Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Để khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, tôi sử dụng câu hỏi số 8, phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.9. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Stt
Nội dung
chỉ đạo thực hiện PTNT cho trẻ MG
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
CBQL GV Chung CBQL GV Chung
TĐ ĐTB TĐ ĐTB ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB ĐTB
1
Phân công lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo
128 2.51 324 2.4 2.46 122 2.4 311 2.3 2.35
2
Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo
117 2.29 284 2.1 2.2 92 1.8 229 1.69 1.7
3 Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế
hoạch PTNT cho trẻ mẫu giáo 123 2.41 311 2.3 2.56 102 2.0 243 1.8 1.9
4 Theo dõi, giám sát hoạt động
PTNT cho trẻ mẫu giáo 127 2.49 338 2.5 2.5 117 2.3 297 2.2 2.25
5
Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời có những điều chỉnh trong công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo
133 2.6 338 2.5 2.55 127 2.5 324 2.4 2.45
Tổng 2.3 2.14 2.22 2.18 1.98 2.08
Qua số liệu khảo sát và thống kê bảng 2.9 cho thấy:
Đánh giá chung về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động PTNT cho trẻ MG tuổi huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chỉ ở mức trung bình (ĐTB: 2.08), không có nội dung nào có điểm trung bình đánh giá thuộc mức cao và thấp. Trong đó Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời có những điều chỉnh trong công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo là nội dung được đánh giá ở mức cao về hiệu quả thực hiện (ĐTB: 2.45); Các nội dung còn lại có sự chệnh lệch không đáng kể.
So sánh giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo cho thấy: Hiệu quả thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở mức thấp hơn so với mức độ thực hiện; Đặc biệt nội dung có mức độ chênh lệch rõ rệt giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện là: “Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo” (MĐTH: 2.2; HQTH:
1.7) và “Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch PTNT cho trẻ mẫu giáo”
(MĐTH: 2.3; HQTH: 1.9).
Nguyên nhân của thực trạng trên khi trao đổi với cô giáo Sùng T.M Hiệu trưởng trường mầm non Tả Sử Chóong và cô giáo Chử Thị M, giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi của trường Tả Sử Chóong câu hỏi; “Đồng chí đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá các nội dung phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo có khó khăn gì?”. Chúng tôi được biết việc xây dựng quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ được thực hiện khá thường xuyên, tuy nhiên hiệu quả không cao do cách đánh giá không phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo. Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ được xây dựng theo quy định chung của Phòng giáo dục, song khi áp dụng tiêu chuẩn này đối với trẻ mẫu giáo thuộc các trường mầm non của huyện Hoàng Su Phì lại gặp những vướng mắc nhất định. Cụ thể như ở một số điểm trường, trẻ em là con đồng bào Mông, Dao. Việc đưa được các bé đến trường đã là một khó khăn, do đó nếu áp dung đúng tiêu chí đánh giá theo quy định thì nhiều trẻ không đạt yêu cầu. Đây là một thực tế nhiều trường mầm non trong khu vực hiện đang gặp phải và chưa có cách giải quyết”.
Thực tiễn cho thấy, việc kiểm tra hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo vẫn được thể hiện đầy đủ trong kế hoạch, được cán bộ quán lý quán triệt trong các
buổi họp, song đôi khi việc giám sát thực thi các hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập.
Việc bồi dưỡng năng lực quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cho đội ngũ CBQL, giáo viên tham gia trực tiếp công tác này, đặc biệt là các kỹ năng đánh giá, kỹ năng xây dựng bộ công cụ, tiêu chí đánh giá kết quả là điều rất cần thiết đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện.