CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1.3. Đặc điểm tâm – sinh lý của Người khuyết tật vận động
Do khiếm khuyết của bản thân nên Người khuyết tật vận động cũng như những người khuyết tật khác thường tự ti, mặc cảm, sống khép mình, ít giao tiếp với người khác. Người khuyết tật vận động có những khiếm khuyết , hạn chế ở cơ quan vận động, do vậy họ gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống từ việc ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân, làm việc, học tập, đến việc giao tiếp với mọi người,…vì vậy họ rất cần được sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ. Tuy nhiên, cái họ mong muốn nhận được cũng chính là sự đồng cảm từ mọi người trong xã hội chứ không chỉ đơn thuần là sự thương hại, hay bố thí.
Họ dễ cảm thông với những người đồng cảnh ngộ, biết ơn khi được quan tâm giúp đỡ.
Nhiều Người khuyết tật vận động nặng không thể tự chăm lo chuyện sinh hoạt cá nhân thường xuyên phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong gia đình nên họ thường trở nên buồn chán, bi quan. Họ không muốn bị xem là người ăn bám, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chịu nhiều nỗi buồn, áp lực nên Người khuyết tật vận động dễ bị kích động, nổi cáu khó kiềm chế cảm xúc của bản thân và cũng rất hay tự ái. Nếu sống trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhiều Người khuyết tật vận động còn có cảm giác mình bị bỏ rơi.
23
Mặc dù vậy, đa phần Người khuyết tật vận động vẫn là những người có ý chí, nghị lực cao. Họ thường có một khát vọng sống, khát vọng vươn lên mạnh mẽ cái điều mà nhiều người được coi là bình thường không phải ai cũng có được. Người khuyết tật vận động biết được hạn chế của mình nên khi thực hiện việc gì họ thường rất kiên trì và quyết làm cho đến cùng. Với khả năng
“thích nghi bù” (đặc biệt là hoạt động của các giác quan) và sức khỏe của mình, Người khuyết tật vận động luôn mong muốn được làm những công việc phù hợp để có thể tự lập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cống hiến được nhiều cho xã hội.
Ngoài những đặc điểm chung về tâm, sinh lý kể trên của Người khuyết tật vận động thì họ còn có những đặc điểm sinh lý riêng biệt: Có nhiều nguyên nhân gây nên việc khuyết tật cơ quan vận động như: Tai nạn giao thông, bẩm sinh, chất độc điôxin, tai nạn lao động,…nhưng nhìn chung đều làm mất hoặc suy giảm chức năng của cơ quan vận động gây nên những khó khăn trong việc di chuyển đi lại. Trong khi đó thì trí tuệ của người KTVĐ thường vẫn hoàn toàn bình thường, thậm chí còn có người còn có trí tuệ phát triển rất tốt. Vì vậy, người KTVĐ có thể theo học và làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề mà người bình thường làm, đặc biệt là các hoạt động sáng tạo về trí tuệ, văn hóa, nghệ thuật,…
Tóm lại, Người khuyết tật nói chung, người khuyết tật vận động nói riêng thường gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, không chỉ mặt tâm – sinh lý, mà còn cả các mặt khác như: học tập, việc làm,...ở môi trường và khía cạnh nào của cuộc sống họ cũng cần đến sự giúp đỡ, yêu thương của mọi người. Sự quan tâm về mặt tinh thần thường có vai trò rất lớn tạo động lực cho họ phát triển, hòa nhập hơn với cộng đồng.
Khó khăn trong học tập: những hạn chế của cơ thể trong cử động gây khó khăn cho đi lại đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng lĩnh hội kiến thức của người khuyết tật vận động. Vì vậy, để dạy học cho người khuyết tật vận
24
động các Cán bộ xã hội không chỉ cần đến khả năng chuyên môn của người truyền thụ kiến thức, kỹ năng nghề, mà còn cả sự tận tâm, hết lòng, những tình cảm yêu thương chân thực. Người khuyết tật vận động cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của cơ thể và cần sự đầu tư về cơ sở vật chất phù hợp nhằm hỗ trợ cho họ trong quá trình học tập được dễ dàng và hiệu quả.
Khó khăn trong việc làm: Có thể nói rằng, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có những nỗ lực to lớn trong việc hỗ trợ người khuyết tật nói chung ở nhiều phương diện, trong đó có cả vấn đề giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm. Tuy nhiên, do những hạn chế, cũng như sự nhận thức của bản thân người khuyết tật vận động mà gia đình và cộng đồng vô hình chung cũng đã gây nhiều trở ngại cho con đường hòa nhập cộng đồng của họ.
Một số người khuyết tật vận động cảm thấy mặc cảm với mọi người nên ngại giao tiếp và không tin tưởng vào bản thân, một số DN có tính chất công việc phù hợp với Người khuyết tật vận động nhưng lại sợ ảnh hưởng tới doanh thu, tiến độ công việc và cũng thiếu sự tin tưởng vào khả năng của Người khuyết tật vận động nên không tiếp nhận họ vào làm việc. Vì vậy, thực tế đã đòi hỏi chúng ta cần nhìn nhận Người khuyết tật vận động ở khía cạnh tích cực và nhân văn hơn. Để làm được điều đó, ngoài việc lựa chọn cho Người khuyết tật vận động những công việc phù hợp với khả năng, giao đúng việc đúng người, còn cần tới sự hợp tác, tin tưởng vào khả năng của Người khuyết tật vận động của chính DN, xí nghiệp đã nêu trên.
Hôn nhân: Người khuyết tật vận động cũng như những người khuyết tật khác gặp rất nhiều cản trở trong vấn đề tìm kiếm người bạn đời của mình, mặc dù họ cũng có tâm sinh lý như người bình thường, cũng có những mong muốn tìm được người mình thương yêu, được lập gia đình. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến họ gặp khó khăn. Khi lập gia đình, người ta thường có xu hướng lựa chọn những gen tốt, những người bình thường không có khiếm
25
khuyết để có những đứa con lành mạnh, vì vậy đa phần Người khuyết tật vận động thường kết hôn với những người có hoàn cảnh chung giống mình. Đây có thể được coi là một quan niệm phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, những Người khuyết tật vận động khi lập gia đình lại thường phải chịu sự phản đối của chính các gia đình, do họ sợ nếu lấy nhau con cái sẽ khổ hoặc lo sợ họ không thể có đủ điều kiện để chăm sóc chu đáo cho cuộc sống gia đình. Mặt khác, người khuyết tật thường có những mặc cảm bản thân sẽ làm khổ người mình yêu. Do vậy, họ thường khó tìm kiếm được hạnh phúc lứa đôi.
Kỳ thị-Phân biệt đối xử: Sự phân biệt, kỳ thị của cộng đồng là nguyên nhân to lớn, gây nên những cản trở cho cuộc sống của không chỉ những người khuyết tật vận động mà còn đối với những người khuyết tật ở dạng khác. Sự kỳ thị không phải chỉ là về mặt vật chất mà nó còn là những vấn đề thuộc về tâm lý, sự nhận thức của các cá nhân trong cộng đồng.