CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1.1. Một số Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về khuyết tật
Khái niệm khuyết tật ( Khiếm khuyết):
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm hoặc sinh lý.{8}
Dựa vào khái niệm trên, tác giả xin đưa ra cách về khái niệm Khuyết tật được dung trong luận văn như sau: khuyết tật là hậu quả của sự khiếm khuyết, làm giảm thiểu chức năng hoạt động của các cơ quan cảm giác, vận động hay trí não.
Khái niệm Người khuyết Tật :
Theo Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật ngày 06 tháng 12 năm 2006, của Đại hội đồng Liên hợp quốc thì: “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”.{9}
Khái niệm trên cũng đã tương đối đầy đủ khi nói đến NKT. Từ những khiếm khuyết để xếp vào là NKT và ảnh hưởng của những khiếm khuyết đó đến cuộc sống của NKT. Trên thực tế hiện nay ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm về NKT hoặc người tàn tật do mỗi một quan niệm đều đứng trên một góc nhìn khác nhau và dựa trên mục đích khác nhau.
19
Theo quy định của Luật Người khuyết tật được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010 thì NKT được hiểu là: “Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” .{10}
Theo cách hiểu này thì NKT bao gồm cả những người bị khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh,…
Trong luận văn, NKT được hiểu là : Đó là những người bị khiếm khuyết một bộ phận hoặc một chức năng bình thường của con người khiến người đó suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng hoạt động, lao động và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
1.1.1.2. Khái niệm nghề, đào tạo nghề, đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động
Khái niệm nghề
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà ở đó, nhờ vào mức độ được đào tạo và kinh nghiệm làm việc mà con người có được những kiến thức, và những kỹ năng nhất định để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Khái niệm đào tạo nghề
Theo tài liệu của Bộ LĐTB – XH xuất bản năm 2006 thì khái niệm ĐTN được hiểu một cách khá đầy đủ: “Là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học có thể thực hành được một nghề trong xã hội”.{11}
Như vậy, khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở sự trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn đề cập đến cả thái độ lao động cơ bản nữa.
Khái niệm đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động:
Trong luận văn này, đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động được hiểu là hoạt động nhằm giúp người khuyết tật vận động được tham gia vào
20
các lớp học nghề phù hợp với đặc điểm, khả năng của họ. Kết thúc quá trình học nghề, người khuyết tật vận động được trang bị không những kiến thức, thao tác nghề nghiệp mà còn có thái độ sống tích cực, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
1.1.1.3. Khái niệm việc làm, việc làm cho Người khuyết tật vận động
Khái niệm việc làm:
Thực tế cho thấy, đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta lại có thể đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về việc làm.
Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó”.{12}
Theo Điều 13 Bộ Luật lao động Việt Nam: “Mọi hoạt động tạo ra nhu nhập, không bị Pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.{13}
Trong luận văn này ,Việc làm có thể được hiểu là tất cả các hoạt động của con người tác động vào môi trường tự nhiên hoặc vật chất nhằm tạo ra thu nhập. Đồng thời nó cũng là dạng thức đặc biệt, giúp con người làm việc, nơi họ được lao động, cống hiến và thể hiện bản thân.
Khái niệm việc làm cho người khuyết tật vận động
Dựa trên khái niệm việc làm nói trên, Tôi xin đưa ra khái niệm về việc làm cho người khuyết tật vận động như sau: là mọi hoạt động tạo ra thu nhập cho người khuyết tật vận động, được pháp luật ghi nhận và phải phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân người khuyết tật vận động cũng như nhu cầu của thị trường lao động.
1.1.1.4. Khái niệm công tác xã hội
Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế đưa ra một định nghĩa thống nhất về CTXH: “Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng
21
các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.”.{14}
Tóm lại, CTXH là: một khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế nâng cao năng lực, tăng cường các chức năng xã hội nhằm ứng phó với những vấn đề xã hội tiêu cực xảy ra từ đó hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.