NHU CẦU ACID BÉO THIẾT YẾU

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền, Đại Học Cần Thơ) (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG VI: LIPID VÀ ACID BÉO TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN

6. NHU CẦU ACID BÉO THIẾT YẾU

Khi xem xét nhu cầu acid béo thiết yếu (essential fatty acid –EFA) thường dựa vào thành phần acid béo của thức ăn tự nhiên nơi ĐVTS sinh sống và thành phần acid béo của

chính ĐVTS. Nhóm thức ăn cơ sở của hệ sinh thái biển là tảo đơn bào, ở giai đoạn sinh trưởng lipid chiếm 20% (trọng lượng khô), trong đó 50% là nhóm acid béo n-3 cao phân tử không no (n-3 PUFA) như 20:5n-3, 22:6n-3. Tảo đơn bào là thức ăn quan trọng của giáp xác, động vật nổi và nhóm cá ăn thực vật ở biển. Do ĐVTS không có khả năng tổng hợp các acid béo này nên việc cung cấp các acid béo này vào thức ăn cho ĐVTS biển là cần thiết. Đối với nhóm tảo nước ngọt, nhóm acid béo n-6 phong phú hơn tảo biển. Nhóm cá nước ngọt có nhiều acid béo 18 carbon và n-6PUFA hơn cá biển.

Tất cả các nghiên cứu trên ĐVTS đều cho thấy ĐVTS yêu cầu acid béo n-3, như yêu cầu acid béo18:3n-3 là 1-2%. Yêu cầu đối với các acid béo mạch dài hơn (HUFA) như 20:n-3, 22:5n-3, 22-6n-3 thấp hơn, khoảng 0.5%. Nhìn chung trong ĐVTS yêu cầu được cung cấp cả hai nhóm acid béo n-3 PUFA và n-6 PUFA, tuy nhiên nhóm ĐVTS biển yêu cầu n-3 nhiều hơn, ngược lại nhóm ĐVTS nước ngọt yêu cầu n-6 nhiều hơn.

Tỷ lệ n-3/n-6 thay đổi tùy theo loài và nguồn acid béo được cung cấp. Nhóm acid béo n-3 có chức năng chủ yếu là sinh tổng hợp các acid béo mạch dài, trong khi nhóm n-6 được sử dụng như nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.

Đối với giai đoạn ấu trùng, lipid đóng vai trò quan trọng bởi nó cung cấp các acid béo cần thiết. Các acid béo thiết yếu thì rất quan trọng trong quá trình phát triển, trao đổi chất, sinh lý và xây dựng cơ thể. Hàm lượng acid béo cần thiết ở giai đoạn ấu trùng cao hơn giai đoạn trưởng thành. Lipid tổng số và acid béo cần thiết thì đóng góp trong suốt quá trình biến thái của ấu trùng từ nauplii, zoea, mysis, poslarvae của tôm sú.

LOA & LNA tối ýu

LOA: 8% of FFA (= 0.5% thức ăn) LNA: 24% of FFA (= 1.5%thức ăn)

350 300 250 200

0 EPA & DHA tối ưu 150

EPA 5% of FFA (= 0.3% thức ăn) DHA 5% of FFA (= 0.3% thức ăn)

Hình 6.3. Nhu cầu EPA & DHA của (Penaeus monodon) (Glencross et al.

2002)

Ở giai đoạn tôm giống, thức ăn chủ yếu của tôm là thức ăn chế biến nên việc cung cấp các acid béo cho tôm là cần thiết. Mức độ tăng trưởng của P. japonicus sẽ gia tăng khi bổ sung 1% của 18:2n-6 và 18:3n-3 vào thức ăn. Shewbart và Mies (1973) thử nghiệm mức độ từ 0,5-5% 18:3n-6 vào thức ăn công nghiệp cho tôm giống P. aztecus, kết quả là mức 2% cho tốc độ tăng trưởng cao nhất, dưới mức 2% sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng của loài tôm này. Read (1981) đã tìm thấy bổ sung 1% của 18:2n-6 hoặc 18:3n-3

0 5 10

EPA (% ) 15

DHA (% ) 10 5 15 20

vào thức ăn sẽ cải tiến được mức độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm P. indicus. Sinh trưởng của tôm P. japonicus ăn thức ăn chứa nhiều 18:3n-3 thì tốt hơn là nhiều 18:2n-6 (Gury và ctv, 1976). Trong khi đó Xu và ctv (1994) lại cho biết tốc độ sinh trưởng của tôm P. chinensis được cải thiện khi kết hợp hai nhóm acid béo này hơn là chỉ bổ sung một loại. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm acid béo 20-22 Cacbon-HUFA được coi là có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhóm 18 Carbon-PUFA. Xu (1994) cho biết tốc độ tăng trưởng của tôm P. chinensis được gia tăng khi bổ sung thức ăn giàu HUFA.

Kazanawa và Teshima (1977) cho biết giá trị dinh dưỡng thấp của dầu đậu nành là do hàm lượng HUFA của dầu này rất thấp, nên phải kết hợp thêm dầu mực có hàm lượng HUFA cao để ương nuôi tôm biển. Tỷ lệ sống, sinh trưởng của tôm he Nhật bản được cải thiện khi bổ sung vào thức ăn 18:2n-6 kết hợp với 3% dầu giàu HUFA.

Bảng 6.4: Tóm tắt nhu cầu các acid béo thiết yếu của một số loài tôm cá

Loài Nhu cầu acid béo (% trong khẩu phần khô) Cá Nheo Mỹ

Cá Chình Nhật Rôphi

Chép Cá bơn

Tôm he Nhật bản Tôm càng xanh Tôm sú

1 - 2% 18:3n3

hoặc 0.5-0.75% n-3 HUFA 0.5% 18:2n6 + 0.5% 18:3n3 0.5 - 1% 18:2n6 hoặc 1% 20:4n-6 1% 18:2n6 + 1% 18:3n6

0.6- 1% HUFA

1%18:2n6 + 1% 8:3n3 hoặc 0.5% HUFA 1% 18:2n6 hoặc 1% 18:3n3

18:2n-6 và 18:3-3 (12:1) hoặc 20:4n-6 và 22:6n-3 2- 3% HUFA

Một số tác giả khi nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần lipid lên sức sinh sản và tỷ lệ nở của trứng tôm Peneus chinensis cho rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa acid béo, 20:5n-3 trong trứng và sức sinh sản, giữa 22:6n-3 và tỷ lệ nở, vì vậy họ đề nghị bổ sung HUFA vào thức ăn cho tôm bố mẹ. Alava và ctv (1993) cũng cho biết thức ăn thiếu phospholipid hoặc HUFA đều làm chậm quá trình phát triển buồng trứng của tôm P.

japonicus. Ngoài ra, mối liên hệ rất chặt chẽ giữa 20:4n-6 và 20:5n-6 sự phát triển của buồng trứng cũng được tìm thấy ở một số loài tôm thuộc họ Penaedea ngoài tự nhiên.

Xu và ctv (1994) thí nghiệm sử dụng thức ăn có bổ sung các nguồn lipid khác nhau lên tôm P. chinensis, kết quả cho thấy sức sinh sản của loài tôm này gia tăng khi thức ăn được bổ sung dầu gan cá, trong khi dầu đậu nành thì cho sức sinh sản thấp hơn.

Dấu hiệu thiếu acid béo thiết yếu của ĐVTS:

- Giảm sinh trưởng - Tăng tỉ lệ chết

- Giảm hiệu quả sử dụng thức ăn

- Mòn vây đuôi (nguyên nhân do Flexebacterium sp) - Thoái hóa gan (sưng to, tái màu)

- Giảm sinh sản (tỉ lệ nở của trứng và tỉ lệ sống ấu trùng, cá bột thấp)

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền, Đại Học Cần Thơ) (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)