Hoạt động bổ sung vốn tài liệu

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

2.4. Hoạt động bổ sung vốn tài liệu

Công tác bổ sung vốn tài liệu là quá trình sưu tầm, nghiên cứu và lựa chọn những tài liệu có nội dung tư tưởng tốt, có giá trị khoa học thực tiễn, nghệ thuật cao, nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Vốn tài liệu là một trong 4 yếu tố cấu thành nên cơ quan thông tin – thư viện. Việc bổ sung không đơn giản là mua thêm sách mới, mà phải phù hợp với diện đề tài bao quát và đối tượng phục vụ của thư viện, đồng thời phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản, đó là: Các tài liệu bổ sung phải mang tính Đảng, tính định hướng, tính hệ thống, tính khoa học và kế hoạch. Công tác bổ sung vốn tài liệu thực hiện tốt thì vốn tài liệu thư viện sẽ có giá trị cao, luôn luôn đổi mới và được cập nhật thường xuyên đồng thời thư viện sẽ nâng cao được khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, thu hút được đông đảo số lượng người dùng tin đến thư viện.

Để xây dựng vốn tài liệu phát huy được hiệu quả phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đều cần dựa vào chính sách bổ sung vốn tài liệu – một văn bản chính thức do ban lãnh đạo thư viện xây dựng, trong đó đề ra phương hướng cũng như cách thức xây dựng vốn tài liệu của cơ quan.

Hiện tại trong các thư viện công cộng nói chung và hệ thống thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội nói riêng chưa có một thư viện nào xây dựng được chính sách bổ sung cho thư viện mình. Để tiến hành bổ sung các thư viện đã dựa vào các tiêu chí chủ yếu như: Chức năng, nhiệm vụ, đối tượng

Tô Thị Thúy Hằng người dùng tin, kinh phí mà thư viện được cấp…để tiến hành bổ sung vốn tài liệu. Chẳng hạn, căn cứ vào kinh phí được cấp hàng năm của thư viện mà thư viện dành một tỷ lệ nhất định cho hoạt động bổ sung có tính đến cơ cấu vốn tài liệu (theo nội dung, loại hình, ngôn ngữ) cũng như các nguồn bổ sung.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác bổ sung, các thư viện quận, huyện Thành phố Hà Nội đã rất quan tâm đến việc bổ sung những tài liệu có nội dung phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí của người dùng tin.

Bảng 2: Số liệu vốn tài liệu bổ sung năm 2007 - 2008

Năm Thư viện quận – huyện

Sách Báo - Tạp chí

2007 20.765 500

2008 22.780 480

2.4.1. Diện bổ sung

Quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện huyện năm 1979 quy định vốn tài liệu được bổ sung theo tỷ lệ môn loại như sau:

Sách chính trị - xã hội: 30%

Sách khoa học - kỹ thuật: 30%

Sách văn học - nghệ thuật: 30%

Sách thiếu nhi: 10%

Tuy nhiên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm người dùng tin, các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đã điều chỉnh tỷ lệ môn loại cho hợp lý.

Tô Thị Thúy Hằng

Ví dụ: Thư viện quận Tây Hồ bổ sung vốn tài liệu theo môn loại như sau:(%)

Thư viện quận Hoàn Kiếm đã bổ sung vốn tài liệu theo môn loại như sau: (%)

Riêng đối với sách lý luận – chính trị thì các thư viện đã chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa số 50/2003-QĐ-BVHTT về việc quy định đảm bảo tối thiểu 10% kinh phí mua sách báo hàng năm để mua sách lý luận – chính trị góp phần tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2.4.2. Kinh phí bổ sung

Phần lớn nguồn kinh phí được cấp của các thư viện đều được sử dụng cho việc phát triển vốn tài liệu, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho thư

30

30 30

10

Sách chính trị - xã hội Sách khoa học - kỹ thuật sách văn học - nghệ thuật Sách thiếu nhi

30

20 40

10

Sách chính trị - xã hội Sách khoa học - kỹ thuật sách văn học - nghệ thuật Sách thiếu nhi

Tô Thị Thúy Hằng viện. Nhìn chung các nguồn kinh phí này đã được sử dụng một cách rất hiệu quả. Mức kinh phí hoạt động trung bình của các thư viện quận, huyện năm 2008 là khoảng 130.000.000 đồng/năm. Trong đó, thư viện quận Hoàn Kiếm do nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nên năm 2008 kinh phí hoạt động của thư viện là 500 triệu đồng trong đó dành cho việc bổ sung vốn tài liệu là 190 triệu. Thư viện quận Ba Đình kinh phí dành cho bổ sung là 70 triệu, Tây hồ 84 triệu… Các thư viện huyện cũng ưu tiên dành kinh phí khá lớn cho việc bổ sung vốn tài liệu như thư viện huyện Gia Lâm là 40 triệu, Đông Anh 25 triệu…Mức kinh phí này ngày càng được các nhà lãnh đạo quận, huyện xem xét để có những phương hướng cải thiện cho phù hợp với vị trí, vai trò của thư viện, tương xứng với sự phát triển của các quận, huyện. Từ đó giúp cho các thư viện quận, huyện ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin.

2.4.3. Nguồn bổ sung

- Nguồn mua: Đây là hình thức bổ sung chủ yếu của các thư viện.

Hằng năm, các thư viện đều dành một phần kinh phí hoạt động của mình để bổ sung vốn tài liệu. Các thư viện có thể mua sách ở nhiều nguồn khác nhau như: Các nhà xuất bản (Chính trị quốc gia, Khoa học kỹ thuật), các nhà sách như Nhà sách Đống Đa, Nhà sách Thành phố Hà Nội

- Các nguồn bổ sung khác: Ngoài nguồn mua từ ngân sách nhà nước, các thư viện còn được nhận tài trợ từ các nguồn khác nhau như: nguồn tặng của chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Bộ VHTT, Thư viện Hà Nội, sách tặng của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)