Vai trò của NVXH

Một phần của tài liệu Luận Văn Người khuyết tật, Khía cạnh xã hội, Đào tạo nghề, Công tác xã hội (Trang 102 - 106)

CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRƯỜNG

3.3. Hoạt động trợ giúp CTXH, tạo việc làm, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật vận động tạ trường TC KT-DL Hoa Sữa

3.3.4. Vai trò của NVXH

NVXH đóng vai trò rất quan trọng và linh hoạt trong hoạt động trợ giúp người khuyết tật vận động tại trường Hoa Sữa. Nói như vậy bởi vì, với một ngôi trường hoạt động phi lợi nhuận mỗi NVXH vừa là người thầy truyền đạt kiến thức nghề cho học sinh, vừa là người hỗ trợ các em khi cần thiết dựa trên kiến thức, kinh nghiệm CTXH của mình. Người khuyết tật vận động sau khi được tiếp nhận vào trường, sẽ được học ở lớp may, thêu, hoặc tổng hợp may-thêu dựa trên khả năng tiếp thu của học sinh đó. Đối với một số học sinh, do mức độ khuyết tật cũng như khả năng của mình dẫn tới việc các em chưa thể theo học được. Thì NVXH có vai trò trợ giúp các em hòa nhập nghề, làm quen với nghề. Minh chứng cho điều đó là một số trường hợp các em bị khuyết tật vận động nhưng có những biểu hiện của tổn thương tâm lý thể nhẹ, đã được sự hỗ trợ của các NVXH của trường và đã có thể theo học cùng với các bạn. Thông qua việc NVXH vận dụng kiến thức về tâm sinh lý của Người khuyết tật vận động, cũng như theo dõi, quan sát Người khuyết tật vận động ăn ở, đi đứng, sinh hoạt hàng

99

ngày để có những hỗ trợ, can thiệp phù hợp và hướng dẫn các em những kỹ năng cơ bản nhất.

NVXH và các thầy cô giáo trong trường như người mẹ thứ hai đối với các em, đặc biệt là với Người khuyết tật vận động. Các thầy cô đóng vai trò là người giáo dục, mang tri thức đến với các em. Học tại trường, các em được cung cấp những kiến thức sống cơ bản nhất để nâng cao hiểu biết và phòng vệ cho bản thân. Hàng năm, nhà trường vẫn thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, tập huấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên, tác hại và phòng chống HIV/AIDS, kiến thức về bảo vệ môi trường... Điều đó có tác động tích cực tới nhận thức của học sinh, giúp Người khuyết tật vận động nâng cao kỹ năng sống.

Trong nội dung cuộc phỏng vấn sâu với một học sinh khuyết tật vận động của trường, em bị khuyết tật ở chân và phải ngồi xe lăn, em đang theo học tại lớp Thêu của trường. Em đã chia sẻ về lợi ích của việc được tham gia các hoạt động ngoại khóa khi theo học tại Hoa Sữa: “ Bản thân em là một người khuyết tật vận động, do vậy em gặp nhiều trở ngại trong vấn đề đi lại, giao tiếp với mọi người.

Vì thế em có nhiều hạn chế về kiến thức xã hội, thiếu sự chỉ dạy của mọi người.

Nhưng từ khi trở thành học sinh của Hoa Sữa, em đã được học và tiếp thu rất nhiều kiến thức mới. Ngoài học nghề, nhà trường còn tạo điều kiện cho chúng em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa, trao đổi và hướng dẫn chúng em cách bảo vệ bản thân. Em nghĩ rằng, đây là những hoạt động mang tính tích cực của Hoa Sữa và cần được duy trì , đặc biệt là các hoạt động mang tính cộng đồng, rút ngắn khoảng cách giữa những người khuyết tật như chúng em với những người không khuyết tật trong xã hội”.

Người khuyết tật vận động ý thức rất rõ về sức khỏe của mình và cả những khiếm khuyết trên cơ thể của họ. Bởi vậy, họ là những người rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Do vậy giúp NKT hòa nhập nghề thôi là chưa đủ,

100

NVXH phải là những người biết lắng nghe, chia sẻ và cảm thông với hoàn cảnh, số phận Người khuyết tật vận động. Hiểu rõ điều đó, trường Hoa Sữa đã lập nên phòng tâm lý, để giúp các em bày tỏ, chia sẻ những cảm xúc, tình cảm của mình và tư vấn cho các em khi các em gặp những vướng mắc. Các em luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà trường, NVXH thường xuyên quan sát và theo dõi sát sao khi các em có những biểu hiện lạ, và những thay đổi. ở lứa tuổi trung bình từ 14-25, là giai đoạn các em thường nảy sinh những vấn đề tình cảm đôi lứa, có những tâm sự riêng, và một số em có thể xuất hiện tâm lý bất mãn. Lúc này, vai trò của NVXH rất quan trọng, trở thành những người tư vấn, tạo sự thay đổi tích cực cho Người khuyết tật vận động. Tất cả những việc làm đó của NVXH đều hướng đến một mục đích là: Giúp đối tượng học sinh là Người khuyết tật vận động chia sẻ, giải tỏa được những tâm lý tiêu cực, những khó khăn trong cuộc sống, vui vẻ, tự tin hòa nhập với mọi người. Xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng để Người khuyết tật vận động có tâm lý ổn định giúp đạt kết quả cao hơn trong học tập, cuộc sống.

Ngoài ra, nhân viên xã hội còn là những người tìm kiếm nguồn lực, vận động nguồn lực trợ giúp người khuyết tật vận động trong quá trình học tập tại trường, và tìm kiếm các cơ hội việc làm mới cho người khuyết tật vận động. Với sứ mệnh cao cả của mình, Hoa Sữa luôn quan tâm tới lợi ích của học sinh của trường nói chung, và đối với Người khuyết tật vận động nói riêng. Nhà trường luôn kêu gọi sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước bằng cơ sở vật chất, tài chính và tích cực tìm kiếm các mối hàng để các em có điều kiện thực hành tay nghề, khi tay nghề của các em đã chắc chắn. 100% học sinh của trường, sau khi ra trường được các xí nghiệp, nhà may là đối tác của trường nhận vào làm việc và được trả mức lương phù hợp, đủ để các em trang trải cuộc sống của mình.

101

Một trường học được đánh giá cao trong hoạt động đào tạo nghề cho Người khuyết tật vận động như Hoa Sữa, được thừa nhận cả trong và ngoài nước, tại sao lại cần tới công tác xã hội, và khi nêu cao vai trò của nhân viên xã hội, họ sẽ làm được gì nhằm thúc đẩy hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động được hiệu quả hơn? Điều đó nói lên vai trò của nhân viên xã hội và tầm quan trọng của việc đưa công tác xã hội vào hoạt động hỗ trợ trong ĐTN cho Người khuyết tật vận động.

Nhân viên xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ Người khuyết tật vận động thông qua hoạt động nhóm, nhằm giúp họ tự tin hơn, định hướng tương lai và thông qua đó, giúp từng thành viên nhóm vượt qua được những khó khăn, trở ngại về mặt tâm lý, việc làm, các mối quan hệ xã hội, tự chủ trong cuộc sống (lối sống, nhân cách).

Việc giúp Người khuyết tật vận động được tham gia vào nhóm đồng đẳng là việc làm hết sức cần thiết, ở đó các em sẽ tìm thấy sự đồng điệu tâm hồn, những người cùng chung chí hướng và hoản cảnh giống mình, cũng có những trở ngại trong vấn đề sức khỏe. Người khuyết tật vận động sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp, trong cuộc sống và việc làm. Góp phần tạo động lực thúc đẩy họ học nghề tốt hơn , có những cơ hội việc làm tốt hơn.

Bên cạnh đó, cùng hoàn cảnh với nhau giúp các em dễ dàng chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống, giúp nhau vượt qua những rào cản về mặt tâm lý, tâm trạng. Từ đó định hướng được tương lai.

Hoạt động nhóm, giúp các em cải thiện được mối quan hệ xã hội với những người đồng đẳng với mình, tự chủ hơn trong cuộc sống . tự tin trong việc cùng nhau định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề.

Bên cạnh việc nhân viên xã hội làm nổi bật vai trò của mình thông qua việc hỗ trợ hoạt động nhóm những người khuyết tật đồng đẳng. Nhân viên xã hội

102

cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc kết nối, tạo dựng mối quan hệ gắn kết không chỉ giữa những người khuyết tật vận động với những người khuyết tật khác nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, mà còn gắn kết những người khuyết tật vận động với những người lành lặn nhằm giúp Người khuyết tật vận động có niềm tin vào cuộc sống và phát huy lối sống lành mạnh.

Hoa Sữa cũng rất chú trọng và quan tâm tới việc đưa công tác xã hội vào hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động. Tuy nhiên, đội ngũ những người được đào tạo về công tác xã hội còn mỏng, mới chỉ có 3/74 cán bộ, giáo viên của trường được đào tạo công tác xã hội thực sự. Chính vì vậy, nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong việc tìm kiếm, đào tạo những nhân viên xã hội thực thụ, góp phần vào quá trình đào tạo nghề, giúp ĐTN hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Luận Văn Người khuyết tật, Khía cạnh xã hội, Đào tạo nghề, Công tác xã hội (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)