Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 34 - 38)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.4. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra.

Việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là một nội dung quan trọng của công tác quản lý của Hiệu trưởng. Kế hoạch xây dựng cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ giúp việc thực hiện kế hoạch dễ dàng và mang lại kết quả cao.

Công tác lập kế hoạch cần có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian nhất định.

Bản kế hoạch phải hiển thị những công việc phải làm trong các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo như hoạt động: Khám phá khoa học, làm quen với một số khái niệm cơn bản về toán và khám phá xã hội. Đồng thời hiệu trưởng cần xác định cách thức thực hiện sao cho hiệu quả, thời gian thực hiện, người thực hiện và những kết quả dự kiến đạt được. Hiệu trưởng là người có nhiệm vụ xác lập mục tiêu chung trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Cụ thể:

Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động PTNT cho trẻ MG tuổi theo tuần, tháng, học kỳ, năm phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ MG 3-6 tuổi.

Dự kiến nguồn lực phục vụ cho hoạt động PTNT cho trẻ MG.

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong công tác PTNT cho trẻ MG.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV trực tiếp tham gia công tác PTNT cho trẻ MG.

1.4.2. Tổ chức triển khai các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Tổ chức là sự sắp xếp các yếu tố, phối hợp và liên kết các hoạt động để các bộ phận hỗ trợ lẫn nhau góp phần đạt đến mục đích đề ra. Quá trình này thực hiện sau việc lập kế hoạch và đòi hỏi có sự phối hợp của các lực lượng trong nhà trường: nhân lực, vật lực, tài lực để hoàn thành mục tiêu của nhà trường.

Tổ chức là cụ thể kế hoạch thành những công việc cụ thể mà nhà trường cần phải thực hiện. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho các bộ phận triển khai đến từng giáo viên những công việc phải làm trong các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo.

Hiệu trưởng là người nắm vững năng lực, thế mạnh của từng giáo viên để phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng, phù hợp với năng lực chuyên môn và trình độ của cán bộ, giáo viên. Đồng thời, hiệu trưởng phải định hướng, tư vấn cho đội ngũ giáo viên, có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Bên cạnh việc phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, hiệu trưởng cũng phải huy động mọi nguồn lực để tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo. Ngoài ra, Hiệu trưởng cũng cần phải thu thập thông tin, kết quả hoạt động PTNT cho trẻ mầm non để có những chỉ đạo điều chỉnh hoạt động này một cách phù hợp.Việc tổ chức thực hiện hoạt động PTNT cho trẻ MG của hiệu trưởng trường mầm non được thể hiện trong việc:

Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động PTNT cho trẻ MG

Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho GV tham gia công tác PTNT cho trẻ MG.

Huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch PTNT cho trẻ MG

Xây dựng nội dung, chương trình cụ thể cho hoạt động PTNT cho trẻ MG Phối hợp các lực lượng trong hoạt động PTNT cho trẻ MG

Thu thập thông tin, kết quả hoạt động PTNT cho trẻ MG để có những điều chỉnh kịp thời.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện những công việc phải làm trong các hoạt động phát triển MG đã được thể hiện trong bản kế hoạch. Thực chất đó là quá trình Hiệu trưởng điều hành và hướng dẫn việc triển khai hoạt động nhằm đạt mục tiêu của quản lý trên cơ sở phát huy sức mạnh của các nguồn lực. Chức năng chỉ đạo bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ PTNT cho trẻ MG đáp ứng mục tiêu của chương trình GDMN

Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp PTNT cho trẻ MG Chỉ đạo tăng cường vai trò giám sát của cán bộ quản lý với hoạt động PTNT cho trẻ MG

Chỉ đạo phổ biến kế hoạch một cách sâu rộng tới các chủ thể liên quan Chỉ đạo phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt hoạt động PTNT cho trẻ MG.

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động PTNT cho trẻ MG

Chỉ đạo việc đôn đốc, động viên, khen thưởng, phê bình kịp thời, khách quan trong hoạt động PTNT cho trẻ MG

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Trong quá trình tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo, Hiệu trưởng cần kiểm tra, đánh giá sự thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, trong thực hiện

những công việc phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo như hoạt động: Khám phá khoa học, làm quen với một số khái niệm cơ bản về toán, khám phá xã hội để có những điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo hoạt động PTNT cho trẻ MG đạt tới mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng trường mầm non cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kỳ. Hiệu trưởng cần nắm được kế hoạch PTNT cho trẻ MG, theo dõi các hoạt động qua báo cáo và qua kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn cũng như có hình thức khen thưởng, động viên. Đặc biệt, hiệu trưởng cần chỉ đạo công tác tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động phát triển nhận thức theo từng giai đoạn ( theo tháng, theo kì, theo năm). Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ MG thể hiện qua các công việc như:

Phân công lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động

Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ MG Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch PTNT cho trẻ MG

Theo dõi, giám sát hoạt động PTNT cho trẻ MG

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời có những điều chỉnh trong công tác PTNT cho trẻ MG.

Hiệu trưởng có thể sử dụng các phương pháp đánh giá như: Quan sát, trò chuyện, phương pháp sử dụng test, phương pháp - nghiên cứu sản phẩm của trẻ, phương pháp sử dụng bảng hỏi (dành cho cha mẹ trẻ)...

Mục đích của việc đánh giá là nhằm rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung, thay đổi nội dung, phương pháp hoạt động PTNT cho trẻ MG để hoạt động đạt hiệu quả cao.

- Các tiêu chí đánh giá được xác định, đó là:

+ Mục tiêu hoạt động: Mức độ phù hợp + Chuẩn bị cho hoạt động;

+ Nội dung của hoạt động: Tính chính xác, sự phù hợp của nội dung;

+ Phương pháp tổ chức hoạt động: Sự đa dạng, phong phú, tính linh hoạt, tính lôgic của các hoạt động, tính tích cực của trẻ khi thực hiện các nhiệm vụ, hiệu quả tổ chức hoạt động.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)