Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn (Trang 81 - 85)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn

3.4.2. Các yếu tố chủ quan

* Nguồn nhân lực

Hiện tại, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận công tác quản lý rủi ro tín dụng, Hoạt động này được do nhiều phòng ban cùng thực hiện: Phòng thẩm định và quản lý tín dụng; Phòng tài chính kế toán; Phòng tín dụng; Phòng điện toán (CN thông tin), trong đó, mỗi

phòng ban sẽ cử một vài cán bộ đảm nhận những nhiệm cụ nhất định trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng. Số lượng nhân sự thực hiện công tác này tại Chi nhánh như sau:

Bảng 3.18. Thông tin về nguồn nhân lực thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh

STT Chỉ tiêu Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019 1 Số lượng khách hàng phát sinh

quan hệ TD 1750 1869 1960

2 Số lượng cán bộ 7 7 7

3 Bình quân 1 cán bộ quản lý số

khách hàng 250 267 280

Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Nhận thấy, số lương khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh khá lớn song số lượng cán bộ quản lý rủi ro tín dụng ít không tương xứng với quy mô khách hàng. Năm 2017, một cán bộ tín dụng quản lý 250 khách hàng, năm 2018, một cán bộ quản lý 267 khách hàng và năm 2018, bình quân một cán bộ phải quản lý 280 khách hàng. Khi một khách hàng đến đặt quan hệ vay vốn với Chi nhánh, thì cán bộ quản lý rủi ro tín dụng thuộc phòng tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát toàn bộ các thông tin về khách hàng, các giấy tờ như: Giấy đề nghị vay vốn; dự án, phương án sản xuất kinh doanh, kiểm tra tính đúng đắn chính xác của các báo cáo tài chính cũng như các giấy tờ về tài sản đảm bảo …Như vậy, khối lượng công việc của một cán bộ tín dụng là rất lớn.

Việc quản lý một số lượng khách lớn sẽ khiến công việc của cán bộ tăng lên gấp nhiều lần. Tình trạng này dẫn đến, cán bộ đôi khi không nắm hết thông tin khách hàng, khi thẩm định sẽ không chặt chẽ. Mặt khác, khi Trưởng phòng phê duyệt cũng không có đủ thời gian để thẩm định lại khách hàng và dẫn đến rủi ro phát sinh

Bảng 3.19. Trình độ nguồn nhân lực cán bộ tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn

Nội dung

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng

(cán bộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (cán bộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (cán bộ)

Tỷ lệ (%) Sau đại

học 2 28,56 2 28,56 3 42,84

Đại học 4 57,16 4 57,16 4 57,16

Cao

Đẳng 1 14,28 1 14,28 0 0

Tổng 7 100 7 100 7 100

Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Trình độ nguồn nhân lực tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn khá cao chủ yếu nhân lực có trình độ đại học và sau đại học.Nguồn nhân lực trình độ cao đẳng chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Bên cạnh đó, qua các năm trình độ nguồn nhân lực tại Chi nhánh đang thay đổi theo hướng tăng dần nhân lực chất lượng cao và giảm số lượng nhân lực ở trình độ thấp nhờ nỗ lực không ngừng học tập, rèn luyện. Điều này sẽ có những tác động tích cực đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh thời gian tới.

Bảng 3.20. Khảo sát về nguồn nhân lực tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn

STT Nội dung Điểm

TB Ý nghĩa 1 Nhân viên ngân hàng có trình độ chuyên môn

nghiệp vụ tốt 2,65 Khá

2 Nhân viên ngân hàng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

2,14 Trung bình 3 Công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân

viên ngân hàng được thực hiện tốt 1,83 Trung bình 4 Nhân viên thể hiện đạo đức nghề nghiệp và

tính trung thực cao trong công việc 2,02 Trung bình Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả đánh giá, nhân viên Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt song trình độ của cán bộ chưa đồng đều, một vài cán bộ hạn chế về khả năng thẩm định, trình độ phân tích tài chính còn thiếu sót, chưa hiểu rõ về mục đích vay vốn các đối tượng…. Một số cán bộ Chi nhánh lại hạn chế về kiến thức hạch toán kế toán. Do đó, không phát hiện ra các bút toán hạch toán nhằm che dấu các khoản lỗ của doanh nghiệp, từ đó phát sinh rủi ro tín dụng. Những hạn chế này xuất phát từ công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên Chi nhánh chưa được thực hiện tốt. Thẻ hiện khi nội dung khảo sát “Công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng được thực hiện tốt” chỉ đạt 1,83 điểm.

Mặt khác, khi đánh giá về đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm của cán bộ chi nhánh, tác giả cũng không nhận được kết quả cao chỉ đạt 2,14 điểm và 2,03 điểm . Nhân viên chi nhánh chưa tự giác thực hiện đúng các yêu cầu của các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, đôi khi còn cố ý làm sai hồ sơ tín dụng cho khách hàng để theo đuổi doanh số tín dụng và chỉ tiêu kế hoạch do cấp trên giao.

* Sự phối hợp giữa các phòng ban

Công tác quản lý rủi ro tín dụng muốn đạt hiệu quả cao cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Nếu cơ cấu phòng ban được bố trí hợp lý có sự chuyên môn hóa công việc cao thì Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn sẽ thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn. Qua việc khảo sát cán bộ nhân viên Chi nhánh về sự phối hợp giữa các phòng ban trong quản lý rủi ro tín dụng, tác giả thu được bảng kết quả:

Bảng 3.21. Kết quả khảo sát về sự phối hợp giữa các phòng ban của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

STT Nội dung Điểm

TB Ý nghĩa 1 Cơ cấu tổ chức của các phòng ban có sự khoa

học, chặt chẽ 2,67 Khá

2 Sự phân cấp, phân quyền và trách nhiệm giữa các

phòng ban bộ phận của ngân hàng là rõ ràng 2,34 Trung bình 3 Có sự phân cấp và chuyên môn hóa cao giữa các

nhân viên và vị trí công tác 2,07 Trung

bình Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát thu được cho thấy: cơ cấu của các phòng ban tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn có sự khoa học và chặt chẽ, mỗi thành viên trong từng phòng ban được phân công chức trách, nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực được đào tạo. Mặt khác, từng phòng ban, từng bộ phận tại Chi nhánh cũng được phân chia nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng theo đúng khả năng chuyên môn của từng thành viên thuộc bộ phận.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)