CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
1.3. Các yếu tố ản ưởng tới vấn đề đào tạo nghề c o người khuyết tật vận động
1.3.3. Phương thức tổ chức đào tạo nghề
Phương thức tổ chức đào tạo nghề là yếu tố tác động không nhỏ tới vấn đề đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động. Trên thực tế, một số nhân tố chủ quan như: trình độ giáo viên dạy nghê, trình độ chuyên môn của NVXH; các đặc điểm xuất phát từ phía bản thân người khuyết tật là những mặt quan trọng ảnh hưởng tới vấn đề đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động.
34
Giáo viên dạy nghề phải là người có trình độ, khả năng, kỹ năng giảng dạy, có kiến thức về nghề để truyền đạt cho học sinh; bên cạnh đó, đối tượng người khuyết tật vận động là nhóm đối tượng đặc biệt, dễ bị tổn thương về mặt tâm lý. Do vây, giáo viên dạy nghề phải là người có tâm huyết với nghề, có đạo đức nghề nghiệp. Dạy nghề cho Người khuyết tật vận động không chỉ đơn thuần là trao cho họ cơ hội được học nghề, mà còn giúp họ tạo lập được sự tự tin, có được sự gắn kết với cộng đồng. Để thực hiện được điều này, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật, đồng thời cũng phải là những người có chuyên môn về công tác xã hội. Họ cần có khả năng hiểu biết về tâm lý, sự tinh tế trong giao tiếp, sự sâu sắc trong các hoạt động tham vẫn, hỗ trợ người khuyết tật.
NVXH cũng cần phải có vai trò không nhỏ trong các hoạt động hướng nghiệp, giáo dục, kết nối nguồn lực. Vì vậy, ngoài lĩnh vực chuyên môn về nghề nghiệp NVXH cũng rất cần những người có kiến thức sâu rộng về mọi mặt của xã hội. Trong quá trình làm việc, hỗ trợ người khuyết tật vận động, nhân viên xã hội không chỉ cần hiểu được đặc điểm tâm-sinh lý của đối tượng mà còn phải biết được tình hình xã hội, những khó khăn thuận lợi mà người khuyết tật vận động sẽ gặp phải khi hòa nhập với cuộc sống bên ngoài để đinh hướng những người khuyết tật vận động khi ra trường. Người khuyết tật vận động thường mặc cảm, tự ti, dễ xúc động,…nên khi làm việc với nhóm đối tượng này, nhân viên xã hội cần phải có sự đồng cảm, lắng nghe tích cực.
Trong quá trình tham vấn nhằm hỗ trợ đối tượng, NVXH cũng cần tìm hiểu rõ nhu cầu, tâm tư, tình cảm cũng như hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sống. Khi làm việc với nhóm đối tượng này, nhân viên xã hội cũng cần nắm rõ về luật người khuyết tật, một số nội dung trong luật giáo dục, luật việc làm liên quan tới người khuyết tật… dựa trên đó giúp cho Người khuyết tật vận động bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.
35
Trình độ chuyên môn NVXH ảnh hưởng tới hoạt động dạy nghề. Khi có trình độ chuyên môn cao, NVXH sẽ thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình như tham vấn cho đối tượng khi có nhu cầu, kết nối các nguồn lực và hơn hết NVXH sẽ là người định hướng nghề nghiệp cho Người khuyết tật vận động. Còn nếu trình độ chuyên môn của NVXH không cao, họ cũng sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đào tạo nghề và tới các đối tượng.
Điều đó có thể khiến các đối tượng khuyết tật vận động chưa tin tưởng, tâm lý có nhiều xáo trộn gây ảnh hưởng tới quá trình học tập.
Bản thân người khuyết tật vận động cũng là yếu tố quan trọng cần được nhắc tới. Nếu như người khuyết tật vận động không sẵn sàng, không có nhu cầu với những sự trợ giúp thì nhân viên xã hội cũng không thể can thiệp. Vì vậy muốn hoạt động dạy nghề được diễn ra một cách suôn sẻ, thì trước hết phải quan tâm tới nhu cầu của Người khuyết tật vận động có muốn được trợ giúp hay không và khả năng của họ tới đâu, họ có thể làm gì để phù hợp với bản thân.
Ngoài các yếu tố trên, một số yếu tố khách quan khác cũng rất quan trọng như: kinh phí duy trì hoạt động, các nguồn lực cũng như nhận thức của gia đình, cộng đồng.
36