Thực trạng về học sinh

Một phần của tài liệu Luận Văn Người khuyết tật, Khía cạnh xã hội, Đào tạo nghề, Công tác xã hội (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP DL KT-DL

2.3. Thực trạng về học sinh

Tổng số học sinh trường Trung cấp Kinh tế du lịch Hoa Sữa có mặt đầu năm tính tháng 02/2016 là 387 em. Trong đó, chỉ tiêu của Trường đề ra đối với hệ Trung cấp là tuyển sinh đạt 350 em, nhưng thực tuyển được 190 em, số lượng học sinh năm thứ 2 đang theo học là 197 em và số học sinh tốt nghiệp năm 2014-2015 là 162 em . Trong đó, trung tâm May – Thêu có 45 em, số học sinh khuyết tật vận động là 32 em. Trong đó, số học sinh từ năm 2014 là 19 em và số học sinh tuyển sinh được của năm 2015 là 13 em . Đối với Trung tâm May-thêu, các em đến đây đều là người khuyết tật, chủ yếu là khuyết tật vận động. Do vậy, các em có sự han chế nhất định trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như những kỹ năng nghề. Đa phần các em chậm trong việc thực hiện các thao tác.. Điều đó đòi hỏi sự tận tình của những người thầy, những người chỉ dạy các em.

Theo con số thống kê của nhà trường, năm học 2014-2015 cho thấy tỷ lệ học sinh của Trường xếp loại học tập khá, giỏi khá cao. Các em có kết quả học tập khá đồng đều, điều đó chứng tỏ trình độ, năng lực giảng dạy của các thầy cô, cũng như công tác quản lý của nhà trường khá tốt. Đồng thời, cũng thể hiện sự lĩnh hội kiến thức của học sinh và tay nghề của các em khá đồng đều . Tỷ lệ học sinh xếp loại học tập năm học 2014-2015 là Giỏi chiếm: 24,65%, tỷ lệ khá chiếm: 50,47%, tỷ lệ Trung bình khá chiếm: 18,78%, tỉ lệ trung bình là 6,1% và không có học sinh yếu.{25}

53

Bảng 2.3. Một số thông tin cơ bản về Người khuyết tật vận động tại Hoa Sữa Người khuyết tật

vận động tại Hoa Sữa

Dân tộc Tình trạng hôn nhân

Độ tuổi

Kinh khác ĐKH CKH < 18 >18

Số lượng 20 12 2 30 10 22

Tỷ lệ % 62,5 37,5 6,25 93,75 31,25 68,75 (Nguồn: Cán bộ Trung tâm May-Thêu cung cấp năm 2016) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, số lượng Người khuyết tật vận động của Trường không phải người dân tộc kinh khá cao, chiếm tỷ lệ tới 37,5 %.

Người khuyết tật vận động đang theo học tại Hoa Sữa xuất thân từ nhiều vùng miền khác nhau , với sự đa dạng văn hóa và dân tộc, một số từ vùng sâu vùng xa, thậm chí có cả dân tộc thiểu số ít người. Trong số 32 Người khuyết tật vận động đang theo học tại Hoa Sữa có 2 Người khuyết tật vận động đã kết hôn, tuy con số này nhỏ nhưng cũng là điều đáng mừng. Bởi vì, không phải NKT nào cũng may mắn tìm được cho mình người bạn đời như những người bình thường khác. Hôn nhân của họ gặp phải rất nhiều những khó khăn.

Tay nghề của học sinh Hoa Sữa được ngày càng khẳng định qua các Cuộc liên hoan ẩm thực và thi tay nghề giáo viên, học sinh...Học sinh của Trường chủ yếu là các lao động nông thôn, các tỉnh miền núi xa xôi và có tuổi đời từ 14-25.

Trung tâm may – thêu có 45 học sinh tính tới thời điểm tháng 02 năm 2016, tất cả các em đều là người khuyết tật, trong đó số học sinh là Người khuyết tật vận động nhiều, có tới 32 em. Trong đó số học sinh nhập học từ năm 2014 là 20 em, thì có tới 19 em là học sinh khuyết tật vận động. Người khuyết tật vận động theo học tại Hoa Sữa chủ yếu trong độ tuổi 18-23 tuổi chiếm hơn

54

50%, đây là lứa tuổi đang trong giai đoạn HS-SV theo học ở các trường ĐH, CĐ và cơ sở dạy nghề trên cả nước. Tuy nhiên, với mục tiêu mở rộng cơ hội việc làm và thúc đẩy hòa nhập xã hội thông qua việc tăng cường các kỹ năng cũng như chương trình đào tạo nghề May Thêu cho người khuyết tật vận động.

Trường luôn cố gắng và nỗ lực hết mình tạo điều kiện tốt nhất để không chỉ với các em có hoàn cảnh khó khăn, mà còn với các em khuyết tật, khuyết tật vận động nhẹ được đến trường, được học nghề. Vì vậy, đối tượng tuyển sinh ngày càng được mở rộng hơn. Nếu như trước đây, nhà trường chỉ tuyển học sinh trong độ tuổi 16-25 tuổi bị khuyết tật vận động nhẹ và học sinh khiếm thính (câm, điếc bẩm sinh) thì nay, đối tượng tuyển sinh của nhà trường còn mở rộng thêm đối với cả những học sinh tự kỷ ở giai đoạn nhẹ (có độ tuổi từ 14 trở lên), tổn thương tâm lý thể nhẹ và Đối tượng là nạn nhân chất độc màu da cam ở giai đoạn nhẹ. Số e dưới 18 tuổi có 18/45 em. Các em này đều mồ côi cha mẹ từ nhỏ và sống trong các làng trẻ, trung tâm đến hết 16 tuổi theo quy định của Pháp luật, và các em được chuyển tới đây học để được hỗ trợ ĐTN miễn phí.

Biểu 2.1 : Hoàn cảnh gia đình của Người khuyết tật vận động đang theo học tại trường Hoa Sữa

Hộ nghèo và cận nghèo

Mồ côi cha mẹ Dân tộc ít người Con bệnh binh 34,38%

28,1%

31,25

%

6, 25

%

55

Ngoài việc bị khuyết tật vận động và các dạng khuyết tật khác, NKT tại Hoa Sữa có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong số 32 Người khuyết tật vận động của Hoa Sữa thì có tới 11 đối tượng thuộc hộ nghèo và cận nghèo (chiếm tới 34,38 %), 09 đối tượng thuộc diện mồ côi cha mẹ ( chiếm 28,1%), 12 người thuộc dân tộc (chiếm 37,5 %), trong đó có tới 10 người là dân tộc ít người, 2 đối tượng là con bệnh binh. Nhìn chung, Người khuyết tật vận động đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước nhưng có 1 đặc điểm chung là gia đình các em khó khăn về kinh tế, điều kiện sống còn nhiều thiếu thốn. Chính vì vậy, các em đa phần không được học hành đầy đủ và đến với học nghề như để chia sẻ bớt gánh nặng cơm áo gạo tiền cho gia đình và nuôi sống bản thân.

Biểu 2.2 : Các dạng khuyết tật của NKT đang theo học tại Hoa Sữa

Khuyết tật vận động Khuyết tật khiếm thính

Khuyết tật trí tuệ Tự kỷ nhẹ

71,1%

22,2%

4,5

% 2,2%

Người khuyết tật vận động có những hạn chế nhất định về sức khỏe, những thiếu hụt của các cơ quan vận động và khả năng lao động. Vì vậy khi nhận Người khuyết tật vận động, nhà trường còn phải căn cứ trên tình hình sức

56

khỏe và khả năng của học sinh. NKT ở Hoa Sữa chủ yếu bị KTVĐ (các cơ quan vận động: chân, tay, cổ, thân) : 32/45 em (chiếm 71,1%), tiếp theo là KTKT(câm, điếc) : 10 em (chiếm 22,2 %). Cuối cùng là KTTT và tự kỷ thể nhẹ, ngoài ra một số em bị đa khuyết tật.{26}.

Biểu 2.3 : Trình độ văn hóa Người khuyết tật vận động tại Hoa Sữa

0 2 4 6 8 10 12 14

Không biết chữ Lớp 1-5 Lớp 6-9 Lớp 10-12 15,6%

40,6%

37,5%

9,3%

Do những thiệt thòi về mặt thể chất, cũng như nhận thức của gia đình, cộng đồng và điều kiện, hoàn cảnh gia đình, học sinh của Hoa Sữa là người khuyết tật vận động có trình độ văn hóa tương đối thấp. số lượng ngươi khuyết tật vận động của Hoa Sữa không biết chữ hiện vẫn còn, tuy nhiên con số này còn thấp hơn ở người khiếm thính. Chính vì vậy, ngoài việc dạy nghề cho các em thì Hoa Sữa đã luôn chú trọng rèn luyện cho các em các kỹ năng sống để các em hoàn thiện về kiến thức và tự bảo vệ mình. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, số lượng học sinh khuyết tật vận động không biết chữ là 5 em ( chiếm 15,6%), trong khi đó tỷ lệ người khuyết tật vận động có trình độ văn hóa cấp 3 thấp, chỉ có 3/32 em ( chiếm 9,3%). Chủ yếu tỷ lệ học sinh có trình độ cấp 1 và cấp 2 là phổ biến chiếm tới 25/32 em (chiếm 78,1%).

Thực tế cho thấy nhóm học sinh khuyết tật nói chung, cũng như người khuyết tật vận động thường ngại học văn hóa. Do vậy, nhà trường đã quý trọng

57

nhiều đến việc giáo dục, giúp đỡ về vấn đề động cơ học tập, thái độ học tập, tạo điều kiện để các em tiếp cận nhiều hơn với tri thức chung.

Trong bối cảnh này, nhà trường đã chú ý hơn tới việc đa dạng hóa phương thức đào tạo, tổ chức nhiều hình thức kết hợp đào tạo với sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, giúp học sinh khuyết tật vận động ham học hỏi hơn.

Một phần của tài liệu Luận Văn Người khuyết tật, Khía cạnh xã hội, Đào tạo nghề, Công tác xã hội (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)