Đặc điểm cơ cấu tổ chức - Đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

2.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức - Đội ngũ cán bộ

Cơ cấu tổ chức của thư viện được tổ chức tốt sẽ đảm bảo cho thư viện thực hiện có chất lượng các hoạt động của mình. Chính vì vậy, việc củng cố cơ cấu tổ chức cho các thư viện là vấn đề rất cần thiết. Để giúp các thư viện

Tô Thị Thúy Hằng ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các cơ quan quản lý nhà nước đã quan tâm đến vấn đề biên soạn những văn bản quy định cách thức tổ chức và hoạt động của các thư viện. Năm 1972, Bộ Văn hóa đã ban hành: “Quy chế tổ chức và hoạt động của các thư viện huyện”. Đây là văn bản đầu tiên giúp các thư viện cấp huyện ở nước ta tiến hành tổ chức các hoạt động của thư viện.

Trong quy chế này chưa quy định rõ cơ cấu tổ chức của thư viện huyện. Cho đến năm 1979 một quy chế mới về tổ chức và hoạt động của thư viện huyện được ban hành. Trong quy chế này đã quy định rõ cơ cấu tổ chức của thư viện huyện như sau: Thư viện huyện gồm 2 bộ phận phục vụ: Bộ phận đọc tại chỗ và cho mượn về nhà. Đến ngày 5/5/2006 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin lại ban hành Quy chế mẫu về: “Tổ chức và hoạt động của thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh” kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ-BVTT. Trong qui chế quy định rõ thư viện cấp huyện có 2 bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ: Bộ phận nghiệp vụ và Bộ phận phục vụ.

a) Bộ phận nghiệp vụ có nhiệm vụ:

- Xây dựng, bổ sung và xử lý kỹ thuật vốn tài liệu thư viện; lập danh mục tài liệu theo yêu cầu người đọc; biên soạn các bản thông tin thư mục; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu qua sách báo trên quy mô toàn huyện và các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo khác;

- Tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trên địa bàn.

b) Bộ phận phục vụ có nhiệm vụ:

- Tổ chức phục vụ tại thư viện, đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ và mượn về nhà; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo nhằm thu hút người đọc tới sử dụng vốn tài liệu thư viện;

- Tổ chức phục vụ ngoài thư viện, thực hiện luân chuyển sách báo xuống các thư viện, phòng đọc sách cơ sở, các điểm Bưu điện Văn hóa xã, Tủ sách pháp luật và các mô hình thư viện mang tính chất công cộng khác;

Tô Thị Thúy Hằng tiếp nhận sách luân chuyển từ thư viện tỉnh; thực hiện mượn, trao đổi tài liệu với các thư viện khác trên địa.

Hiện tại, theo số liệu điều tra, khảo sát, 12 thư viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội chỉ có một bộ phận: Phòng phục vụ. Do đội ngũ cán bộ thư viện còn thiếu, các thư viện nằm chung với nhà văn hóa nên không có đủ cả nhân lực và vật lực để tổ chức được đầy đủ các phòng. Các bộ phận lồng ghép khiến cho hoạt động thư viện chưa đạt hiệu quả cao.

2.3.2 Đội ngũ cán bộ

Tuyên ngôn về Thư viện Công cộng năm 1994 của UNESCO đã nhấn mạnh: “Các cán bộ thư viện là người môi giới tích cực giữa người dùng và nguồn lực. Việc đào tạo nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thư viện là đòi hỏi tất yếu để nâng cao trình độ phục vụ”. Tuy nhiên, tại thời điểm này, với sự ra đời của kỷ nguyên số, sự hiện hữu của thư viện điện tử, các chuyên gia thông tin – thư viện thế giới đã dự báo: Xu thế giảm sự truy cập có hướng dẫn đến nội dung là một trong những yếu tố tác động đến vai trò của các cơ quan thông tin – thư viện cũng như người cán bộ thư viện. Sự tác động đó làm cho vai trò của vật mang tin sẽ gần như không còn, nghĩa là làm giảm đi vai trò của người cán bộ thông tin – thư viện. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành Thư viện Việt Nam hiện nay – đang ở giai đoạn phát triển kết hợp giữa mô hình thư viện truyền thống với thư viện điện tử (trong đó mô hình thư viện truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt là trong hệ thống thư viện công cộng), thì vật mang tin truyền thống vẫn còn giữ nguyên giá trị, và như vậy, người cán bộ thư viện với vai trò là người hướng dẫn người dùng truy cập tới các nguồn thông tin qua các dịch vụ của thư viện, vẫn hết sức cần thiết và không thể thiếu trong các thư viện. [8, tr.

21]

Hệ thống thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đang dần kiện toàn đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, trách nhiệm, nhiệt tình với công việc

Tô Thị Thúy Hằng đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH của địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

Hầu hết các thư viện quận, huyện trên địa bàn Hà Nội có 2 cán bộ, chủ yếu là cán bộ nữ, trẻ, nhiệt tình, năng động. Theo thống kê có 21 cán bộ/12 thư viện. 18 cán bộ có trình độ đại học chiếm gần 81%. Còn lại 19% là trình độ trung cấp hoặc tương đương, cán bộ kiêm nhiệm là 6/21 cán bộ chiếm gần 29% trên tổng số cán bộ thư viện quận, huyện.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)