Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận Văn Người khuyết tật, Khía cạnh xã hội, Đào tạo nghề, Công tác xã hội (Trang 20 - 137)

(1) Thực trạng đào tạo nghề đối với người khuyết tật vận động tại trường TC DL KT-DL Hoa Sữa?

(2) Hoạt động trợ giúp CTXH về vấn đề dạy nghề cho người khuyết tật vận động tại trường TC DL KT-DL Hoa Sữa diễn ra như thế nào?

(3) Làm thế nào để nâng cao hiệu quả trợ giúp CTXH về vấn đề dạy nghề đối với người khuyết tật vận động tại trường TC DL KT-DL Hoa Sữa?

7. P ƣơng p áp ng ên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu

Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, chọn lọc, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về vấn đề nghiên cứu là phương pháp thu thập thông tin dựa trên những tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, người khuyết tật,…

Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: Điều kiện tự nhiên, Kinh tế - xã hội của Trường TC KT-DL Hoa Sữa, các báo cáo số liệu về cơ sở vật chất, giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường,...

7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là cuôc đối thoại lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm kiếm thông tin về cuộc sống kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin qua chính ngôn ngữ của người ấy.

17

Trong luận văn, việc Phỏng vấn sâu được tiến hành với 13 trường hợp, bao gồm: 3 người là các cán bộ, lãnh đạo Trường là : Trưởng/phó phòng đào tạo, Cán bộ quản lý Trung tâm dành cho Người khuyết tật. Ngoài ra luận văn cũng tiến hành phỏng vấn 08 học sinh Khuyết tật vận động đang theo học tại Trường TC KT-DL Hoa Sữa và 02 học sinh đã ra trường và đi làm. Việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đich tìm hiểu thêm thông tin bên ngoài các tư liệu thống kê, khai thác thông tin sâu từ phía các nhóm đối tượng khác nhau phục vụ cho nội dung nghiên cứu.

7.3. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp, chụp ảnh và ghi chép lại những nhân tố liên quan đến mục đích và đề tài nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp quan sát nhằm nhận định một cách trực quan về thực trạng đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại trường TC KT-DL Hoa Sữa và qua đó phát hiện các yếu tố cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả trợ giúp CTXH về vấn đề đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại trường TC KT-DL Hoa Sữa.

8. Nội dung luận văn

Luận văn gồm 2 phần : Phần mở đầu và phần Nội dung Phần nội dung bao gồm 3 nội dung chính như sau:

- Chương I: Những vấn đề lý luận về đào tạo nghề cho người khuyết tật qua các hoạt động trợ giúp của CTXH.

- Chương II: Thực trạng đào tạo nghề tại trường Trung cấp KT-DL Hoa Sữa.

- Chương III: Hoạt động trợ giúp trong đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại trường TC KT-DL Hoa Sữa

18

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CTXH 1.1. Một số khái niệm cơ bản l ên qu n đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Một số Khái niệm

1.1.1.1. Khái niệm về khuyết tật

 Khái niệm khuyết tật ( Khiếm khuyết):

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm hoặc sinh lý.{8}

Dựa vào khái niệm trên, tác giả xin đưa ra cách về khái niệm Khuyết tật được dung trong luận văn như sau: khuyết tật là hậu quả của sự khiếm khuyết, làm giảm thiểu chức năng hoạt động của các cơ quan cảm giác, vận động hay trí não.

 Khái niệm Người khuyết Tật :

Theo Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật ngày 06 tháng 12 năm 2006, của Đại hội đồng Liên hợp quốc thì: “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”.{9}

Khái niệm trên cũng đã tương đối đầy đủ khi nói đến NKT. Từ những khiếm khuyết để xếp vào là NKT và ảnh hưởng của những khiếm khuyết đó đến cuộc sống của NKT. Trên thực tế hiện nay ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm về NKT hoặc người tàn tật do mỗi một quan niệm đều đứng trên một góc nhìn khác nhau và dựa trên mục đích khác nhau.

19

Theo quy định của Luật Người khuyết tật được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010 thì NKT được hiểu là: “Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” .{10}

Theo cách hiểu này thì NKT bao gồm cả những người bị khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh,…

Trong luận văn, NKT được hiểu là : Đó là những người bị khiếm khuyết một bộ phận hoặc một chức năng bình thường của con người khiến người đó suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng hoạt động, lao động và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

1.1.1.2. Khái niệm nghề, đào tạo nghề, đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động

 Khái niệm nghề

Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà ở đó, nhờ vào mức độ được đào tạo và kinh nghiệm làm việc mà con người có được những kiến thức, và những kỹ năng nhất định để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

 Khái niệm đào tạo nghề

Theo tài liệu của Bộ LĐTB – XH xuất bản năm 2006 thì khái niệm ĐTN được hiểu một cách khá đầy đủ: “Là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học có thể thực hành được một nghề trong xã hội”.{11}

Như vậy, khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở sự trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn đề cập đến cả thái độ lao động cơ bản nữa.

 Khái niệm đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động:

Trong luận văn này, đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động được hiểu là hoạt động nhằm giúp người khuyết tật vận động được tham gia vào

20

các lớp học nghề phù hợp với đặc điểm, khả năng của họ. Kết thúc quá trình học nghề, người khuyết tật vận động được trang bị không những kiến thức, thao tác nghề nghiệp mà còn có thái độ sống tích cực, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

1.1.1.3. Khái niệm việc làm, việc làm cho Người khuyết tật vận động

 Khái niệm việc làm:

Thực tế cho thấy, đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta lại có thể đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về việc làm.

Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó”.{12}

Theo Điều 13 Bộ Luật lao động Việt Nam: “Mọi hoạt động tạo ra nhu nhập, không bị Pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.{13}

Trong luận văn này ,Việc làm có thể được hiểu là tất cả các hoạt động của con người tác động vào môi trường tự nhiên hoặc vật chất nhằm tạo ra thu nhập. Đồng thời nó cũng là dạng thức đặc biệt, giúp con người làm việc, nơi họ được lao động, cống hiến và thể hiện bản thân.

 Khái niệm việc làm cho người khuyết tật vận động

Dựa trên khái niệm việc làm nói trên, Tôi xin đưa ra khái niệm về việc làm cho người khuyết tật vận động như sau: là mọi hoạt động tạo ra thu nhập cho người khuyết tật vận động, được pháp luật ghi nhận và phải phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân người khuyết tật vận động cũng như nhu cầu của thị trường lao động.

1.1.1.4. Khái niệm công tác xã hội

Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế đưa ra một định nghĩa thống nhất về CTXH: “Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng

21

các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.”.{14}

Tóm lại, CTXH là: một khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế nâng cao năng lực, tăng cường các chức năng xã hội nhằm ứng phó với những vấn đề xã hội tiêu cực xảy ra từ đó hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

1.1.2. Các dạng khuyết tật

Thực tế cho thấy, trong xã hội đã tồn tại nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP có quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, trong đó tại điều 2 đã quy định rõ các dạng khuyết tật cụ thể như sau:

 Khuyết tật vận động:

Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

 Khuyết tật khiếm thính (khuyết tật nghe nói):

Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

 Khuyết tật khiếm thị:

Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

 Khuyết tật thần kinh, tâm thần:

Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

22

 Khuyết tật trí tuệ:

Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

 Khuyết tật khác:

Là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên.{15}

1.1.3. Đặc điểm tâm – sinh lý của Người khuyết tật vận động Đặc điểm tâm- sinh lý

Do khiếm khuyết của bản thân nên Người khuyết tật vận động cũng như những người khuyết tật khác thường tự ti, mặc cảm, sống khép mình, ít giao tiếp với người khác. Người khuyết tật vận động có những khiếm khuyết , hạn chế ở cơ quan vận động, do vậy họ gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống từ việc ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân, làm việc, học tập, đến việc giao tiếp với mọi người,…vì vậy họ rất cần được sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ. Tuy nhiên, cái họ mong muốn nhận được cũng chính là sự đồng cảm từ mọi người trong xã hội chứ không chỉ đơn thuần là sự thương hại, hay bố thí.

Họ dễ cảm thông với những người đồng cảnh ngộ, biết ơn khi được quan tâm giúp đỡ.

Nhiều Người khuyết tật vận động nặng không thể tự chăm lo chuyện sinh hoạt cá nhân thường xuyên phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong gia đình nên họ thường trở nên buồn chán, bi quan. Họ không muốn bị xem là người ăn bám, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chịu nhiều nỗi buồn, áp lực nên Người khuyết tật vận động dễ bị kích động, nổi cáu khó kiềm chế cảm xúc của bản thân và cũng rất hay tự ái. Nếu sống trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhiều Người khuyết tật vận động còn có cảm giác mình bị bỏ rơi.

23

Mặc dù vậy, đa phần Người khuyết tật vận động vẫn là những người có ý chí, nghị lực cao. Họ thường có một khát vọng sống, khát vọng vươn lên mạnh mẽ cái điều mà nhiều người được coi là bình thường không phải ai cũng có được. Người khuyết tật vận động biết được hạn chế của mình nên khi thực hiện việc gì họ thường rất kiên trì và quyết làm cho đến cùng. Với khả năng

“thích nghi bù” (đặc biệt là hoạt động của các giác quan) và sức khỏe của mình, Người khuyết tật vận động luôn mong muốn được làm những công việc phù hợp để có thể tự lập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cống hiến được nhiều cho xã hội.

Ngoài những đặc điểm chung về tâm, sinh lý kể trên của Người khuyết tật vận động thì họ còn có những đặc điểm sinh lý riêng biệt: Có nhiều nguyên nhân gây nên việc khuyết tật cơ quan vận động như: Tai nạn giao thông, bẩm sinh, chất độc điôxin, tai nạn lao động,…nhưng nhìn chung đều làm mất hoặc suy giảm chức năng của cơ quan vận động gây nên những khó khăn trong việc di chuyển đi lại. Trong khi đó thì trí tuệ của người KTVĐ thường vẫn hoàn toàn bình thường, thậm chí còn có người còn có trí tuệ phát triển rất tốt. Vì vậy, người KTVĐ có thể theo học và làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề mà người bình thường làm, đặc biệt là các hoạt động sáng tạo về trí tuệ, văn hóa, nghệ thuật,…

Tóm lại, Người khuyết tật nói chung, người khuyết tật vận động nói riêng thường gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, không chỉ mặt tâm – sinh lý, mà còn cả các mặt khác như: học tập, việc làm,...ở môi trường và khía cạnh nào của cuộc sống họ cũng cần đến sự giúp đỡ, yêu thương của mọi người. Sự quan tâm về mặt tinh thần thường có vai trò rất lớn tạo động lực cho họ phát triển, hòa nhập hơn với cộng đồng.

Khó khăn trong học tập: những hạn chế của cơ thể trong cử động gây khó khăn cho đi lại đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng lĩnh hội kiến thức của người khuyết tật vận động. Vì vậy, để dạy học cho người khuyết tật vận

24

động các Cán bộ xã hội không chỉ cần đến khả năng chuyên môn của người truyền thụ kiến thức, kỹ năng nghề, mà còn cả sự tận tâm, hết lòng, những tình cảm yêu thương chân thực. Người khuyết tật vận động cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của cơ thể và cần sự đầu tư về cơ sở vật chất phù hợp nhằm hỗ trợ cho họ trong quá trình học tập được dễ dàng và hiệu quả.

Khó khăn trong việc làm: Có thể nói rằng, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có những nỗ lực to lớn trong việc hỗ trợ người khuyết tật nói chung ở nhiều phương diện, trong đó có cả vấn đề giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm. Tuy nhiên, do những hạn chế, cũng như sự nhận thức của bản thân người khuyết tật vận động mà gia đình và cộng đồng vô hình chung cũng đã gây nhiều trở ngại cho con đường hòa nhập cộng đồng của họ.

Một số người khuyết tật vận động cảm thấy mặc cảm với mọi người nên ngại giao tiếp và không tin tưởng vào bản thân, một số DN có tính chất công việc phù hợp với Người khuyết tật vận động nhưng lại sợ ảnh hưởng tới doanh thu, tiến độ công việc và cũng thiếu sự tin tưởng vào khả năng của Người khuyết tật vận động nên không tiếp nhận họ vào làm việc. Vì vậy, thực tế đã đòi hỏi chúng ta cần nhìn nhận Người khuyết tật vận động ở khía cạnh tích cực và nhân văn hơn. Để làm được điều đó, ngoài việc lựa chọn cho Người khuyết tật vận động những công việc phù hợp với khả năng, giao đúng việc đúng người, còn cần tới sự hợp tác, tin tưởng vào khả năng của Người khuyết tật vận động của chính DN, xí nghiệp đã nêu trên.

Hôn nhân: Người khuyết tật vận động cũng như những người khuyết tật khác gặp rất nhiều cản trở trong vấn đề tìm kiếm người bạn đời của mình, mặc dù họ cũng có tâm sinh lý như người bình thường, cũng có những mong muốn tìm được người mình thương yêu, được lập gia đình. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến họ gặp khó khăn. Khi lập gia đình, người ta thường có xu hướng lựa chọn những gen tốt, những người bình thường không có khiếm

Một phần của tài liệu Luận Văn Người khuyết tật, Khía cạnh xã hội, Đào tạo nghề, Công tác xã hội (Trang 20 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)