàng lớn như: cho vay theo hạn mức tín dụng, theo dự án, bảo lãnh… Đồng thời theo dõi và xử lý các khoản tín dụng này theo quy định của NHNN và Agribank.

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Thực hiện thanh toán và lưu chuyển tiền.

- Phòng Điện toán: Có chức năng quản lý mạng, hỗ trợ, sửa chữa đường dây mạng.

- Phòng Dịch vụ - Marketing: Tham mưu cho Giám đốc chính sách Marketing, quảng cáo, quản lý và phát hành thẻ ATM. Tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch sử dụng nguồn vốn.

- Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ: Kiểm tra, giám sát hoạt động của chi nhánh. Cùng với Ban Giám đốc xử lý các sai phạm của các cá nhân, phòng ban trong chi nhánh.

- Phòng Tổ chức - hành chính: Thực hiện quản lý nhân sự, mua sắm, quản lý trang thiết bị.

- Phòng giao dịch Sông Cầu, Đức Xuân, Minh Khai, Xuất Hóa: Có chức năng như một ngân hàng con, có quyền tự quyết đối với các món vay thuộc thẩm quyền phán quyết của mình. Nếu lớn hơn phải trình lên Hội sở.

- Chi nhánh huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, Chợ Mới, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rỳ, Pác Nặm (chi nhánh loại III): có chức năng như một ngân hàng.

3.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT- Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn

Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hiện tại, bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn được tổ chức phân quyền cho từng cán bộ chuyên trách theo Hình 3.1:

NHNN&PT NT VIỆT NAM

NHNN&PT NT CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN

Phòng kế toán ngân quỹ

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội

bộ

Phòng kế hoạch kinh doanh

Phòng điện toán

NHNN&PT NT CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN

TẠI CÁC HUYỆN

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

Theo sơ đồ cho thấy, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn tuân thủ theo các quy định và chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện Chính sách cũng như các văn bản chế độ một cách đầy đủ, chính xác. Các bộ phận tác nghiệp tham gia quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn gồm:

Phòng kiểm tra, kiểm soát có nhiệm vụ: phân tích đánh giá đo lường các khoản tín dung, nhận biết mức độ rủi ro đồng thời để ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra tới các ngân hàng cấp huyện. Bên cạnh đó để thực hiện tốt công tác quản lý rủi còn có sự tham gia phối hợp và thực hiện của các phòng ban tại chi nhánh gồm có:

Phòng Tài chính - Kế toán: Hướng dẫn và kiểm soát việc hạch toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Phòng điện toán thực hiện nhiệm vụ phối hợp xây dựng các báo cáo điển tử liên quan đến hoạt động tín dụng phục vụ công tác quản lý rủi ro tín dụng của các bộ phận tại Chi nhánh; Xây dựng các giới hạn tín dụng đối với một khách hang trên hệ thống phần mềm; Xây dựng trang Web nội bộ để thường xuyên cập nhập các thông tin liên quan đến công tác tín dụng do Agribank trung ương cung cấp.

Phòng kế hoạch - kinh doanh: Có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận liên quan đến nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng thực hiện xây dựng chính sách tín dụng; Báo cáo những khu vực có tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh; Thực hiện báo cáo định hướng tín dụng; Tập hợp các thông tin về thị trường, giá cả hang hóa, các dự báo liên quan đến thị trường tỉnh Bắc Kạn; Nghiên cứu và xây dựng các quy định, quy trình về các sản phẩm tín dụng; xây dựng chính sách ứng xử tín dụng nội bộ đối với khách hàng.

Như vậy hiện tại, bộ máy tổ chức tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thể hiện được tính hiệu quả cao trong quá trình hoạt động song sự chuyên

môn hóa tại Chi nhánh không cao do nhân sự tại Chi nhánh mỏng nên chi nhánh không thể thực hiện chuyên môn hóa toàn bộ nhân lực. Một vài cán bộ phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Từ đây khiến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn chưa thật sự có hiệu quả cao.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank- Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn

STT Nội dung Điểm

TB Ý nghĩa 1 Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng được xây dựng

một cách hợp lý 2,05 Trung

bình 2 Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các

cá nhân trong bộ máy quản lý rủi ro tín dụng 2,23 Trung bình 3 Các kế hoạch hoạt động của từng bộ phận

được quy định cụ thể, rõ ràng 1,78 Yếu

4

Kết quả công tác tổ chức quản lý rủi ro tín dụng là khá phù hợp với diễn biến thực tế tại

Chi nhánh qua các năm 2,13 Trung

bình Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Đánh giá về bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn chỉ mức trung bình trong đó tiêu chí “Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân trong bộ máy quản lý rủi ro tín dụng” có số điểm cao nhất là 2,23; tiêu chí “Các kế hoạch hoạt động của từng bộ phận được quy định cụ thể, rõ ràng” có số điểm thấp nhất là 1,78 nguyên do chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro nên kế hoạch hoạt động còn bị chồng chéo giữa các bộ phận

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)