CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT MỘT SỐ NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
3.1. Một số nhận xét về tổ chức hoạt động của thƣ viện quận, huyện Thủ đô
3.1.1. Điểm mạnh
- Ở vị trí Thủ đô nên người dùng tin có trình độ cao hơn những nơi khác, nhu cầu tìm hiểu thông tin do đó cũng cao hơn.
- Về cơ bản đội ngũ cán bộ thư viện trẻ, năng động, nhiệt tình được đào tạo bài bản, tiếp cận được những vấn đề mới, hiện đại của ngành, nắm tương đối vững
- Từng bước triển khai áp dụng các chuẩn nghiệp vụ theo tinh thần công văn số 1598/BVHTT-TV do Thứ Trưởng Đỗ Quý Doãn ký ngày 7/5/2007, và công văn số 2667/BVHTT-TV Do Vụ trưởng Vụ Thư viện Nguyễn Thị Ngọc Thuần ký ngày 23/7/2007. Thư viện Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm là 2 thư viện đang triển khai áp dụng một trong 3 chuẩn nghiệp vụ là Khung phân loại thập phân Dewey (DDC).
- Vốn tài liệu được bổ sung đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn: Nguồn mua, nguồn tài trợ và biếu tặng. Nội dung tài liệu bao quát hầu hết các lĩnh vực phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện huyện năm 1979.
- Bảo trì mối mọt các kho sách của thư viện theo định kỳ.
- Các thư viện đã từng bước ứng dụng CNTT. Điều này đồng nghĩa với việc các thư viện đã được đầu tư trang thiết bị mới, hiện đại bước đầu làm thay đổi diện mạo của thư viện và mang lại hiệu quả phục vụ người dùng tin.
- Kinh phí cấp cho các thư viện nhìn chung đã có chiều hướng tăng dần theo từng năm và đi vào ổn định giúp các thư viện chủ động trong việc thực hiện các kế hoạch hoạt động của mình.
3.1.2. Điểm yếu
- Cơ cấu tổ chức: Hệ thống 12 thư viện quận, huyện Thủ đô chỉ có một bộ phận là Phòng phục vụ. Bộ phận nghiệp vụ chưa có điều kiện và khả năng để tách riêng mà lồng ghép vào bộ phận phục vụ.
- Cán bộ thư viện: Chưa cân đối giữa cán bộ thư viện với số vốn tài liệu.
Quy chế 1979: “Về tổ chức và hoạt động của thư viện huyện” cứ 10.000 bản sách có thêm 1 cán bộ thư viện. Tuy nhiên, như thư viện quận Ba Đình có 25.000 bản sách mà chỉ có 1 cán bộ. Số cán bộ kiêm nhiệm còn chiếm tỉ lệ khá cao (29%).
- Vốn tài liệu ở một số thư viện đã lạc hậu: Đống Đa, Thanh Trì, đặc biệt các tài liệu về phổ biến kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp còn rất thiếu ở các huyện như Thanh Trì, Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện còn nghèo nàn, cũ kỹ, lạc hậu. Hầu hết các thư viện chưa có trụ sở riêng mà nằm chung với Trung tâm (Nhà) Văn hóa các quận, huyện.
- Ứng dụng CNTT còn yếu. Toàn hệ thống chỉ có 9 máy tính, và chỉ có 2 thư viện là Thư viện quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sử dụng phần mềm CDS/SIS, Inforlib vào việc xây dựng và quản lý CSDL.
- Việc bổ sung tài liệu chưa cân đối giữa các lĩnh vực.
- Hoạt động áp dụng các chuẩn nghiệp vụ ở thư viện cấp huyện mới chỉ thực hiện những bước đầu cho nên chưa đạt được những kết quả thực sự phục vụ tốt nhất người dùng tin ở thư viện.
- Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu vẫn còn bị coi nhẹ ở một số thư viện đặc biệt là việc sắp xếp tài liệu.
- Mặc dù kinh phí được cấp theo chiều hướng tăng lên, song với vốn kinh phí trung bình 70.000.000 đồng/năm khó khăn cho việc bổ sung các tài liệu, nhất là các tài liệu có giá trị và triển khai các hoạt động nghiệp vụ khác, đáp ứng yêu cầu người dùng tin.
3.1.3. Nguyên nhân
Có tình trạng của những tồn tại này là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Các thư viện thiếu chủ động, tích cực phát huy vai trò là một trong những trung tâm văn hóa, học tập cộng đồng cho người dân địa phương cũng như chưa năng động trong việc thuyết phục các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chú ý đến hoạt động thư viện.
- Số lượng cán bộ thiếu, diện tích chật hẹp nên không tổ chức được đầy đủ các bộ phận, phòng, ban.
- Cán bộ quản lý thư viện nhiệt tình có trách nhiệm với công việc, song chưa
trong từng giai đoạn nhất định. Một số cán bộ yếu về năng lực chuyên môn, không chịu tìm tòi, đề xuất những hình thức phục vụ tốt.
- Thiếu chính sách bổ sung – một văn bản quan trọng của thư viện: định hướng đúng đắn cho công tác bổ sung cũng như thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho việc lựa chọn và thanh lọc tài liệu.
- Chưa tiến hành điều tra nhu cầu tin của người dùng tin.
- Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác thư viện tại các quận, huyện còn quá thấp chưa thể đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống nên đã không đẩy sự nhiệt tình của cán bộ thư viện lên mức cao nhất.