CHƯƠNG 2. SỰ BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN XÃ ĐÔNG YÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên hiện nay
2.1.2. Sự biến đổi trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ
văn phòng, làm công nhân nhà máy hay làm gì thì làm miễn là thoát khỏi cày cấy, chăn nuôi. Thời này mà không có học thiệt thòi lắm, đi xin việc người ta không tuyển, chỉ có nước làm việc chân tay thôi”. Mặt khác, con người vừa là trung tâm đồng thời là chủ thể của phát triển. Vì vậy, hoạt động giáo dục - đào tạo , khoa học – công nghệ trên địa bàn xã Đông Yên ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các cấp chính quyền và nhân dân.
Trước đây, chúng ta được bao cấp hoàn toàn từ hạt muối, củ khoai cho nên mọi vấn đề “tinh thần” đều dựa trên tiền đề vật chất ấy mà xuôi theo. Con người trở nên thụ động, dựa dẫm, an phận. Sự thành đạt của mỗi cá nhân dựa vào lý lịch gia đình và công việc của bố mẹ. Lúc bấy giờ cụm từ “con ông cháu cha” nói một thực trạng đáng lo ngại trong xã hội. Con cái đi học đã có nhà trường lo hộ, học dốt thì đúp lại học tiếp, ch ng phải lo nghĩ miếng cơm, manh áo vì đã có nhà nước cung cấp. Học hết phổ thông lên đại học, ra trường đi làm được phân sẵn vị trí vào các cơ quan Nhà nước, hưởng biên chế th ng và cứ an ổn ở chỗ ấy đến cuối đời.
Ngày nay, sự xâm nhập của lối sống đô thị, nền kinh tế hàng hóa đã chạm đến cả những mặt “đóng kín” của văn hóa làng cho nên các chính sách và lối sống bao cấp trước kia dần được xóa bỏ. Trong điều kiện mới, tri thức cá nhân và thành quả lao động mới là thước đo của giá trị, sự thành đạt của mỗi người không phụ thuộc vào bất kỳ thành phần gia đình nào mà nằm ở phẩm chất, năng lực của mỗi người. Đặc biệt, sau khi nước ta ra nhập tổ chức WTO thì người nông dân, nông thôn, nông nghiệp Việt Nam càng phải nỗ lực để hòa nhập và phát triển. Nằm trong guồng quay chung của thời đại, người nông dân xã Đông Yên hiện nay hiểu rằng giáo dục – đào tạo và các tri thức về khoa học – công nghệ là vốn sống, là những yếu tố hình thành nên năng lực con người.
Trong những năm trở lại đây, hoạt động giáo dục – đào tạo trên địa bàn xã Đông Yên có nhiểu đổi mới trong quy mô, cơ sở vật chất và nội dung, chất lượng giáo dục.
Về quy mô giáo dục: Nếu như trước đây, các trường mầm non, cấp một vẫn còn học nhờ ở trong đình, chùa, nhà văn hóa thì giờ đây đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh. Tại xã Đông Yên có ba cấp trường phân bổ như sau, bốn trường mầm non, bốn trường tiểu học ở bốn thôn và một trường trung học cơ sở hiện nay đều đã được quy hoạch tập trung, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, kiên cố. Ngày trước, do kinh tế hộ gia đình trong xã còn nghèo mục đích cho con đến trường là để xóa mù chữ, vì thế, trình độ học vấn con em những gia đình làm nông nghiệp chỉ dừng lại ở tốt nghiệp trung học - nghĩa là chỉ học hết lớp 9. Số lượng học sinh theo học hết lớp 12 rất ít, tuy nhiên theo thống kê của phòng giáo dục và đào tạo huyện Quốc Oai năm 2018, trên địa bàn xã Đông Yên 98% học sinh ở độ tuổi đi học được đến trường, số lượng tăng từ 2628 học sinh năm 2010 lên 3296 học sinh năm 2018 gấp khoảng 1,25 lần. Kết quả đó cho thấy phong trào học tập ở địa phương diễn ra ngày càng sôi nổi từ cấp mầm non lên đến đại học. Các vị phụ huynh là nông dân dần nhận thức được vai trò của giáo dục tri thức và giáo dục gia đình. Họ chủ động gắn kết với nhà trường, xã hội tạo môi trường giáo dục cho con em mình phát triển toàn diện. Điều đó, một mặt phản ánh mức sống và nhu cầu được giáo dục ngày một cao của người nông dân. Họ sẵn sàng “nhịn ăn, nhịn mặc”
để cho con đến trường học tập tri thức, khám phá khoa học – công nghệ sau này trở thành những người công nhân trong nhà máy, những nhân viên hành chính, các nhà khoa học,… thoát ly h n nỗi vất vả, nghèo khó của nghề làm nông. Trong tư duy của người nông dân Đông Yên truyền thống họ rất kiêng kỵ việc “ly hương, cầu thực” nhưng bây giờ một khi có cơ hội, họ khuyến khích con cháu mình ra ngoài xã hội học tập, thậm chí đi du học ở nước ngoài để mở mang hiểu biết. Có thể thấy tầm nhìn của người nông dân đã không còn nằm trong lũy tre làng, nó vượt ra khỏi những chật trội, gò ép bên trong cổng làng. Nhu cầu giáo dục ngày một tăng lên tạo tiền đề thực hiện xã hội hóa giáo dục, giúp người nông dân nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần.
Về cơ sở vật chất giáo dục, tính đến năm 2018 các trường mẫu giáo, cấp một, cấp hai trên địa bàn xã được sửa chữa, xây mới, mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Phòng học tin học, phòng thí nghiệm hóa – sinh, phòng thực hành vật lý, nhà tập thể thao được đầu tư trang thiết bị hiện đại cho phép học sinh trực tiếp áp dụng lý thuyết vào thực tế, tăng hiệu quả học tập. Nhiều năm qua, để khích lệ tinh thần hiếu học xã Đông Yên thành lập quỹ “Khuyến học” từ năm 1995 nhằm mục đích khen thưởng, tặng bằng khen cho học sinh giỏi, các em gia cảnh nghèo khó vươn lên học tập tốt, con ngoan – trò giỏi, học sinh tài năng,… công tác khen thưởng đến nay vẫn được duy trì, các em lấy đó làm động lực phấn đấu.
Về hình thức, nội dung và chất lượng đào tạo: Các khu công nghiệp điện tử, các khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp luôn có đòi hỏi nhất định đối với trình độ học vấn của người lao động. Do vậy, người dân hiểu rằng sẽ không có việc làm và không được trả mức lương tốt nếu như kiến thức của bản thân còn hạn chế. Nhu cầu học tập, tìm tòi kiến thức ngày càng cao đòi hỏi chất lượng và số lượng của các cán bộ giáo dục trên địa bàn phải tương ứng. Đối với chất lượng cán bộ đào tạo tại các trường đều được chuẩn hóa theo quy định của Bộ giáo dục, trải qua các kỳ thi tuyển chọn của trường mới có thể vào làm việc. Hằng năm, phòng giáo dục - đào tạo huyện Quốc Oai kết hợp với nhà trường thường tổ chức cuộc thi giáo viên dạy giỏi ở các bộ môn thuộc chương trình cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Đồng thời, cũng tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp, vẽ tranh, cuộc thi học sinh giỏi. Ngoài ra, các phong trào, hội thi tìm hiểu pháp luật với mục đích nâng cao ý thức chấp hành luật pháp cho học sinh. Cuộc thi học sinh thanh lịch, giọng ca vàng,…được tổ chức hàng năm nhằm giáo dục nhận thức thẩm mỹ, lối ứng xử phù hợp với cuộc sống hiện đại, bồi đắp tinh thần cho các em sau những giờ học căng th ng. Tính đến năm 2018 trường mầm non Đông Yên, trường tiểu học Đông Yên và trường Trung học cơ sở Đông Yên đều đạt danh hiệu trường chuẩn Quốc gia.
Bên cạnh hoạt động giáo dục – đào tạo tri thức, chính quyền các cấp xã Đông Yên mở các lớp đào tạo nghề, đặc biệt là các nghề phụ mang lại thu nhập cao giúp người nông dân trang trải cuộc sống. Theo báo cáo tổng kết cuối năm 2018 của Ủy ban nhân dân xã Đông Yên, có 3 lớp dạy nghề chổi chít, 3 lớp dạy mộc nề, 5 lớp dạy mây tre đan, đan cót, 4 lớp dạy hàn inox, 10 lớp dạy may quần áo thu hút khoảng 1000 lao động. Sau khi kết thúc khóa học, các học viên được cấp chứng chỉ nghề giúp họ dễ dàng xin việc vào doanh nghiệp hoặc công ty. Trong sản xuất nông nghiệp, mở các lớp dạy trồng trọt, chăn nuôi trên quy mô lớn cung cấp kiến thức và kỹ năng mới cho bà con nông dân.
Đi đôi với hoạt động giáo dục - đào tạo kiến thức là hoạt động đào tạo cán bộ chuyên về lĩnh vực văn hóa. Nếu như trước đây, có tình trạng cán bộ truyền thông kiêm nhiệm vụ của cán bộ văn hóa thì bây giờ, 100% các cán bộ văn hóa yêu cầu phải tốt nghiệp chuyên ngành văn hóa từ cao đ ng trở lên.
Cách thức tuyển chọn cán bộ văn hóa mới hướng tới tính chuyên môn và hiệu quả công việc, đồng thời cho thấy quyết tâm từ Đảng bộ và chính quyền địa phương nhằm đưa phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cấp cơ sở” đến toàn thể nhân dân.
Trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, các tri thức khoa học dần thay thế kinh nghiệm, tư duy cảm tính dần nhường chỗ cho tư duy lý tính. Do vậy, hoạt động giáo dục – đào tạo không thể tách rời các kiến thức khoa học – công nghệ. Thông qua hệ thống truyền thông, sách, báo, tivi,…nông dân ngày ngày được bồi dưỡng tri thức về khoa học, công nghệ.
Đặc biệt là lớp lao động trẻ, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường họ đã được tiếp xúc với các sản phẩm khoa học công nghệ hiện đại từ đó làm thay đổi căn bản tư duy và phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống. Họ tận dụng hết khả năng của khoa học, máy móc, công nghệ sinh học, công nghệ giống,… nhằm tăng năng suất và đảm bảo chất lượng. Người nông dân xã Đông Yên không chỉ quan tâm đến năng suất tốt mà họ ngày càng chú trọng
đến chất lượng của sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, vietGAP,… chú ý xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài địa phương. Thêm nữa, trình độ của đội ngũ trí thức ngày càng phát triển, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng lên góp phần tích cực trong xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài tại địa phương. Những năm gần đây, số lượng các nhà khoa học trẻ có trình độ, chuyên môn cao có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, tuy nhiên do chế độ đãi ngộ không tốt, hành lang pháp lý còn chưa thông thoáng cho nên rất ít người quay về phục vụ quê hương. Nhìn chung, hoạt động đào tạo – giáo dục, khoa học – công nghệ ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng, hình thức, nội dung và quy mô.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nảy sinh một số tiêu cực.
Trong trường học có hiện tượng bệnh thành tích, mua điểm, điểm ảo hay dựa vào mối quan hệ để có bảng điểm đẹp. Hoạt động “thương mại hóa giáo dục”
của một số thầy cô giáo làm cho môi trường giáo dục thiếu lành mạnh.
Chương trình dạy học mang nặng lý thuyết, ít thực hành. Học sinh coi thường các môn phụ như đạo đức, mỹ thuật, giáo dục thể chất. Các tệ nạn xã hội trong trường học gia tăng đặc biệt là tệ nạn hút chích, đập đá, quan hệ tình dục sớm trong tuổi vị thành niên đã và đang có những biểu hiện đáng lo ngại.
Lối sống phương Tây buông thả bản thân không ít các bạn trẻ chạy theo mốt thời trang quần, áo rách, tóc nhuộm xanh, nhuộm đỏ, dày dép không phù hợp với nếp sống của mình. Đối với các cán bộ hiện tượng mua bằng bán chức, học ngang, học tắt để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của công việc vẫn tiếp diễn. Còn tình trạng “một người làm quan, cả họ được nhờ” cất nhấc người nhà đảm nhiệm các vị trí khác nhau trong bộ máy chính quyền. Đối với các lớp tổ chức đào tạo nghề cho người dân còn mang tính hình thức, chưa đạt chất lượng tốt. Vậy làm thế nào để các chính sách giáo dục – đào tạo hỗ trợ đắc lực cho quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho người nông dân xã Đông Yên.