CHƯƠNG X: NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN THỨC ĂN THỦY SẢN
3. NHÓM NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG
Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng gồm có nhóm cung cấp carbohyrat (chủ yếu là nhóm thực vật cung cấp tinh bột) và nhóm dầu mỡ (dầu động vật và thực vật) 3.1. Nhóm cung cấp tinh bột
Tinh bột là thành phần chủ yếu trong mô của các loại khoai củ, ngũ cốc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám mì…
Đặc điểm chung của nhóm cung cấp tinh bột:
• Hàm lượng protein thấp (không quá 20%), acid amin không cân đối
• Lipid thấp khoảng từ 2-5%. Tuy nhiên cám gạo có hàm lượng lipid cao 10-15%.
• Hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là cám gạo, hàm lượng xơ biến động từ 11- 20%
tùy theo chất lượng cám do đó ít được sử dụng làm thức ăn cho tôm.
• Hàm lượng khoáng trong nhóm này thấp và không thích hợp cho động vật thủy sản.
Bảng 10.4 : Thành phần sinh hóa một số nguồn thực vật cung cấp tinh bột:
Nguồn Độ khô Protein Lipid Xơ Khoáng
Bắp vàng 88 8.5 3.6 2.3 1.3
Gạo 90 12.8 4.6 5.3 7.4
Cám gạo 91 12.8 13.7 11.1 11.6
Khoai lang khô 87 3.2 1.7 2.2 2.6
Khoai mì 87 0.9 1.7 0.8 0.7
Tấm 87 9.5 1.9 0.8 2.1
Lúa mì 88 12.9 1.7 2.5 1.6
Bột mì 88 11.7 1.2 1.3 0.4
Cám lúa mì 89 16.4 4.0 9.9 5.3
Khả năng sử dụng các nguồn tinh bột làm thức ăn cho động vật thủy sản tùy thuộc vào đối tượng nuôi. Đối với nhóm ăn thiên về động vật, lượng tinh bột không sử dụng quá 20%. Trong các nguồn tinh bột thì nguồn tinh bột từ bột mì được xem là nguồn tinh bột tốt nhất làm thức ăn cho tôm. Hạn chế sử dụng bột bắp, cám gạo làm thức ăn cho tôm.
@ Cám gạo
Hàm lượng đạm trong một số loại cám dao động trong khoảng từ 8,34- 16,3%. Cám ly trích dầu có hàm lượng đạm cao nhất (16,3%) do đã được ly trích một lượng lớn chất béo. Hàm lượng đạm thấp nhất là ở cám lau khô (8,34%). Hàm lượng chất béo trong cám ly trích dầu thấp nhất (2,76%), kế đến là cám lau ướt (5,6%). Ưu điểm nổi bật của cám là hàm lượng vitamin A, D, E và nhóm B (B1, B2) cao hơn trong ngô. Trong dầu cám có chứa chất oxy hoá tự nhiên là tocophenol. Cám có chứa hàm lượng P cao và nhiều nguyên tố quan trọng như Fe, Cu, Co, Zn, Se. Hiện nay người nuôi thích dùng cám lau ướt để phối chế thức ăn vì cám này có hàm lượng đạm ổn định (12,4%) và có bột gạo nhiều dễ làm dẻo thức ăn khi nấu và phối trộn. Tuy nhiên độ khô của cám lau ướt khá thấp (83,6%) nên việc bảo quản khá khó. Tuy nhiên đối với vấn đề sử dụng cám hiện nay, một trở ngại thường gặp là do cám có hàm lượng chất béo cao, dễ hút ẩm và dễ bị oxy hóa, trở nên đắng. Sử dụng cám bị oxy hóa làm thức ăn cho cá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự sinh trưởng và chất lượng của cá nuôi.
Các loại cám dùng phối chế thức ăn cho cá
Cám gạo là nguyên liệu truyền thống được sử dụng phổ biến nhất để làm thức ăn tự chế trong nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay có nhiều loại cám, từ ba loại cám cơ bản là cám y, cám lau bass 1 và cám lau bass 2, người ta chế biến thêm các loại cám khác như cám sấy, cám trích ly, cám pha.
- Cám y: cám xay gạo thường, hoặc xay trắng từ các nhà máy qui mô nhỏ. Gao này dùng để bán nội địa không xuất khẩu. loại cám này có lẫn nhiều tấm dạng hạt và có ít bột gạo
- Cám lau: cám được chuốt ra từ gạo xay xô (gạo mới bóc vỏ trấu). Cám lau có 2 loại là cám lau bass 1 và bass 2. Sản phẩm gạo từ công đoạn xay xát này chủ yếu dùng để xuất khẩu.
+ Cám bass 1: còn gọi cám lau khô vì trong quá trình lau chuốt không có phun thêm nước. Cám loại này ít bột gạo hơn cám bass 2.
+ Cám bass 2: còn gọi là cám lau ướt vì trong quá trình lau gạo người ta dùng kỹ thuật phun nước để làm bóng hạt gạo. Cám bass 2 có độ ẩm cao, không bảo quản lâu được như các loại cám khác. Loại cám này có rất nhiều tinh bột vì bột gạo bị chuốt ra trong quá trình xay xát ở giai đoạn này rất nhiều.
- Cám sấy: cám đã qua sấy khô để bảo quản được lâu hơn. Sấy và bảo quản ở các kho.
- Cám ly trích: Cám được trích lấy dầu (chất béo) nhằm giảm chất dầu để bảo quản được lâu hơn và tránh hiện tượng ôi dầu, đồng thời cám loại này có hàm lượng đạm cao hơn.
- Cám pha: cám được pha trộn lại với nhau theo yêu cầu mua bán, thường có các cách pha trộn như: cám (các loại) pha với bột mì, cám (các loại) pha thêm tấm, cám lau bass 1 pha lau bass 2.
Bảng 10.5: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám và tấm Nguyên liệu Protein thô
(%)
Béo thô (%)
Tro (%)
Độ khô (%)
Cám trích ly dầu 16,3 2,76 10,3 90,6
Cám lau ướt Cám lau khô Cám y Cám pha
12,4 8,34 13,1 11,4
5,6 7,44 13,3 8,05
4,9 30,3 8,03 4,96
87,6 89,8 87,8 87,8
Tấm 8,76 0,99 0,42 86,7
3.2. Dầu động thực vật
Dầu động thực vật là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong thức ăn cho động vật thủy sản. Tuy nhiên dầu động và thực vật được sử dụng trong thức ăn cho động vật thủy sản như là nguồn cung cấp các acid béo không no cần thiết cho động vật thủy sản. Đối với nhóm động vật thủy sản ăn thiên về động vật, khả năng sử dụng tinh bột kém thì lipid được sử dụng như là nguồn cung cấp năng lượng chính nhằm hạn chế việc sử dụng protein như là nguồn cung cấp năng lượng. Thường trong nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản có sẵn lipid nên trong công thức thức ăn chỉ bổ sung thêm khoảng từ 2-3%
dầu. Tùy theo đối tượng nuôi mà nguồn dầu được bổ sung là dầu thực vật hay động vật, hoặc kết hợp cả hai
Ngoài mục đích cung cấp năng lượng, acid béo, việc bổ sung dầu vào thức ăn cũng có tác dụng tạo mùi cho thức ăn.
Ngoài ra lecithin (phospholipid) hay cholesterol cũng được bổ sung vào thức ăn thông qua nguồn dầu mực, dầu đậu nành hoặc trực tiếp sử dụng lecithin hay cholesterol tổng hợp.
Bảng 10.5: Thành phần acid béo của một số nguồn dầu động thực vật
Nguồn lipid 18:2n-6 18:3n-3 20:5n-3 22:6n-3
Dầu thực vật
Dầu dừa 2 0 0 0
Dầu bắp 58 1 0 0
Dầu bông vải 53 1 0 0
Dầu cọ 10 1 0 0
Dầu đậu phộng 30 0 0 0
Dầu hướng dương 70 1 0 0 Nguồn động vật biển
Dầu cá tuyết 5 1 16 14
Dầu mai mực 1 2 12 18
Dầu cá trích 1 1 8 5
Dầu cá hồi 3 0 10 10
Dầu cá mồi 3 1 13 10
Dầu mực ống 3 3 12 10
• Lecithin: Lòng đỏ trứng, dầu đậu nành