Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA, ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN ĐÔNG YÊN

1.2. Khái quát về điều kiện địa tự nhiên, kinh tế, xã hội và đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Đông Yên là một xã thuộc phía Tây huyện Quốc Oai cách Thị trấn Quốc Oai 6 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 30km về phía Tây. Hiện nay xã có bốn thôn Đông Hạ, Đông Thượng, Yên Thái, Việt Yên. Địa hình xã Đông yên khá phức tạp nằm trong vùng bán sơn địa, đồng ruộng xen lẫn gò đồi. Đây là vùng tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng cho nên có sự chênh lệch độ cao rất lớn. Cao độ giảm dần từ Tây ắc xuống Đông Nam. Phía ắc Đông Yên giáp với xã Hòa Thạch cùng huyện Quốc Oai. Phía Nam giáp với xã Thủy Xuân Tiên và thị trấn Xuân Mai thuộc huyện Chương Mỹ. Phía Tây giáp với xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa ình. Phía Đông giáp với xã Cấn Hữu, cùng huyện Quốc Oai và xã Đông Sơn thuộc huyện Chương Mỹ.

Đông Yên được bao bọc bởi hệ thống đường bộ và đường sông. Phía nam là con đường quốc lộ 6A - con đường huyết mạch nối từ thủ đô Hà Nội lên các tỉnh tây bắc tổ quốc. Phía Tây là quốc lộ 21A con đường chạy từ Xuân Mai lên ngã ba Hòa Lạc. ên trong đường 21A là rừng Ngang, núi Voi, núi Vua à. Phía Đông là hạ lưu con sông Tích Giang- phát nguyên từ Ba Vì chảy tiếp đên Tân Trượng rồi nối với sông Bùi. Nhờ vị trí địa lý ấy Đông Yên trở thành những tuyến giao thông huyết mạch, có vị trí trọng yếu về phòng thủ và chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đồng thời mang tầm chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô Hà Nội và của đất nước. Cũng nhờ đó người dân có nhiều cơ hội giao lưu kinh tế- văn hóa- xã hội với các địa phương trong và ngoài huyện. Những điều kiện tự nhiên như vậy đã mang đến cho Đông Yên một vẻ đẹp tự nhiên hài hòa giữa đất trời rộng lớn, vừa có núi vừa có sông.

Diện tích xã Đông Yên hiện nay khoảng 10.787,8 km2 trong đó đất canh tác có 2.338 mẫu ắc ộ nằm ở 30 quả đồi khác nhau. Kể từ khi thành lập xã ( 7-1948) bình quân diện tích đất canh tác gần 7 sào ắc ộ/ người. Đến năm 2011, hiện trạng các loại đất của xã như sau:

+ Đất nông nghiệp: 790,24 ha (chiếm 70,63% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã).

+ Đất phi nông nghiệp (không bao gồm đất ở): 325,77 ha (chiếm 29,12%

diện tích đất tự nhiên)

+ Đất ở nông thôn: 209,95ha (chiếm 18,77% diện tích đất tự nhiên)

Dân số toàn xã Đông Yên kể từ khi thành lập năm 1948 là 3380 người, đến năm 2018 là 13,786 người phân bố ở bốn thôn với mật độ 918 người/km2, đều thuộc dân tộc Kinh. Hiện nay, cơ cấu việc làm của người dân rất đa dạng. Có 75% lao động trong nông lâm ngư nghiệp, 14% lao động trong công nghiệp, 11% lao động trong thương mại- dịch vụ, hành chính sự nghiệp. Lao động qua đào tạo chiếm 30% chủ yếu qua đào tạo nghề ngắn ngày. Đến năm 2018, số hộ nghèo của xã còn 16 hộ chiếm 0,43% tổng số hộ dân, hộ cận nghèo là 205, chiếm 5,67%.

Cơ cấu việc làm của người nông dân xã Đông Yên dần chuyển hướng từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, được phân chia thành các nhóm xã hội như:

+ Nhóm nông dân nhận ruộng khoán (ruộng, ao, đầm,..) và sản xuất nông nghiệp thuần túy

+ Nhóm nông dân nhận ruộng khoán (ruộng, ao, đầm,..)và kết hợp sản xuất nông nghiệp với các hình thức tiểu- thủ công nghiệp, dịch vụ hay lao động làm thuê trong và ngoài địa phương

+ Nhóm nông dân nhận ruộng khoán (ruộng, ao, đầm,..) và thuê thêm ruộng khoán để sản xuất- kinh doanh nông nghiệp dưới hình thức trang trại hoặc gia trại bằng lao động gia đình hoặc lao động thuê ngoài

+ Nhóm nông dân chuyên làm dịch vụ,...

+ Nhóm nông dân không có ruộng (do cho thuê, cầm cố, bán hoặc những gia đình trẻ mới tách hộ,... phải làm thuê trong nông nghiệp và tại địa phương hay trong các khu công nghiệp ( làm người giúp việc ở đô thị, công nhân ở các cơ sở công nghiệp, dịch vụ trong nước, các công ty nước ngoài trên địa bàn huyện, tỉnh lân cận,...)

Như vậy, trong lực lượng nông dân xã Đông Yên đã hình thành và phát triển những người lao động làm thuê, chủ sản xuất kinh doanh hộ gia đình (trang trại, gia trại), kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác kiểu mới. Các nhóm nông dân sản xuất hàng hóa nông nghiệp, nông dân- lao động tiểu, thủ công nghiệp, nông dân- công nghiệp, nông dân- dịch vụ,... ngày càng trở nên phổ biến. Họ không còn lao động thuần túy bằng sức người mà còn có sự hỗ trợ đắc lực của máy cơ giới, điện, sản phẩm công nghệ,...ở các mức độ khác nhau. Hầu như không có sự phân định rạch ròi người nông dân thuộc nhóm nhất định nào, để đảm bảo nhu cầu ngày càng cao của mình họ trở nên năng động, sáng tạo hơn. Một người nông dân có thể vừa canh tác trên lĩnh vực nông nghiệp, vừa lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, có thể vừa

kinh doanh, dịch vụ,... Tính mềm dẻo, uyển chuyển nhanh chóng thích nghi với điều kiện mới là điểm sáng trong tính cách của những người làm nông nghiệp.

Đông Yên nằm trong khu vực tiểu Đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có bốn mùa xuân, hè, thu, đông tuy nhiên thời tiết phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23℃ cao nhất là 38℃ - 40℃, thấp nhất 9℃ - 13℃.

Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm khoảng tháng 5 - 6 , thấp nhất là vào tháng 12 - 1. Lượng mưa phân bố không đều theo các tháng trong năm chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 60% - 70%. Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 - 1800mm. Lượng mưa lớn đảm bảo cung cấp nước tưới dồi dào cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi nông nghiệp. Tuy nhiên, do ở gần sông, diện tích ao hồ lớn mùa mưa bão thường gây ngập úng, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở sông, ao hồ đều cạn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân. Đông Yên chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: gió Đông bắc thổi vào mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng. Điều kiện khí hậu cho phép người nông dân xã Đông Yên có thể canh tác 2 vụ/ năm. Vụ đông xuân (vụ chiêm) kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5 và vụ hè thu (vụ mùa) kéo dài từ tháng 5 đến 8 hằng năm.

Với điều kiện địa tự nhiên thuận lợi cho phát triển các ngành trồng trọt, chăn nuôi cho nên nhân dân xã Đông Yên sản xuất nông nghiệp là chính.

Ngoài trồng lúa nước người dân trồng thêm nhiều loại cây hoa màu khác như lạc, sắn, ngô, khoai lang, khoai tây, củ từ, và trồng thêm rau sạch... vừa tận dụng khai thác quỹ đất vừa để cung cấp lương thực cho gia đình và vật nuôi.

Vườn đồi chiếm diện tích lớn, đất đồi thích hợp trồng các loại cây ăn quả như mít, bưởi, thị,... đặc biệt khi nói đến Đông yên người ta sẽ nhớ đến câu: “ Chè Yên Thái - Gái Đông La”. Vùng gò đồi ở xã Đông Yên người ta hay trồng

thêm chè tươi (trà xanh) nhưng chỉ có chè trồng ở đất Yên Thái là ngon nhất.

Câu ví có vế sau là Gái Đông La - chỉ những người con gái ở vùng Đông Hạ - một làng thuộc xã Đông Yên là “ Những người thắt đáy lưng ong- Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con” vừa đảm đang khéo léo, lại cần cù chịu thương chịu khó. Do đặc điểm địa hình đa dạng ở xã Đông Yên mà các giống vật nuôi cũng hết sức phong phú. Các gò đồi xen kẽ ruộng đồng rộng lớn thảm thực vật trù phú thích hợp để nuôi gà, trâu, bò, lợn,... Do ở gần sông hơn nữa có nhiều vùng trũng, ruộng sâu tạo điều kiện tốt để nuôi trồng thủy - hải sản nước ngọt, hệ thống sông nước, ao, hồ ở xã Đông Yên vô cùng đa dạng, khí hậu thích hợp cho các loài cá, ếch, ốc, trai, hến, ngao... sinh sống và phát triển. Dựa trên điều kiện địa tự nhiên như vậy, người nông dân tại xã Đông Yên dần mở rộng quy mô chăn nuôi, trồng trọt. Kết hợp mô hình kinh tế vườn – ao – chuồng nhằm khai thác hết thế mạnh về địa lý, thảm thực vật, điều kiện khí hậu ở địa phương. Đặc biệt người nông dân đã thay đổi tư duy trong làm kinh tế nông nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.

Những năm gần đây hệ thống đường, trường, trạm được các cấp lãnh đạo quan tâm, nâng cấp ngày một khang trang hơn, trong xã có một cơ sở y tế phục vụ khám chữa bệnh cho bà con trong và ngoài xã với đội ngũ cán bộ ngày càng chuyên nghiệp, chu đáo. Hằng năm vẫn thường tổ chức tiêm vắc xin, uống vitamin A cho trẻ nhỏ và cho phụ nữ mang thai, khám bệnh miễn phí cho người già. Kết hợp cùng sở y tế và bệnh viện huyện mở đợt khám chữa bệnh miễn phí cho bà con nhân dân,...Hiện nay trong xã có 4 trường mẫu giáo nằm ở bốn thôn với cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, đầy đủ, 4 trường tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở. Năm 2017 trường Trung học cơ sở Đông Yên vinh dự đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia của bộ giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội.

Nhắc đến quê hương Đông Yên là nhắc đến mảnh đất anh hùng, trượng nghĩa. Qua tổng kết năm 1995 tổng người tham gia cách mạng ở xã Đông Yên là 2.361 người trong đó có 239 liệt sỹ, riêng liệt sỹ dưới 25 tuổi là 146 người.

Những sự hy sinh thầm lặng của ông cha nhắc nhở con cháu Đông Yên phải nhớ lấy đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu Quốc Đông Yên đã góp 10.000 tấn lương thực, 109.648 kg thịt lợn, 7.504kg cá, 19.264 quả trứng, 10.324 kg rau xanh, 80.000 ngày công phục vụ bộ đội đứng chân trên địa bàn và tham gia hàng ngàn ngày công làm mới tu sửa, nâng cấp đường quân sự [51; 56]. Đông Yên được xác định là căn cứ địa của huyện Quốc Oai suốt những năm kháng chiến cứu quốc. Năm 1997, Chủ tịch nước tặng thưởng nhân dân và cán bộ Đông Yên Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 1998 Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang Đông Yên vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Trong thời chiến hay thời bình nhân dân Đông Yên đều cùng nhân dân cả nước chung tay chung sức trên mọi mặt trận. Với những nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và nhân dân Đông Yên hiện nay cả bốn thôn thuộc xã đều đã được cấp giấy công nhận làng văn hóa của Ủy ban nhân dân Huyện Quốc Oai.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)