Các ngành nghề đào tạo

Một phần của tài liệu Luận Văn Người khuyết tật, Khía cạnh xã hội, Đào tạo nghề, Công tác xã hội (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRƯỜNG

3.2.2. Các hoạt động đào tạo nghề

3.2.2.1. Các ngành nghề đào tạo

Trước đây, tại thời điểm thành lập trường năm 1994 chưa có Trung tâm May-Thêu dành cho người khuyết tật. Tuy nhiên đến năm 1997, một số gia đình có con em là trẻ khuyết tật vận động tại Hà Nội có nhu cầu cho con em của mình theo học tại Trường đã tìm tới Hoa Sữa với mong muốn cho các em được học nghề. Lãnh đạo trường Hoa Sữa đã trăn trở không biết sẽ dạy gì cho các em và dạy như thế nào?

Sau quá trình cân nhắc những ngành nghề phù hợp cho người khuyết tật vận động , và đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Lãnh đạo nhà trường đã quyết định chọn nghề May-Thêu để dạy cho người khuyết tật vận động vì nó phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật vận động. Bên cạnh đó, nó tạo ra các sản phẩm phục vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch lĩnh vực mà xã hội đang có nhiều nhu cầu, đồng thời hợp với tiêu chí du lịch mà trường đang hướng tới.

Từ những ngày đầu nhen nhóm đến khi thành lập trung tâm May-Thêu là muôn vàn những khó khăn. Từ những khó khăn trong đào tạo xen kẽ giữa người khuyết tật và người không khuyết tật, Người khuyết tật vận động với người không khuyết tật vận động,...cho đến tìm kiếm giáo viên, xây dựng chương trình học cũng gặp không ít trở ngại. Vì học sinh khuyết tật vận động thường gặp khó khăn hơn trong vấn đề đi lại, giao tiếp so với các bạn đồng trang lứa. Khó khăn hơn hết là tìm kiếm, vận động các cơ quan, Doanh nghiệp cùng chung tay với Hoa Sữa giải quyết việc làm cho Người khuyết tật vận động sau khi ra trường. Cái khó của thời điểm đó là xã hội nhìn nhận người khuyết tật cũng

76

khác bây giờ, và họ chưa thực sự tin tưởng vào khả năng của những người khuyết tật như vậy.

Vượt lên trên những khó khăn đó, Hoa Sữa đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác đào tạo nghề cho Người khuyết tật vận động bằng cái tâm, sự tận tụy của thầy cô giáo nhà trường. Và trở thành mô hình làm công tác xã hội tiên phong ở Việt Nam được các tổ chức trong và ngoài nước đến học hỏi và nhân rộng mô hình.

Xin được mượn lời của Cô Lê Thị Kim Phượng, nguyên là Hiệu phó nhà trường, khi được hỏi về quan điểm của nhà trường trong đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động: “ Đào tạo nghề cho những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn nói chung và người khuyết tật, Người khuyết tật vận động nói riêng tại Hoa Sữa đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ và đồng lòng của tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường trong những năm qua. Những thành tựu và sự ghi nhận của đông đảo các tổ chức, Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã và đang là nguồn động lực to lớn cho nhà trường trong quá trình thực hiện sứ mệnh cao cả là giúp đỡ những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, được học nghề và có việc làm phù hợp.”

Tại Hoa Sữa, hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động xoay quanh 2 ngành nghề May công nghiệp và Thêu và kết hợp may-thêu. Lý do vì, ngành May – Thêu phù hợp với điều kiện sức khỏe của Người khuyết tật vận động. Thêm vào đó, sản phẩm của ngành May – Thêu cũng phục vụ cho ngành Du lịch và phù hợp với mục tiêu, cũng như định hướng phát triển của trường.

Mặc dù có rất nhiều ngành nghề Người khuyết tật vận động có thể theo học, song do khả năng và mối quan hệ về đối tác của Hoa Sữa, mới có thể nhận Người khuyết tật vận động đi làm và tiêu thụ sản phẩm của Người khuyết tật

77

vận động ở hai ngành May – Thêu nên hiện tại Hoa Sữa tập trung vào dạy 2 nghề này cho Người khuyết tật vận động.

STT Giới tính Lớp may Lớp thêu

1 Nam 08 02

2 Nữ 12 10

Học sinh ở Trung tâm may –thêu đa phần là nữ, tỷ lệ nam ít hơn ở cả 2 lớp may-thêu.

Em Hà Đình Tùng, một học sinh khuyết tật của Hoa Sữa đã bày tỏ suy nghĩ của mình khi được hỏi về việc quan điểm của cá nhân em xoay quanh vấn đề nhà trường có nên mở rộng thêm một số ngành nghề khác?“ Đối với chúng em mà nói, được theo học tại Hoa Sữa thực sự đã là điều hết sức may mắn. Bởi vì chúng em chỉ là số ít trong những người khuyết tật khác trong cả nước có cơ hội được học nghề. Học tại Hoa Sữa chúng em được hoàn toàn miễn giảm học phí, em nghĩ đó không phải điều đơn giản với trường. Tuy nhiên, em cũng có mong muốn có thêm nhiều bạn khuyết tật, có hoàn cảnh như chúng em được học nghề và có việc làm sau học nghề. Muốn được như vậy thì nhà trường cũng rất cần mở rộng thêm ngành nghề mà em nghĩ cũng rất phù hợp như một số ngành nghề thủ công…”

Đối với lãnh đạo trường Hoa Sữa khi được hỏi về việc mở thêm những ngành nghề mới cho người khuyết tật vận động tại Hoa Sữa trong tương lai.

Ông Vũ Triệu Quân – Hiệu Trưởng trường TC KT – DL Hoa Sữa chia sẻ:

“Trong thời buổi hiện nay có rất nhiều ngành nghề mà Người khuyết tật vận động có thể theo học, và cũng có nhiều các cơ sở công lập đào tạo nghề cho người khuyết tật cũng như người khuyết tật vận động. Bản thân trường Hoa Sữa cũng muốn có thể đưa thêm nhiều ngành nghề vào. Song do điều kiện

78

kinh tế của trường hiện nay chưa cho phép, và việc tìm đầu ra cho các sản phẩm thuộc ngành nghề khác do người khuyết tật vận động làm ra, cũng như nơi nhận họ vào làm sau khi ra trường là một bài toán khó mà hiện nay nhà trường vẫn còn trong quá trình đi tìm lời giải. Vì vậy nên, trước mắt trong những năm tới trường Hoa Sữa vẫn sẽ chủ yếu tập trung vào phát triển và mở rộng 2 ngành May – Thêu cho người khuyết tật và Người khuyết tật vận động”.

Một phần của tài liệu Luận Văn Người khuyết tật, Khía cạnh xã hội, Đào tạo nghề, Công tác xã hội (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)