Thƣ viện quận, huyện của Thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 23 - 30)

7. Bố cục khóa luận

1.5. Thƣ viện quận, huyện của Thủ đô Hà Nội

1.5.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ thư viện quận, huyện

Theo Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ- BVHTT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin) quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ thư viện quận, huyện như sau:

Tô Thị Thúy Hằng Thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là thư viện cấp huyện) là đơn vị sự nghiệp văn hóa - thông tin, do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập; có chức năng xây dựng và tổ chức việc sử dụng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.

Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan chủ quản phê duyệt;

Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc sử dụng vốn tài liệu thư viện, tổ chức các hình thức phục vụ, mở cửa thư viện theo ngày, giờ nhất định phù hợp với điều kiện công tác, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương; không đặt ra các quy định làm hạn chế quyền sử dụng thư viện của người đọc;

Xây dựng vốn tài liệu phù hợp với trình độ, nhu cầu của nhân dân, với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Tăng cường vốn tài liệu thư viện thông qua việc tiếp nhận sách luân chuyển từ thư viện tỉnh hoặc thực hiện việc mượn, trao đổi tài liệu với các thư viện khác trên địa bàn.

Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin;

Thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo để thu hút người đọc đến sử dụng vốn tài liệu thư viện; tổ chức các đợt vận động đọc sách, báo; xây dựng phong trào và hình thành thói quen đọc sách, báo trong nhân dân địa phương;

Tổ chức các dịch vụ thông tin - thư viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

Tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện, phòng đọc sách;

hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện, phòng đọc sách trên địa bàn,

Tô Thị Thúy Hằng Từng bước triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của thư viện;

Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, 6 tháng, hàng năm và báo cáo đột xuất vê tình hình hoạt động của thư viện với cơ quan chủ quản và thư viện cấp tỉnh;

Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện do cơ quan chủ quản giao.

Thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội với vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội đặc biệt đã hoàn thành và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của thư viện quận, huyện Theo Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ-BVHTT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin. Đồng thời đã thể hiện tốt vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản và kiến thức mới nhất, giúp cho người dân có những thông tin cần thiết, liên quan đến công việc và cuộc sống của chính mình và của cộng đồng.

1.5.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

Thư viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội là hệ thống thư viện công cộng, đặc biệt đây còn là tuyến thư viện tiếp xúc khá gần với người dân nên người dùng tin của thư viện quận, huyện là tất cả mọi tầng lớp nhân dân với trình độ và nghề nghiệp khác nhau. Với thành phần người dùng tin đa dạng cùng với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển về văn hóa, sự tăng nhanh và phong phú của các xuất bản phẩm, việc đẩy nhanh công tác tuyên truyền và giới thiệu sách báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo điều kiện cho nhu cầu đọc của người dân tăng lên nhanh chóng.

Nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin là một trong những trong những nhiệm vụ trọng tâm của các thư viện nói chung và thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội nói riêng nhằm nắm được các đối tượng người dùng tin khác nhau cũng như những nhu cầu thông tin của họ để không ngừng

Tô Thị Thúy Hằng nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin. Người dùng tin và nhu cầu thông tin trong các thư viện chính là các căn cứ quan trọng để các cơ quan thông tin – thư viện nâng cao chất lượng vốn tài liệu cũng như chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện.

1.5.2.1. Đặc điểm người dùng tin

Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tượng phục vụ của các cơ quan thông tin tư liệu. Người dùng tin vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới.

Việc phân loại người dùng tin giúp các cơ quan thông tin thư viện phục vụ hiệu quả nhất.

Đối với người dùng tin ở các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội tập trung vào 3 nhóm chính:

- Nhóm người dùng tin trí thức - Nhóm người dùng tin là học sinh

- Nhóm người dùng tin là người cao tuổi, lao động

 Nhóm người dùng tin trí thức

Bao gồm các cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy tại các trường học…Nhóm người dùng tin này thường không ổn định. Họ đến Thư viện nhiều hay ít tùy thuộc vào số đề tài mà họ nghiên cứu cần tới nhiều tài liệu hay ít tài liệu tham khảo về địa phương. Họ là những người có trình độ học vấn cao hoạt động chủ yếu của họ là nghiên cứu, giảng dạy, quản lý nên thời gian học dành cho việc đọc sách và nghiên cứu tài liệu là khá lớn.

 Nhóm người dùng tin là học sinh

Nhóm người dùng tin là học sinh đông đảo nhất trong tổng số người dùng tin đến các thư viện quận, huyện. Các em có độ tuổi rất trẻ, ham học,

Tô Thị Thúy Hằng ham hiểu biết. Các em có nhiều thời gian dành cho việc đọc sách và nghiên cứu.

 Nhóm người dùng tin là người cao tuổi, lao động

Bao gồm các cán bộ hưu trí, công nhân, nông dân, cư dân sống trên địa bàn quận, huyện đến thư viện để giải trí, nghỉ ngơi, khám phá, tìm hiểu nâng cao tri thức trong mọi lĩnh vực đời sống. Họ có độ tuổi tương đối cao.

Họ không thường xuyên đến thư viện vì mục đích của họ đến thư viện chủ yếu để nâng cao hiểu biết và giải trí. Ngoài đọc sách, họ còn dành thời gian cho hoạt động thể dục thể thao, xem vô tuyến, ngỉ ngơi…

1.5.2.2. Đặc điểm nhu cầu tin

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống. Nhu cầu tin nảy sinh khi con người hoạt động, giao lưu và ngày càng phong phú, sâu sắc nếu con người tham gia nhiều hoạt động và tính chất phức tạp của hoạt động gia tăng.

 Nhóm người dùng tin trí thức

Nhóm người dùng tin này cần những thông tin định hướng chiến lược, dự báo chung (thông tin ở tầm vĩ mô), ưu tiên sự tổng hợp tài liệu về những vấn đề, đề tài cụ thể. Họ không chỉ cần những tài liệu mới xuất bản mà cả những tài liệu cũ. Họ cần các tài liệu bậc 1, bậc 2, tài liệu gốc…Điều này cho thấy sách báo là công cụ không thể thiếu của những nhà tri thức trong hoạt động chuyên môn của họ.

 Nhóm người dùng tin học sinh

Nhu cầu tin của các em khá đơn giản và ổn định. Các em đọc chủ yếu sách văn học nghệ thuật, sách khoa học thưởng thức để khám phá những điều mới lạ, để hiểu biết cuộc sống; Các sách viết về các tấm gương anh hùng liệt sĩ, các danh nhân, người tốt việc tốt, truyện cười, truyện tranh, truyện khoa học viễn tưởng….

Tô Thị Thúy Hằng

 Nhóm người dùng tin cao tuổi, người lao động

Nội dung nhu cầu đọc của nhóm người dùng tin này khá phong phú nhưng không chuyên sâu. Nhu cầu chủ yếu là về lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, bảo vệ sức khỏe…Nhu cầu đọc của nhóm này khá ổn định.

1.5.3. Vai trò thư viện quận, huyện đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, huyện là địa bàn kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, nông dân với công nhân, kinh tế toàn dân với kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác. Huyện là trọng điểm để tiến hành xây dựng nền kinh tế mới, nền văn hóa mới, con người mới.

+ Thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội có vai trò vị trí quan trọng trong hệ thống Thư viện công cộng, là cầu nối giữa thư viện tỉnh, thành phố với thư viện tủ sách cơ sở, là cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trên địa bàn. Thư viện quận, huyện đồng thời cũng đóng vai trò là cơ quan văn hóa giáo dục hàng đầu, là trung tâm thông tin – thư viện – thư mục phục vụ cho học tập, nghiên cứu và sản xuất của nhân dân địa phương, có nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật cho cán bộ và nhân dân…góp phần phát triển và đổi mới đất nước.

+ Thư viện quận, huyện là loại hình thư viện công cộng cung cấp tài liệu, sách báo phục vụ cho người dân và con em của họ mà không đòi hỏi một lệ phí nào. Các thư viện trên phục vụ có chọn lọc tài liệu, sách báo phù hợp thiết thực cho nhân dân, từng địa phương từng vùng.

+ Thư viện quận, huyện sẽ góp phần tích cực thu hẹp dần khoảng cách về đời sống văn hoá giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng kinh tế phát triển và

Tô Thị Thúy Hằng hoá, phát triển kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ở địa phương.

+ Thư viện quận, huyện là trung tâm luân chuyển tài liệu sách báo rộng rãi trong nhân dân, là nơi sử dụng tài liệu sách báo mang tính tập thể xã hội, hợp lý, tiết kiệm và kinh tế nhất trong điều kiện hiện nay.

+ Thư viện quận, huyện góp phần giáo dục, phát triển và gìn giữ văn hoá đọc, văn hoá nghe nhìn bằng cách tuyên truyền hướng dẫn đọc, xây dựng thói quen đọc sách báo trong các tầng lớp dân cư.

+ Đặc biệt, thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội không chỉ lưu giữ vốn tài liệu phong phú phục vụ độc giả mà còn có những tài liệu quý hiếm được sưu tầm trên địa bàn quận, huyện mà các thư viện khác không có.

Như vậy, Thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội là hệ thống thư viện có vai trò quan trọng và để hoạt động của hệ thống được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho nhân dân trong địa phương thì việc tìm hiểu cụ thể tình hình hoạt động hiện nay của các thư viện này là việc cần thiết và phù hợp thực tế để có những nhìn nhận đánh giá và đưa ra những phương hướng tốt nhất cho sự phát triển của từng thư viện.

Tô Thị Thúy Hằng CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)