Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 56 - 60)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Để khảo sát về thực trạng việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, tôi sử dụng câu hỏi số 5, phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về xây dựng kế hoạch PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Stt

Nội dung

Xây dựng kế hoạch PTNT cho trẻ MG

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

CBQL (n=51) GV (n=135) Chung CBQL GV Chung

ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB

1

Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động PTNT cho trẻ MG tuổi theo tuần, tháng, học kỳ, năm phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ MG 3-6 tuổi.

128 2.51 332 2.46 2.48 123 2.41 306 2.26 2.33

2 Dự kiến nguồn lực phục vụ cho

hoạt động PTNT cho trẻ MG. 124 2.43 320 2.37 2.4 115 2.25 294 2.18 2.21

3

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong công tác PTNT cho trẻ MG.

118 2.31 316 2.34 2.32 110 2.17 229 1.7 1.93

4

Xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực trong công tác phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

122 2.39 306 2.26 2.33 97 1.9 243 1.8 1.85

5

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV trực tiếp tham gia công tác PTNT cho trẻ MG.

120 2.35 298 2.21 2.28 113 2.22 266 1.97 2.09

Tổng 2.4 2.32 2.36 2.19 1.98 2.08

Từ kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy:

Đánh giá chung của các khách thể khảo sát về nội dung kế hoạch quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đạt mức trung bình cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện; Có sự chênh lệch nhất định về mức độ đánh giá giữa các nội dung. Đặc biệt, theo đánh giá của giáo viên, không có nội dung nào được đánh giá ở mức cao về hiệu quả thực hiện. Cụ thể;

Về mức độ thực hiện: Hai nội dung được cả CBQL và GV đánh giá cao về mức độ thực hiện là: Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động PTNT cho trẻ MG tuổi theo tuần, tháng, học kỳ, năm phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ MG 3-6 tuổi (CBQL: 2.51; GV: 2.46); Dự kiến nguồn lực phục vụ cho hoạt động PTNT cho trẻ MG (CBQL: 2.43; GV: 2.4)

Những nội dung được đánh giá trung bình về mức độ thực hiện là: Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong công tác PTNT cho trẻ MG (CBQL: 2.31; GV: 2.34); Xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực trong công tác phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo (CBQL: 2.39; GV: 2.26); Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV trực tiếp tham gia công tác PTNT cho trẻ MG (CBQL: 2.35; GV: 2.21).

Trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị M, hiệu trưởng trường mầm non Sán Sả Hồ với câu hỏi: “ Theo đồng chí, khó khăn nhất trong việc xây dựng kế hoạch phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là gì?”. Câu trả lời chúng tôi nhận được là: Việc xây dựng kế hoạch phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo hiện nay gặp phải khó khăn, vướng mắc nhiều nhất là vấn đề huy động nguồn lực trong công tác phát triển nhận thức cho trẻ. Hoàng Su Phì là huyện nghèo của tỉnh Hà Giang. Các trường mầm non đa số đóng trên địa bàn các xã gồm đồng bào người Mông, Dao sinh sống. Điều kiện kinh tế hạn hẹp, nhận thức của phụ huynh về vấn đề học tập của trẻ còn nhiều hạn chế. Do đó, để huy động sự đóng góp về vật lực, tài lực, nhân lực hỗ trợ công tác phát triển nhận thức cho trẻ thực sự nan giải đối với nhà trường”.

Về vấn đề bồi dưỡng giáo viên, qua trao đổi với đồng chí Trần Hải V, trưởng phòng giáo dục huyện Hoàng Su Phì, chúng tôi được biết: Việc bồi dưỡng giáo viên mầm non trong những năm qua cũng đã được Phòng giáo dục huyện quan tâm. Các nhà trường đều cố gắng tạo điều kiện để tất cả các giáo viên đều được tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của huyện, nhiều trường mầm non tại các điểm trường lẻ, giáo viên mầm non phải dạy lớp ghép. Điều kiện đi lại khó khăn như điểm trường mầm non Sơn Thành Hạ cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 45 km. Điểm trường này có 2 lớp mầm non, trong đó một lớp nhà trẻ và một lớp mẫu giáo. Mỗi lớp có hai cô phụ trách. Tuy nhiên, do địa hình núi non, các giáo viên phải đi bộ 10 km mới xuống được nơi gửi xe, do đó việc tham gia bồi dưỡng tập trung là điều khó có thể thực hiện. Phòng giáo dục cũng đã đề xuất phương án bồi dưỡng trực tuyến cho những giáo viên hiện đang công tác tại các điểm trường, song ở những điểm trường, mạng Internet không tới được. Vì thế, phương án bồi dưỡng trực tuyến cũng được xem là không khả thi.

Qua tìm hiểu thực tiễn cho thấy, các trường mầm non có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tuy nhiên còn phụ thuộc vào văn bản chỉ đạo của ngành, địa phương, phải dự kiến được nguồn tài chính phục vụ cho việc triển khai thực hiện, trong khi nguồn kinh phí của các cơ sở còn khó khăn. Hơn nữa việc lựa chọn đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng cũng gặp những khó khăn do đặc thù của trường mầm non mỗi lớp phải đảm bảo đủ 2 giáo viên/lớp. Giáo viên chỉ có thể tham gia các lớp bồi dưỡng vào cuối tuần. Việc liên tục tham gia bồi dưỡng và sử dụng hết quỹ thời gian trong tuần cũng ảnh hưởng đến hứng thú của giáo viên. Đây là bài toán đặt ra cần có biện pháp giải quyết để đáp ứng thực tiễn công tác tại các trường mầm non trên địa bàn huyện.

Như vậy: Trong quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã có sự quan tâm bước đầu, tuy nhiên còn tồn tại những bất cập và hạn chế. Đặc biệt là sự chênh lệch đáng kể giữa mức độ thực hiện cao

hơn so với hiệu quả thực hiện. Khó khăn nhất được CBQL, GV nhận định đó là quản lý Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong công tác PTNT cho trẻ MG và quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV- NV trực tiếp tham gia công tác PTNT cho trẻ MG, Khó khăn trong huy động nguồn lực tham gia công tác PTNT cho trẻ MG, Khó khăn trong công tác tổ chức bồi dưỡng giáo viên. Những khó khăn, hạn chế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ MG tại các trường mầm non trên địa bàn huyện huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)