Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tiêu hóa

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền, Đại Học Cần Thơ) (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN

2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ TIÊU HOÁ

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tiêu hóa

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tiêu hóa thức ăn chủ yếu là: Tính chất của thức ăn, giống loài, môi trường và phương thức cho ăn.

2.3.1 Thành phần và tính chất của thức ăn:

Thức ăn có nguồn gốc thực vật thường có độ tiêu hoá thấp hơn thức ăn có nguồn gốc động vật.

@ Đối vi protein : Khi protein có nhiều thì tỷ lệ tiêu hóa của nó tăng, đồng thời làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các thành phần hữu cơ khác. điều này được lý giải bằng việc protein đã làm tăng hoạt động của các tuyến tiêu hóa, làm tăng men Tripsin và men Lipaza, làm tăng sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật nhờ đó làm tăng phân giải các chất hữu cơ.

Tuy nhiên, nếu qúa nhiều protein trong khẩu phần thì sẽ có một số không được dịch dạ dày tác động, xuống ruột sẽ rất khó được dịch ruột tác động và tích lại, được vi

khuẩn lên men thối rữa, kích thích màng ruột, làm cho nhiều chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài. Như vậy tỷ lệ tiêu hóa protein và các chất hữu cơ khác bị giảm.

Nguồn cung cấp protein có ảnh hưởng rất lớn đến độ tiêu hóa protein của tôm cá.

Cá rô phi, mức năng lượng tiêu hóa bột cá là 4.04 kcal/g, bột đậu nành là 3.34 kcal/g, trong khi bột thịt xương chỉ là 2.49 kcal/g.

@ Đối vi cht bt đường: Khả năng tiêu hóa chất bột đường của động vật thủy sản không cao. Do đó nếu phối chế hàm lượng chất bột đường cao trong thức ăn thì khả năng tiêu hóa sẽ giảm, đặc biệt là sự tiêu hóa protein. Sự tiêu hóa protein trong cá trơn giảm khi hàm lượng carbohydrat tăng. Ngoài ra nguồn nguyên liệu cung cấp chất bột đường cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu.

@ Đối vi lipid: Nếu quá nhiều lipid sẽ không được nhũ hóa hết, rối loạn tiêu hoá khi đó chất dinh dưỡng bị tống ra ngoài. khả năng tiêu hóa các nguồn lipid cũng khác nhau. Lipid từ bột cá có thể được cá tiêu hóa 97% nhưng từ bột thịt xương chỉ là 73%.

@ Cht xơ là thành phần khó tiêu, nó tham gia tạo nên vách tế bào thực vật bao bọc chất hữu cơ, ngăn cản tác động của dịch tiêu hóa đối với các chất hữu cơ bên trong tế bào, nên làm giảm độ tiêu hóa thức ăn. Khi hàm lượng xơ trong thức ăn cao dẫn tới thức ăn di chuyển nhanh trong ống tiêu hóa làm cho các chất này không kịp tiêu hóa.

Bảng 3.3.Ảnh hưởng cellulose lên độ tiêu hóa (%) thức ăn ở cá chép

Cellulose (%) 0 8 18

Protein 91 92 88

Lipid 95 95 94

Tinh bột 89 70 48

Vật chất hữu cơ 89 81 68

@ Dng thc ăn và phương thc cho ăn: Độ tiêu hoá thức ăn tăng cao khi xay nhuyễn thức ăn vì kích cỡ thức ăn càng nhỏ men tiêu hoá càng dễ thấm vào từng phân tử thức ăn. Nấu chín thức ăn hay hồ hoá tinh bột trong quá trình ép đùn viên thức ăn có tác dụng tăng độ tiêu hoá protein và carbohydrate. Năng lượng tiêu hóa bột bắp chưa nấu chín của cá rô phi là 2.46kcal/g, nếu được gia nhiệt năng lượng tiêu hóa tăng lên 3.02 kcal/g

Một số tính chất vật lý của thức ăn cũng ảnh hưởng lên độ tiêu hóa thức ăn của tôm cá như mùi vị, độ cứng, kích thước và hình dạng. Độ tiêu hóa thức ăn giảm kích thước của viện thức ăn tăng.

2.3.2 Giống loài:

Khả năng tiêu hóa thức ăn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loài. Đối với những loài cá ăn động vật, nhóm men tiêu hóa protein sẽ hoạt động mạnh hơn ở nhóm cá ăn thực vật, ngược lại nhóm cá ăn thực vậy nhóm men tiêu hóa carbohydrat sẽ hoạt động mạnh ở nhóm cá ăn động vật. Thêm vào đó cấu trúc của ống tiêu hóa giữa hai nhóm này cũng khác nhau. Nhóm cá ăn thực vật có cấu trúc ống tiêu hóa dài hơn nên thời gian đủ thời gian cho enzime tiêu hóa carbohydart và hoạt động của vi khuẩn, giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu carbohydrat tốt hơn.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các loài tôm cá có khả năng tiêu hóa protein và lipid tốt và độ tiêu hoá protein và lipid khác nhau không đáng kể giữa các loài cá.

Ngược lại, khả năng tiêu hoá carbohydates có sự khác biệt rất lớn giữa nhóm ăn động vật và nhóm ăn tạp hay ăn thực vật. Tôm càng xanh có khả năng tiêu hóa carbohydrat (bột mì hay cám gạo) hơn so với các loài giáp xác biển. Năng lượng tiêu hóa bột bắp của cá rô phi là 3.02 Kcal/g, trong khi ở cá trơn chỉ là 2.53 kcal/g.

Bảng 3.4 : Khả năng tiêu hóa (%) một số nguồn nguyên liệu của giáp xác Nguồn

nguyện liệu

Loài Tiêu hóa

chất khô (ADMD)

Tiêu hóa protein (ACPD)

Năng lượng tiêu hóa

(ADE)

Cám gạo Tôm sú

Thẻ chân trắng He Nhật bản

89 40

48 76 43

- - 84 Bột đầu tôm Càng xanh

Thẻ chân trắng

53 57

67 75

76 - Bột đậu nành Thẻ chân trắng

Tôm sú He Nhật bản Càng xanh

56 60 64 76

92 90 - 84

- - - 72 Bột cá Thẻ chân trắng

Tôm càng xanh

64 60

81 87

- 69 2.3.3. Giai đoạn phát triển

Trong quá trình phát triển hệ thống men tiêu hóa của tôm cá sẽ dần hoàn thiện, nhu cầu về dinh dưỡng của các giai đoạn cũng có sự thay đổi nên có ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn. Phần lớn các loài tôm cá khả năng tiêu hóa nguồn thực ăn thực vật ở giai đoạn trưởng thành tốt hơn ở giai đoạn nhỏ.

2.3.4. Trạng thái sinh lý :

Những cá bị stress do đánh bắt hay nhiễm bệnh có độ tiêu hoá giảm rất nhiều.

Nhịn đói lâu ngày cũng ảnh hưởng đến sự tiết các enzyme tiêu hoá nên ảnh hưởng đến độ tiêu hoá.

2.3.5. Nhiệt độ môi trường:

Hoạt tính enzyme tiêu hoá của động vật biến nhiệt thay đổi rất lớn khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Khi nhiệt độ nước tăng lên cá có khuynh hướng tăng sự tiết các enzyme tiêu hóa và tăng hoạt tính các enzyme này. Đồng thời khi tăng nhiệt độ cũng dẫn đến tăng lượng thức ăn cá ăn, quá trình trao đổi chất và vận tốc thức ăn đi qua ống tiêu hóa nên ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn. Ở mỗi loài có một khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự tiêu hóa thức ăn. Ở cá trơn, độ tiêu hóa thức ăn là 94% ở nhiệt độ 28oC nhưng độ tiêu hóa sẽ giảm xuống còn 70% khi nhiệt độ giảm xuống 23 oC. Độ tiêu hóa của tôm sú giảm nhanh khi nhiệt độ tăng từ 30oC lên 35oC.

2.3.6. Lượng thức ăn và tần số cho ăn:

Lượng thức ăn và tần số cho ăn có ảnh hưởng lớn đến độ tiêu hóa thức ăn. Khi khối lượng thức ăn càng lớn thì tốc độ tiêu hóa càng chậm và thức ăn cũng không được sử dụng một cách triệt để. Khối lượng thức ăn không những làm chậm tốc độ tiêu hoá mà còn làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng. Khi khối lượng thức ăn càng lớn, men tiêu hoá khó ngấm vào bên trong và mức độ ngấm không đều dẫn đến quá trình tiêu hoá chậm lại, ảnh hưởng đến độ tiêu hóa thức ăn.

Tần số cho ăn: độ tiêu hóa thức ăn tăng khi số lần cho ăn tăng, vì với cùng một lượng thức ăn trong ngày nếu chia làm nhiều lần cho ăn thì mổi lần cho ăn với một lượng thức ăn ít, men tiêu hóa sẽ hoạt động tốt, dẫn đến khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền, Đại Học Cần Thơ) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)