CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
2.7. Công tác phục vụ người dùng tin
Công tác phục vụ người dùng tin là khâu cuối cùng trong chu trình đường đi của tài liệu nhưng giữ một vị trí quan trọng bởi lẽ, công tác phục vụ người dùng tin được tổ chức tốt sẽ đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu tin ngày càng phong phú, đa dạng của người dùng tin. Vì thế hiệu quả của công tác phục vụ người dùng tin đánh giá hiệu quả hoạt động của một cơ quan thông tin – thư viện.
Trong những năm qua, để thu hút bạn đọc đến thư viện, các thư viện đã tổ chức nhiều hình thức mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đọc của người dùng tin: Ngoài các phòng đọc, phòng mượn truyền thống trong điều kiện cho phép, các thư viện đã tổ chức phục vụ phòng đọc, phòng mượn tự chọn – hình thức phục vụ tiến tiến không những thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin mà còn làm nẩy sinh những nhu cầu, hứng thú đọc mới.
Bảng 3: Số liệu phục vụ của quận, huyện 2007-2008
Năm Thư viện quận – huyện
Lượt bạn đọc Số thẻ cấp mới Lượt tài liệu luân chuyển
2007 210.200 5.200 445.700
2008 312.000 3.240 612.000
Tô Thị Thúy Hằng Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, thư viện các quận, huyện tổ chức phục vụ người dùng tin dưới các hình thức như sau:
2.7.1. Đọc tại chỗ
Đọc tại chỗ là hình thức người dùng tin tiếp nhận thông tin bằng cách đọc tài liệu tại thư viện. Đây là hình thức truyền thống, dễ thực nên hầu hết các thư viện quận, huyện Thành phố Hà Nội đều tổ chức phòng đọc tại chỗ, riêng Thư viện quận Cầu Giấy chỉ có hình thức mượn về nhà. Bắt nhịp theo xu hướng mới hội nhập và phát triển, thấy rõ được ưu điểm của việc tổ chức kho mở vừa đỡ tốn công sức cán bộ thư viện, kích thích hứng thú đọc của người dùng tin do được trực tiếp tiếp xúc với tài liệu… nên các thư viện đều tổ chức phòng đọc mở, chỉ còn Thư viện Quận Ba Đình, Thư viện huyện Gia Lâm có phòng đọc là kho đóng.
2.7.2. Mượn về nhà
Trong điều kiện hiện tại diện tích phòng đọc các thư viện quận, huyện còn hạn chế chưa thể đáp ứng hầu hết nhu cầu đọc tài liệu tại chỗ của người dùng tin, đồng thời người dùng tin cũng không phải lúc nào cũng có điều kiện đến thư viện để đọc sách vì vậy mượn tài liệu về nhà là hình thức phục vụ rất hiệu quả và thiết thực, 100% thư viện quận, huyện đều cho mượn sách về nhà.
2.7.3. Tuyên truyền giới thiệu tài liệu
Đây là hoạt động rất quan trọng của các thư viện, một mặt nhằm tuyên truyền về công tác thư viện, xác định lại vai trò, vị trí của thư viện trong các thiết chế văn hóa – xã hội. Mặt khác nhằm thu hút người dùng tin tới thư viện, tạo điều kiện cho họ tiếp cận một cách nhiều nhất với vốn tài liệu của thư viện. Những năm gần đây, các thư viện đã sáng tạo rất nhiều hình thức tuyên truyền giới thiệu tài liệu mới đó là: tổ chức các cuộc thi đọc sách, kể chuyện theo sách, trưng bày triển lãm, nói chuyện chuyên đề…. Vận dụng các loại hình văn hóa và nghệ thuật khác vào công tác tuyên truyền giới thiệu
Tô Thị Thúy Hằng sách báo, nhằm nâng cao tính nghệ thuật, sinh động hấp dẫn, thu hút bạn đọc tìm đọc và làm theo sách báo.
Tiêu biểu là các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Cầu Giấy… tổ chức được nhiều buổi tuyên truyền giới thiệu và trưng bày sách báo phục vụ các nhiệm vụ chính trị:
VD: Năm 2007
Quận Ba Đình: 22 buổi Quận Hoàn Kiếm: 18 buổi Quận Hai Bà Trưng: 12 buổi Quận Cầu Giấy: 12 buổi Năm 2008
Quận Ba Đình 20 buổi Quận Hoàn Kiếm: 12 buổi Huyện Đông Anh: 15 buổi
Tuyên truyền sách Thư viện huyện Gia Lâm
Tô Thị Thúy Hằng + Tổ chức các cuộc thi đọc sách, kể chuyện theo sách
Hội thi thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách toàn Thành phố được tổ chức thường xuyên vào dịp hè hàng năm theo các chủ đề phục vụ các ngày kỷ niệm lớn của Thủ đô và đất nước nhằm tuyên truyền giáo dục các em về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương đất nước, tích cực phấn đấu rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. Đây là hoạt động truyền thống của các thư viện quận, huyện góp phần khuyến khích việc đọc và tìm đọc của nhân dân, thông qua đó khơi dậy, kích thích nhu cầu đọc.
Các cuộc thi sách báo rất đa dạng: Thi tìm hiểu về những vấn đề, đề tài nhất định, thi kể chuyện theo sách…
Được phát động từ Thư viện Thành phố Hà Nội, tất cả các thư viện quận, huyện đã tổ chức các cuộc thi: “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
+ Trưng bày, triển lãm sách về pháp luật, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, về kỹ thuật nông nghiệp
Tô Thị Thúy Hằng
Tủ trưng bày sách
Tủ trưng bày báo, tạp chí
Hình thức tuyên truyền sách và báo trực quan này đã được các thư viện quận, huyện thường xuyên thực hiện. Các cuộc trưng bày, triển lãm thường được tổ chức dưới dạng: Trưng bày, triển lãm sách mới, sách theo chuyên đề nhân dịp các ngày lễ trọng đại, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và ở địa phương, triển lãm sách về pháp luật, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, về kỹ thuật nông nghiệp ở các thư viện huyện.
+ Nói chuyện chuyên đề
Cùng với các cuộc thi, các thư viện còn duy trì đều đặn các buổi nói chuyện chuyên đề mỗi năm từ 6-8 buổi. Cụ thể, trong năm 2007 các thư viện quận, huyện Hà Nội đã tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề như: “Đảng và mùa xuân”;
“Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”; “Gương những người anh hùng”;
“Quê hương cách mạng”; “Thủ đô Hà Nội trên đường hội nhập và phát triển”…
2.7.4. Phục vụ bên ngoài thư viện
Đây là hoạt động hết sức thiết thực của các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này được tiến hành nhiều năm, thông qua các hình thức như: Tủ sách lưu động, ô tô lưu động…góp phần không nhỏ vào việc đưa sách, báo tới người dân địa phương nhằm nâng cao trình độ dân trí, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật trong sách, báo vào sản xuất và đời sống, xây dựng nền văn hóa mới, cuộc sống mới, con người mới.
Thư viện quận, huyện vừa là cầu nối giữa thư viện thành phố với thư viện, tủ sách, phòng đọc sách ở cơ sở trong việc trung chuyển sách, báo lại là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành số lượng sách luân chuyển. Các thư viện quận, huyện đều đảm bảo kho sách luân chuyển phải đảm bảo về số lượng và nhất là chất lượng, vì đây là nguồn tài liệu hết sức cần thiết hỗ trợ cho thư viện cơ sở thỏa mãn được nhu cầu thông tin của người dùng tin. Tài liệu của kho sách luân chuyển đã bao quát được các nội dung: Chính trị - xã hội, Khoa học Kỹ thuật và Văn học
nghệ thuật phù hợp với trình độ dân trí của người dân địa phương, cơ cấu vùng, miền trên từng địa bàn.
Ví dụ: Thư viện huyện Đông Anh đã luân chuyển được 700 cuốn cho các xã Liên Hà, Dục Tú, Mai Lâm, Kim Mỗ bằng hình thức tủ sách lưu động mượn từ Thư viện Thành phố Hà Nội.
Thư viện quận Cầu Giấy luân chuyển hơn 900 cuốn cho các phường: Quan Hoa, Nghĩa Đô, Mai dịch, Dịch Vọng, Nghĩa Tân, Yên Hòa, Trung Hòa.
Như vậy, việc thực hiện mô hình luân chuyển sách xuống cơ sở - một trong những hình thức phục vụ lưu động rất có hiệu quả: Tiết kiệm được kinh phí bổ sung, huy động được nguồn lực của cộng đồng và có tác dụng thiết thực đối với việc xây dựng phong trào đọc sách ở cơ sở bởi, thông qua việc luân chuyển sách báo xuống cơ sở đã tạo điều kiện cho người dân thường xuyên tiếp cận với những thông tin mới, những kiến thức bổ ích, cần thiết đối với những lĩnh vực mà người dân quan tâm như: Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự, phổ biến tri thức khoa học phổ thông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa…Các thư viện quận, huyện Thủ đô đã từng bước khắc phục được tình trạng thiếu sách, sách quá cũ, sách không còn phù hợp với yêu cầu của người dùng tin.