Kiến nghị và giải pháp

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 71 - 77)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT MỘT SỐ NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

3.3. Kiến nghị và giải pháp

3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức và cơ sở vật chất

Củng cố cơ cấu tổ chức

Thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội nhất thiết phải có hai bộ phận: Bộ phận nghiệp vụ và bộ phận phục vụ.:

- Bộ phận nghiệp vụ: Có nhiệm vụ xây dựng, bổ sung và xử lý kỹ thuật vốn tài liệu thư viện, bổ sung kho sách luân chuyển và tiếp nhận sách luân chuyển từ thư viện Thành phố.

- Bộ phận phục vụ: Nên tách riêng phục vụ đọc tại chỗ và cho mượn về nhà, đồng thời phục vụ ngoài thư viện như: Thực hiện luân chuyển sách báo xuống các thư viện xã, phường, điểm bưu điện văn hóa, tủ sách pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, đọc và kể chuyện theo sách cũng như tuyên truyền, giới thiệu tài liệu.

Kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thư viện

- Về số lượng: Ít nhất là có ba cán bộ/thư viện, đối với thư viện mạnh cần phải có 5 cán bộ:

+ 1 Giám đốc phụ trách chung và kiêm nhiệm công tác bổ sung, xử lý kĩ thuật tài liệu;

+ 1 cán bộ phụ trách phòng đọc, mượn

+ 1 cán bộ phục vụ lưu động: Tiếp nhận sách luân chuyển từ thư viện thành phố và luận chuyển về cơ sở;

+ 1 cán bộ phụ trách phong trào: Xây dựng mạng lưới thư viện, tủ sách, phòng đọc sách xã, phường, và hướng dẫn nghiệp vụ;

+ 1 cán bộ phụ trách hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu.

- Về chất lượng: Đào tạo và đào tạo lại cán bộ thư viện giúp các cán bộ nắm vững kiến thức chuyện môn về Thông tin – Thư viện, có kỹ năng thực hành thành thạo máy tính và ngoại ngữ. Có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, yêu nghề, nhiệt tình với công việc.

Tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hợp lý cho hoạt động của các thư viện

- Thư viện nhất thiết phải được tách ra khỏi Trung tâm văn hóa để trở thành một thiết chế độc lập, có trụ sở riêng. Làm được như vậy, thư viện quận, huyện mới thực sự phát huy vai trò là cầu nối giữa thư viện Thành phố và thư viện cơ sở.

- Vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động là do Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định. Do đó, các thư viện phải hết sức chủ động trong việc đẩy mạnh các hoạt động phục vụ sách, báo cho nhân dân ở địa phương một cách có hiệu quả để khẳng định vai trò, vị trí của mình; buộc các cấp lãnh đạo ở địa phương phải có trách nhiệm quan tâm chú ý; xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các cấp chính quyền địa phương trong việc thực hiện các hoạt động thông tin phục vụ yêu cầu của cấp lãnh đạo, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của họ cho các hoạt động của thư viện.

3.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, hoạt động của thư viện vẫn mang tính truyền thống các khâu xử lý

Ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện nhằm tăng cường và nâng cao năng xuất, hiệu quả hoạt động, lao động và kiểm soát tốt nguồn lực thông tin cũng như tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin một cách hiệu quả.

3.3.3. Nhóm giải pháp về chuyên môn

Công tác bổ sung

- Xác định diện bổ sung phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin;

- Xây dựng tiêu chí lựa chọn tài liệu: Tài liệu của các tác giả nổi tiếng, uy tín của các nhà xuất bản, các lần xuất bản mới, các tạp chí quan trọng…

- Xây dựng các tiêu chí cho chất lượng vốn tài liệu bao gồm:

+ Đa dạng, phong phú, đầy đủ;

+ Có giá trị, cập nhật, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương;

+ Có hình thức in đẹp, hấp dẫn.

- Xác định tỷ lệ cơ cấu vốn tài liệu hợp lý về nội dung: Sách chính trị - xã hội; Sách khoa học kỹ thuật: Sách văn học nghệ thuật; Sách thiếu nhi và các loại sách khác. Về loại hình: ngoài các tài liệu truyền thống, các thư viện cần có biện pháp đảm bảo, thu thập đầy đủ các sản phẩm thông tin khác như tài liệu nghe nhìn, đĩa CD- Rom, băng ghi âm, băng hình…

- Mở rộng các nguồn bổ sung tài liệu.

Công tác xử lý

Nhằm chuẩn hóa hoạt động nghiệp vụ và thúc đẩy tiến trình hội nhập của thư viện Việt Nam với cộng đồng thư viện thế giới triển khai áp dụng Khung phân loại thập phân Dewey (DDC) cùng Khổ mẫu biên mục (MARC21) và Quy tắc biên mục Anh – Mỹ (AACR2). Có thể coi đây là bước tiến quan trọng mở đường cho

sự thống nhất các hoạt động nghiệp vụ trên cả nước. Trong thời gian tới, cán bộ thư viện huyện cố gắng nắm được nội dung và áp dụng tốt 3 chuẩn nghiệp vụ trên.

Công tác tổ chức, bảo quản

- Sắp xếp tài liệu hợp lý, đúng nội dung giúp bạn đọc dễ dàng tìm thấy tài liệu

- Kiểm kê tài liệu theo định kỳ tránh mất mát tài liệu.

Công tác phục vụ

Mở rộng các hoạt động phục vụ bạn đọc - Phục vụ tại thư viện huyện;

- Phục vụ thông qua thư viện chi nhánh: Ở những quận, huyện có điều kiện thì cố gắng tạo lập các phòng đọc báo – tạp chí và cho mượn sách tại những địa điểm thuận lợi, do thư viện xác định và có lịch phục vụ cố định. Đây có thể được coi là chi nhánh của thư viện quận, huyện.

- Phục vụ bằng thư viện lưu động: Đây là một biện pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc khắc phục thiếu tài liệu phục vụ địa phương. Thực tế cho thấy, nơi nào kho sách lưu động luân chuyển tốt thì nơi đó thu hút được nhiều người dùng tin cũng như xây dựng phong trào đọc và làm theo sách, báo được thuận lợi hơn.

Bởi vậy, để thời gian tới kho sách hoạt động có hiệu quả hơn các thư viện cần chú ý:

+ Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương nơi nhận được sách luân chuyển để xây dựng cơ cấu vốn tài liệu phù hợp với yêu cầu của địa phương.

+ Điều tra, nghiên cứu nhu cầu đọc ở cơ sở để cung cấp tài liệu thỏa mãn nhu cầu thông tin của họ.

+ Xác định số lượng sách bình quân cho một đầu người dân trên địa bàn để

- Đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu sách báo: Hình thức tuyên truyền nên đa dạng, phong phú như tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ của các đoàn thể quần chúng, mời diễn giả nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu sách…

3.3.4. Kiến nghị đối với Thư viện Hà Nội

Thư viện Thành phố Hà Nội là cơ quan chịu trách nhiệm lớn nhất về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện các quận, huyện.

- Thư viện Thành phố Hà Nội nên cử các đoàn công tác xuống khảo sát thực tế để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các địa phương giúp họ kịp thời tháo gỡ. Đồng thời, thư viện Hà Nội cần cung cấp những tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho các thư viện để làm căn cứ cho việc thực hiện các chuẩn nghiệp vụ.

- Xây dựng chương trình tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện, đảm bảo các thư viện tổ chức hoạt động theo đúng chuẩn nghiệp vụ.

- Tiếp tục luân chuyển sách, báo xuống cơ sở, đặc biệt là các huyện ngoại thành và các quận mới thành lập. Chú trọng đến nhu cầu đọc sách của thiếu nhi, phát động các phong trào thi đua đọc và làm theo sách.

- Phối hợp với ngành Bưu điện và Tư pháp Thành phố, hỗ trợ cho hoạt động của các điểm bưu điện, văn hóa xã và tủ sách pháp luật nhằm nâng cao khả năng phục vụ sách báo cho nhân dân

3.3.5. Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn thực thi các chính sách mới của Nhà nước đối với thư viện

- Quán triệt nhận thức và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương đối với công tác thư viện; triển khai thực hiện trong thực tế các điều khoản quy định trong Pháp lệnh Thư viện và Nghị định số 72/NĐ-CP của Chính phủ (6/8/2002):

Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện. Coi đây là trách nhiệm, nghĩa vụ

bắt buộc của địa phương trong việc xây dựng thiết chế văn hoá đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

- Định kỳ kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước (cụ thể là các văn bản, lệnh, pháp lệnh, luật…) về văn hoá tại địa phương. Coi việc xây dựng các thiết chế văn hoá (trong đó có thư viện) là điều kiện bắt buộc để công nhận các danh hiệu thi đua của các địa phương.

- Tăng cường kinh phí cho các thư viện công cộng quận, huyện từ nguồn ngân sách của các quận, huyện (phải có chứ không thể không có) để tăng cường và phát triển vốn tài liệu và bảo quản tốt các tài liệu, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất của thư viện. Rất cần thiết về sự tiếp tục hỗ trợ của trung ương (Vụ Thư viện) về kinh phí chương trình mục tiêu: sách cho cơ sở; tiến tới xây dựng thư viện theo hướng hiện đại hoá.

- Có chính sách để nâng cao chất lượng cán bộ thư viện; Đồng thời để hoạt động thư viện quận, huyện ổn định, đi vào nề nếp, cần một đội ngũ cán bộ thư viện tương đối ổn định, tránh tình trạng kiêm nhiệm quá nhiều việc và bố trí cán bộ thư viện tuỳ tiện không phù hợp chuyên môn đào tạo. Vấn đề cốt lõi để tạo cho thư viện hoạt động đều, tốt là chính sách cho cán bộ thư viện (đây là điểm mấu chốt), phải có chế độ lương hoặc bồi dưỡng thích hợp để họ yên tâm làm việc.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)