Đặc điểm về đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân ở xã Đông Yên

Một phần của tài liệu Sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 33 - 44)

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA, ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN ĐÔNG YÊN

1.2. Khái quát về điều kiện địa tự nhiên, kinh tế, xã hội và đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên

1.2.2. Đặc điểm về đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân ở xã Đông Yên

Thứ nhất, phương thức lao động nông nghiệp, dựa trên kinh nghiệm là chính khiến đời sống khó khăn, từ đó hình thành lối sống giản dị, tiết kiệm, cần cù, chăm chỉ ở người nông dân xã Đông Yên.

Người nông dân ở xã Đông yên cũng giống như người nông dân Việt Nam nói chung có tính thuần nông, họ chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi để sống. Cây lúa nước, cây ngô, cây khoai, cây sắn là các cây lương thực được trồng chủ yếu ở vùng này. Trong tư duy của người nông dân họ cho rằng “có thực mới vực được đạo”, nên công việc trồng trọt chăn nuôi sẽ cho con người ăn no, mặc ấm và sinh tồn được. Vì vậy, họ đề cao nghề nông hơn bất kỳ nghề nào khác. Trong xã hội nông thôn truyền thống trước đổi mới, tư tưởng

“sĩ, nông, công, thương” đã vô tình tạo ra rào cản cho sự phát triển đời sống người nông dân Đông Yên nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Thêm

nữa, kỹ thuật canh tác lạc hậu, dựa trên kinh nghiệm là chính dẫn đến năng suất mùa màng kém, quanh năm suốt tháng phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vẫn chưa đủ sống. Lối sống khép kín của làng cộng với thương nghiệp chưa có cơ hội phát triển, chưa có sự trao đổi, lưu thông rộng rãi là yếu tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình kinh tế tập trung, hình thức thành lập hợp tác xã nông nghiệp đã đem đến một cách tổ chức quản lý mới. Tuy nhiên, hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất cùng với chủ trương công hữu tất cả tài sản của xã hội, phân chia thành quả lao động dựa trên hình thức tem phiếu dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, “ lỗ nhà nước bù, lãi nhà nước thu”. Tình hình lao động, sản xuất của người nông dân Đông Yên trong thời đoạn ấy chủ yếu phụ thuộc vào tiếng mõ, người làm nhiều hay làm ít, chăm chỉ hay lười biếng đứng ngoài đồng hết ngày là được tính công. Tình trạng ấy không những tạo ra mâu thuẫn trong mối quan hệ của những người nông dân mà còn khiến cho nền nông nghiệp địa phương không có động lực để phát triển. Người dân cày khổ cực vẫn khổ cực, nghèo vẫn hoàn nghèo. Theo quy luật con người nghèo thường dẫn đến hèn, tâm lý thụ động, phụ thuộc, sùng bái tự nhiên hình thành. Họ không có “gan” thay đổi, sợ đi theo hướng mới sẽ thất bại.

Lao động nông nghiệp mang tính cá thể, lạc hậu khép kín, hơn nữa đã trải qua một thời đoạn dài bị áp bức, bóc lột nên đời sống người nông dân nhìn chung là khó khăn, do vậy, tiết kiệm, giản dị trong tiêu dùng là điểm đặc biệt của người nông dân Đông Yên. Vì cần phải “ăn bữa nay, lo bữa mai” nên tính cần kiệm ăn sâu vào nếp sống, họ nhắc nhở nhau, dặn dò con cháu “năng nhặt, chặt bị” nhưng không được trở thành bần tiện, sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” cho những hoàn cảnh khốn khó hơn mình. Tinh thần tiết kiệm của người nông dân không chỉ trong phương diện ăn uống mà còn thể hiện trong cách mặc, ở,... Hình ảnh ngôi nhà đất, sau này là nhà sàn hay mái nhà ngói, sân gạch với đồ dùng đơn sơ chủ yếu làm bằng tre làm nên nét mộc mạc, đơn sơ trong đời sống của họ. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của

người nông dân đã và đang dần thay đổi, hiện đại hơn trước rất nhiều nhưng tính giản dị, cần cù tiết kiệm đã ăn sâu vào lối sống, nếp sống của người nông dân xã Đông Yên.

Phương thức lao động nông nghiệp dựa trên kinh nghiệm là chính phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu. Do vậy, người nông dân xã Đông Yên phải làm việc rất vất vả. Lâu dần hình thành nên đức tính cần cù, chăm chỉ trong lao động. Nó được thể hiện ra là sự chăm sóc kỹ lưỡng các giống con, giống cây kể từ khi còn là một hạt giống cho đến khi thu hoạch cho năng suất cao. Trên tất cả, những người nông dân Đông Yên hiểu rằng, chỉ có chăm chỉ lao động mới có thể tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Chỉ có lao động mới giúp con người có những bước tiến dài đến xã hội văn minh, hiện đại.

Thứ hai, người nông dân xã Đông Yên có tinh thần cố kết cộng đồng cao có lối sống trọng đạo đức, danh dự, tình nghĩa.

Tinh thần cố kết cộng đồng của người nông dân xã Đông Yên được thể hiện trong tính cộng cư, cộng cảm, cộng hữu, cộng mệnh trong phạm vi mỗi làng. Cùng sinh sống trong một không gian văn hóa chung là làng, người dân chịu sự chi phối của luật lệ, hương ước trong làng. Phương diện cộng cư này hình thành lợi ích chung nhất định của các nhóm dân cư. Đòi hỏi mọi người phải có ý thức gắn kết với nhau để bảo vệ văn hóa làng, bảo vệ các giá trị văn hóa, lễ hội, phong tục truyền thống của làng mình. ởi vì, chính những giá trị đó tạo nên điểm khác biệt trong đời sống văn hóa, cốt cách con người giữa các làng với nhau.

Tính cộng cảm của người nông dân được thể hiện ra là việc gắn kết mọi người trong làng với nhau. Họ cùng nhau tổ chức các hoạt động tế lễ, hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Dựa trên điểm chung về đời sống tín ngưỡng tôn giáo, nhân dân cùng nhau chứng kiến, tự hào hòa vào không khí thiêng liêng, hứng khởi của các giá trị văn hóa và tâm linh. Khi đó, cách biệt xã hội giữa các cá nhân thường ngày dường như bị xóa nhòa, mọi người đồng

cảm với nhau, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, tính cố kết cộng đồng cao. Tính cộng cảm còn được thể hiện qua những sinh hoạt chung trong đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên. ằng tinh thần

“nhường cơm xẻ áo” yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình nghĩa thủy chung, ăn sâu vào ý thức, trở thành lẽ sống của người nông dân nơi đây. Do điều kiện sinh sống cùng với sự quy định chặt chẽ của lệ làng, các gia đình dựa vào nhau mà sống sẵn sàng “chia ngọt sẻ bùi” “tối lửa tắt đèn có nhau”. Giữa các gia đình trong làng có mối quan hệ thân tộc chằng chịt, họ sống với nhau bằng tình nghĩa thủy chung.

Tính cộng hữu là một trong bốn nhân tố làm bền vững tinh thần cố kết cộng đồng của người nông dân. “Cộng hữu” được hiểu là sự gắn kết về sở hữu tài nguyên và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Nó được thể hiện ra bằng các hoạt động đóng góp sức người, sức của để cùng xây dựng các cơ sở văn hóa chung như đình, chùa hoặc tổ chức lễ hội, thực hành tôn giáo góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Đổi lại, mọi người dân đều cảm thấy vinh dự khi được đóng góp cho hoạt động sinh hoạt cộng đồng chung. Họ thông qua lễ hội giao tiếp với đấng siêu nhiên, các vị thần cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống xã hội ổn định tiếp đó là được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, thưởng ngoạn gắn kết cá nhân với cộng đồng sau những ngày làm việc vất vả. Nếu như, trong đời sống thường ngày người nông dân có tranh chấp trong làm ăn, ruộng đồng ở mức độ khác nhau thì khi tham gia lễ hội điều này không còn tồn tại. Mặt khác, tính cộng hữu cho phép người nông dân hợp tác trong hoạt động sản xuất nông nghiệp góp phần tạo nên năng suất và chất lượng nông sản cao hơn, thu lợi nhuận nhiều hơn, đời sống vật chất được no đủ hơn. Từ lâu trong lịch sử, người nông dân Đông Yên nảy sinh nhu cầu cùng làm, cùng hưởng, bởi lẽ, phương thức sản xuất nông nghiệp dựa trên hoạt động trồng cây lúa nước là chính, kiến thức trồng trọt, chăn nuôi dựa trên kinh nghiệm. Dưới những tác động của thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường khiến cho nghề làm nông gặp không ít khó khăn. Tất yếu dẫn đến các công việc chung như trị thủy, đắp đê, tát nước,...đòi hỏi phải có sức mạnh của đông

đảo người dân. Vì vậy, tính cố kết cộng đồng bắt đầu hình thành và theo thời gian ăn sâu vào lối sống của người nông dân nói chung và người nông dân xã Đông Yên nói riêng.

Trong lịch sử, tính cộng mệnh của người nông dân Đông Yên được biểu hiện thành tinh thần đoàn kết dân tộc, cùng nhau chống giặc ngoại xâm. Cùng khai phá đất hoang, đất rừng để lập ấp, xây dựng quê hương, sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, đó là sự đồng lòng của toàn thể bà con nông dân trong công cuộc đưa đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông dân, nông nghiệp, nông thôn vào hiện thực. Gắn vận mệnh của mình với vận mệnh của nền nông nghiệp nước nhà. Ngoài ra, tính cộng mệnh của người nông dân xã Đông Yên còn được thể hiện trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Họ có niềm tin tôn giáo giống nhau, đều tin vào đạo Phật, thống nhất trong cách nghĩ, cách sống. Khi xảy ra biến cố người nông dân cho rằng đó là số mệnh chung. “Mắt toét là do hướng đình - cả làng mắt toét chứ mình em đâu”. Sự phồn vinh của làng ảnh hưởng đến từng cá nhân trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Do vậy, đối với người nông dân, khái niệm làng phần nào nói lên tính cố kết bền chặt của những cư dân sinh sống trong khoảng không gian đó.

ên cạnh tinh thần cố kết cộng đồng, người nông dân xã Đông Yên là những người có lối sống trọng đạo đức, danh dự, tình nghĩa. Xuất phát từ truyền thống đoàn kết cộng đồng, sự thiếu thốn về vật chất, hạn chế về phương tiện trong cuộc sống sinh hoạt, nên những lúc khó khăn, hoạn nạn, ốm đau, lúc công to việc lớn như lấy vợ, làm nhà..., người nông dân thường nhờ vào sự giúp đỡ của hàng xóm, láng giềng “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Vì vậy, họ có thói quen xử lý mọi vấn đề bằng tình cảm, coi trọng tình cảm trong các mối quan hệ xã hội. Dưới các hình thức và mức độ khác nhau, tình cảm thâm nhập vào toàn bộ cuộc sống và hoạt động của người tiểu nông từ nhận thức tới hành động, từ đạo đức đến lối sống, từ phong cách đến tính cách. Họ quan niệm “một vạn cái lý không bằng một tí cái tình”, mọi vấn đề trong đời sống đều là kết quả của lối tư duy cảm tính. Tình cảm đó còn được

thể hiện ở sự tôn trọng người cao tuổi , kính nể bậc hiền tài, coi trọng người có đạo đức, có học thức… Người nông dân Đông Yên cũng luôn nhấn mạnh sự khoan dung giữa tình cảm yêu thương với nghĩa vụ con người. Sự gắn bó giữa tình và nghĩa đã tạo nên một lối ứng xử thuần hậu. Ở đó, người ta điều hoà được các quan hệ cá nhân và gia đình, lý trí và tình cảm, trách nhiệm và nghĩa vụ để tạo dựng một cuộc sống hài hoà và ổn định. Điều đó đã làm cân bằng cán cân xã hội, dù mọi vật xoay vần, tạo hóa biến chuyển khôn lường thì cuộc sống người nông dân ngàn đời nay vẫn tạo được cho mình sự bình yên, êm ả riêng có của nó. Sức mạnh của lối ứng xử tình nghĩa thể hiện rất rõ trong một khoảng trời rất riêng của mỗi con người - đó là gia đình. Song, chính những quan hệ và lối ứng xử bằng tình cảm, coi trọng tình cảm này lại nảy sinh tâm lý ngại va chạm, ngại đấu tranh cho lẽ phải, “dĩ hoà vi quý”, thiếu tinh thần dân chủ ở người nông dân.

Thứ ba, do đặc điểm sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân xã Đông Yên có hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng vô cùng phong phú.

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, người nông dân xã Đông Yên sinh sống bằng nghề trồng lúa nước là chính. Do vậy, đời sống tín ngưỡng tôn giáo vừa mang đặc trưng của đời sống nông nghiệp vừa thể hiện tín ngưỡng dân gian phong phú. Quá trình sản xuất nông nghiệp dựa trên kinh nghiệm là chính, phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên “Trông trời, trông đất, trông mây - trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”. Trước những biến đổi khó lường của tự nhiên, họ sinh ra sợ hãi do đó tín ngưỡng thờ thần sấm, thần sét, thần gió, thần mưa, thần cây, thần núi, thần sông…với mong muốn mưa thuận gió hòa. Hơn nữa, người nông dân tin rằng mọi vật đều có linh hồn, đặc biệt là các sự vật liên quan đến nông nghiệp. Cho nên, họ thờ với mục đích là mong mùa màng bội thu, đời sống ấm no hạnh phúc.

ên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên, tục thờ tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất trong gia đình là một phong tục đã có từ lâu đời ở Đông Yên. Để tưởng nhớ công lao của người đã khuất, người ta chọn vị trí giữa nhà

hoặc vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà để đặt bàn thờ. Mồng một, ngày rằm, tết nhất, cưới hỏi hay nhà có việc,… người ta đều thắp hương, làm cỗ dâng lên các vị thần linh và tổ tiên trong nhà với mong muốn được che chở, phù hộ. ên cạnh việc cúng giỗ tổ tiên, dòng họ, mỗi làng ở xã Đông Yên đều có đình, chùa, miếu. Trong đó, đình Đông Hạ thờ Đặng Long Uyên một vị tướng trong đời vua Hùng thứ 18 và Mai Trang công chúa – vị nữ tướng của Hai à Trưng. Đình Yên Thái thờ Đặng Công Oánh - một vị tướng nổi tiếng với đức độ và tài thao lược để thu phục quân thù. Đình Đông Thượng thờ tướng quân Đặng Long Uyên. Đình Thượng làng Việt Yên thờ Tản Viên Sơn Thánh tam vị quốc chúa Đại Vương, đình Hạ thờ Mai Trang công chúa. Đặc biệt, gác chùa Việt Yên với kiến trúc hai tầng, tám mái là gác chuông đẹp nhất nhì huyện Quốc Oai. Hiện nay, các đình chùa ở xã Đông Yên đều được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa và di sản văn hóa lịch sử.

Tiếp nối truyền thống từ lâu đời của quê cha, đất tổ, đều đặn 5 năm một lần các làng thay nhau tổ chức lễ hội. Mỗi hội đình làng đều có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm lễ, tế, rước chủ yếu thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của nhân dân đối với các vị Thành hoàng làng, các vị anh hùng dân tộc. Phần hội gồm những hoạt động trò chơi dân gian như đánh cờ người, kéo co, vật, thổi cơm thi…vừa để thử sức khỏe, tài năng trí tuệ của người chơi vừa là cách thức giải lao sau mỗi mùa vụ vất vả của bà con nhân dân.

Song song với đời sống tín ngưỡng, đời sống tôn giáo của nhân dân Đông Yên tuy chủ yếu theo đạo Phật và Công giáo nhưng các hoạt sinh hoạt tôn giáo không kém phần đa dạng, phong phú được thể hiện trong lễ phật đản, lễ giáng sinh,... Cuộc sống của họ không vì thế mà xảy ra xung đột giữa bên đạo bên lương, cả hai bên đều sống với nhau hòa hợp, đùm bọc, giúp đỡ nhau.

Đặc biệt, với tính cách dễ thích nghi, lòng bao dung, rộng lượng nên người nông dân nhanh chóng hòa hợp giữa Nho – Phật – Đạo, các trường phái, tư tưởng tôn giáo khác biệt.

Nhìn chung, những tính cách của người làm nông nghiệp đã góp phần hình thành nên đời sống tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú của người nông dân xã Đông Yên. Họ không phải là những người cuồng tín nhưng đa tín, có thể thấy hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phản ánh đúng đặc trưng của đời sống nông nghiệp. Mặt khác, nó góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân ngày càng phong phú hơn.

Thứ tư, do nằm trong vùng đất ngàn năm văn hiến nên đời sống tinh thần người nông dân xã Đông Yên cũng rất phong phú, đa dạng bởi các lễ hội.

ên cạnh sự đa dạng trong hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, đời sống tinh thần người nông dân còn được làm phong phú thêm bởi các lễ hội truyền thống và hiện đại. Có thể nói lễ hội là môi trường thuận lợi cho các yếu tố văn hóa truyền thống được bổ sung, hoàn thiện, vận hành cùng tiến trình lịch sử của mỗi địa phương trong lịch sử phát triển chung của đất nước. Đó chính là tinh hoa được đúc rút, kiểm chứng, hoàn thiện trong suốt chuỗi ngày dài từ quá khứ đến hiện tại của xã Đông Yên. Lễ hội được tổ chức ở các làng vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn, nó trở thành nhu cầu, khát vọng của người nông dân cần được đáp ứng và thỏa nguyện dù cho ở thời đại nào. Hơn năm mươi lễ hội được tổ chức hàng năm như làm rạng rỡ thêm nét văn hóa truyền thống của mảnh đất kinh kỳ.

Thường lễ hội gắn với đời sống tôn giáo tín ngưỡng vì nó mang tính thiêng. Ngày nay, dưới những tác động trong quá trình đổi mới, các lễ hội hiện đại xuất hiện nhiều mang nội dung và hình thức rất phong phú. Điểm khác biệt giữa lễ hội truyền thống so với lễ hội hiện đại nằm ở chỗ, trong lễ hội truyền thống phần lễ sẽ có thời lượng nhiều hơn, đầu tư hơn phần hội. Các lễ hội cổ truyền ở xã Đông Yên tiêu biểu là hội làng, lễ hội tịch điền, lễ cúng cơm mới, lễ giết sâu bọ,... trong lễ hội tính cộng cảm được bộc lộ mạnh mẽ.

Họ cùng hưởng thụ văn hóa, cùng sáng tạo văn hóa thông qua việc tham gia lễ tế, rước và cùng chơi các trò chơi tập thể. Nó thể hiện sự ôn lại, tiếp thu các

Một phần của tài liệu Sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)