CHƯƠNG IV: NĂNG LƯỢNG TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN
6. CÁC NGUỒN THỨC ĂN CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG
Năng lượng tiêu hóa và năng lượng biến dưỡng thay đổi tùy giống loài và phản ảnh đúng giá trị năng lượng có khả năng sử dụng của loại thức ăn đó. Trong khi đó, giá
trị năng lượng thô chỉ có giá trị tham khảo ban đầu vì chúng không nói lên được khả năng tiêu hóa năng lượng thức ăn. Tuy nhiên, phương pháp xác định năng lượng tiêu hóa và năng lượng biến dưỡng rất khó do việc kiểm soát năng lượng bài tiết qua phân, nước tiểu và qua mang rất phức tạp.
ĐVTS có thể sử dụng cả 3 nguồn protein, lipid và carbohydrate trong thức ăn làm nguồn năng lượng. Nguồn năng lượng từ protein đắt tiền nhất, do đó các nguồn năng lượng không phải protein nên cung cấp ở mức tối đa có thể được. Các nghiên cứu cho thấy cá yêu cầu năng lượng từ protein, lipid hơn ở nhóm động vật trên cạn. Điều này có thể là do tôm cá bắt buộc phải cần acid amin và acid béo để cung cấp năng lượng hơn các động vật khác.
Lipid chứa năng lượng nhiều nhất trên mỗi đơn vị trọng lượng và nguồn năng lượng này được cá sử dụng hiệu quả. Lipid có trong thức ăn còn làm tăng mùi vị và độ trơn láng của viên thức ăn. Tuy nhiên, nếu lượng lipid cao sẽ gặp trở ngại trong khâu chế biến và bảo quản thức ăn.
Bảng 4.2: Năng lượng tiêu hoá và trao đổi (Kcalo/g) một số loài cá với các loại dưỡng chất
Nguồn
Năng lượng thô (GE)
Năng lượng tiêu hóa (DE) Năng lượng trao đổi (ME)
Cá hồi Cá nheo Cá chép Cá hồi Cá nheo Cá chép
Protein 5.65 4.5 4.1 4.1 3.4 3.5 3.5
Lipid 9.45
Unsaturated ″ 8.5 8.5 8.5 8.5 8.5 8.5
Saturated ″ 7.5 8.1 8.1 7.5 8.1 8.1
Phospholipid ″ - - - - 7.2 - - - - 7.2
Carbohydrate 4.1
Tinh bột thô ″ 1.6 2.5 2.5 1.6 2.5 2.5
Gelatinized
Starch ″ 2.3 3.0 2.9 2.3 3.0 2.9
Dextrin ″ 3.2 - - 3.3 3.2 - - 3.3
Xơ ″ 0 0 0 0 0 0
Khả năng sử dụng carbohydrate làm năng lượng khác nhau tùy loài cá (cá ăn động vật có khả năng sử dụng carbohydrate kém hơn so với cá ăn thực vật) và tùy loại carbohydrate. Dạng đường đơn được các loài cá tiêu hóa dễ dàng, nhưng các dạng phức hợp như cellulose, lignin thì chỉ được tiêu hóa do vi khuẩn. Năng lượng trao đổi carbohydrat của cá đối với cellulose là 0, 3,8 kcal/g cho nhóm đường được tiêu hóa. Đối với tinh bột thô là 1.2-2 kcal/g, nếu được hồ hóa sẽ tăng lên 3.2 kcal/g. Carbohydrate là nguồn năng lượng rẻ tiền nhất nên sử dụng trong thức ăn ở mức tối đa có thể để giảm giá
thành thức ăn. Tuy nhiên lượng dùng thích hợp là bao nhiêu đối với từng loài thì vẫn còn được nghiên cứu.
Trên thế giới, nguồn carbohydrate thường dùng là bột ngũ cốc, chủ yếu là các phụ phẩm của các nhà máy xay xát lúa mì. Ở dạng thô, các nguyên liệu này có giá trị năng lượng rất thấp đối với cá, do đó, người ta chế biến thành các dạng tinh bột để nâng cao giá trị năng lượng. Ở nước ta, nguồn carbohydrate dùng trong các nhà máy chế biến thức ăn là cám gạo, tấm, bột bắp, bột mì...Giá trị năng lượng nguồn carbohydrat sẽ tăng lên nếu quá trình chế biến thức ăn được hồ hóa tốt.
Câu hỏi:
1. Quá trình biến đổi năng lượng trong cơ thể động vật thủy sản?
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng năng lượng từ thức ăn của động vật thủy sản?
3. Tại sao động vật thủy sản sử dụng hiệu quả năng lượng từ thức ăn hơn động vật trên cạn ?
Tài liệu tham khảo:
1. Bureau, D.P., Kaushik, S.J., Cho, C.Y., 2002. Bioenergetics. In: Fish Nutrition (J.
E. Halver & R.W. Hardy, Eds.), pp. 1-59. Academic Press, New York, USA.
2. D’Abramo, L.R., Conklin, D.E., Akiyama, D.M. (1997). Crustacean Nutrition. In Advances in World Aquaculture Volume 6. World Aquaculture Society.
3. De Silva S. S, 1994. Fish Nuitrition Research in Asia. Published by the Asian Fisheries Society in association with the International Development Research Centre (Canada), 138pp.
4. Halver, J.E. and R. W. Hardy, 2002. Fish nutrition. The Third Edition. Academic Press, USA.
5. Lê Thanh Hùng, 2000. Bài Giảng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn thuỷ sản. Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. New, M.B. 1987. Feed and feeding of fish and shrimp. A manual on the preparation and presentation of compound feeds for shrimp and fish in aquaculture. FAO. ADCP/REP/87/26, 275 pp.
7. Weerd H. V., and J. Verreth, 1993. Fish Nutrition. Guest Lecturers Department of Fish Culture and Fisheries Wageningen Agriculture University, 464pp.