CHƯƠNG VIII: VITAMIN TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN
3. TÍNH CHẤT VÀ NHU CẦU VITAMIN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
3.2. Nhóm vitamin tan trong chất béo
Nhóm vitamin tan trong chất béo là vitamin A, D, E, và K. Nhóm này được hấp thu qua ruột cùng với chất béo trong thức ăn. Vì vậy khi chất béo trong thức ăn được hấp thu tốt thì tạo điều kiện cho nhóm vitamin này cũng được hấp thu tốt hơn. Nhóm vitamin này sẽ tích lũy trong cơ thể khi được cung cấp vượt quá nhu cầu. Vì vậy nhu cầu về nhóm vitamin này rất biến động và phụ thuộc vào lượng vitamin được tích lũy trước đó của cơ thể động vật thủy sản.
3.2.1.Vitamin A
Vitamin A có hai dạng là vitamin A1 (rettinol) được tìm thấy ở động vật hữu nhũ và động vật biển, vitamin A 2 (3-dehydroretinol còn được gọi là retinol 2) được tìm thấy ở cá nước ngọt (Lehninger, 1975). Vitamin A cần thiết cho mắt, vận chuyển Ca qua mang tế bào, thành thục và phát triển phôi. Ở giai đoạn cá giống thường rất nhạy cảm với việc thiếu Vitamin A trong thức ăn, trong khi ở giai đoạn trưởng thành, viamin A có thể được tích lũy nhiều trong gan nên ít bị ảnh hưởng hơn. Một vài loài cá có thể chuyển đổi β- caroten thành vitamin A. Ở tôm vitamin A có hàm lượng cao ở trong mắt. Một số loại như astaxanthin, carotenoids cũng là nguồn cung cấp vitamin A cho tôm cá. Vitamin A
có nhiều trong dầu cá. Do đó khi thức ăn cho tôm biển được bổ sung dầu cá biển và carotenoid thì không cần cung cấp vitamin A.
Vitamin A cũng được chứng minh là cần thiết cho sự phát triển của buồng trứng, buồng tinh và phôi của giáp xác. Điều này có thể được chứng minh qua sự tích lũy vitamin A trong trứng của tôm trong quá trình thành thục (Fisher, 1985)
Hàm lượng vitamin A được đề nghị cho cá là 1000- 2000 UI/kg, trong khi ở tôm thì yêu cầu cao hơn 5000 UI/kg thức ăn.
Dấu hiệu thiếu vitamin A ở cá là thiếu máu, xuất huyết mắt, mang, thận, màu sắc cơ thể thay đổi...
Dạng vitamin A được sử dụng bổ sung vào thức ăn là acetace, palmitate, propionate. Hàm lượng vitamin A bị mất đi khoảng 20% qua quá trình ép đùn, mất 53%
sau thời gian bảo quản trong phòng 6 tháng.
3.2.2.Vitamin D
Vitamin D có hai dạng là Vitamin D2 ( engocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Vitamin D3 có nhiều vitamin D hoạt tính hơn vitamin D2 và được tìm thấy chủ yếu ở động vật. Vitamin D3 được sử dụng tốt hơn là vitamin D2. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và hấp thu Ca và P. Khi bổ sung thiếu hoặc thừa vitamin D đều làm ảnh hưởng đến động vật thủy sản.
Hàm lượng vitamin D cần bổ sung cho cá từ 500- 1000 UI/kg cho cá nước ấm, cho tôm được đề nghị là 2000 UI/kg thức ăn. Khi thức ăn có bổ sung lượng dầu cá lớn có thể không cần cung cấp vitamin D.
Dấu hiệu khi thiếu vitamin D ở tôm cá là sinh trưởng và hàm lượng khoáng trong cơ thể giảm.
Dạng vitamin D thường được bổ sung vào thức ăn là vitamin D3 (cholecalciferol) 3.2.3. Vitamin E
Vitamin E có tên hóa học là tocophenol. Vitamin E có một số dạng khác nhau,trong đó dạng α - tocophenol là có chứa hàm lượng vitamin E hoạt tính cao nhất. Một trong những chức năng sinh học của vitamin E là ngăn cản quá trình oxy hóa chất béo cao phân tử không no (HUFA) của lipid trong màng tế bào sinh học. Vitamin E có vai trò trong quá trình tổng hợp và hoạt động của các hormone sinh dục.
Nhu cầu vitamin tăng khi hàm lượng PUFA trong thức ăn cao. Nhu cầu vitamin E ở cá khoảng 30-100 mg/kg và ở tôm là 100 mg/kg thức ăn
Dấu hiệu khi thiếu vitamin E ở cá là giảm sinh trưởng, tỉ lệ chết cao thoái hóa cơ, tích mỡ trong gan… Đối với tôm biển, sức sinh sản và tỉ lệ nở của tôm giảm khi thức ăn được cung cấp thêm HUFA nhưng thiếu vitamin E. Mức đề nghị cho tôm biển ở giai đoạn nuôi vỗ là 600mg/kg thức ăn. Đối với cá chép hệ số thành thục cũng được cải thiện khi thức ăn có bổ sung đầy đủ vitamin E.
Vitamin E rất dễ phân hủy qua quá trình chế biến và bảo quản, đặc biệt là ở các nước vùng nhiệt đới. Vì vậy dạng vitamin E thường được sử dụng bổ sung vào thức ăn cho tôm cá là α - tocophenol acetace.
Hình 8.2 Ảnh hưởng của vitamin E trong thức ăn lên tỉ lệ sống của tôm he 3.2.4. Vitamin K
Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu ở động vật và cả ở cá.
Thiếu vitamin K dẫn tới cá không có khả năng tổng hợp proconvertin và prothrombin ở trong gan, đây là các chất cần thiết cho quá trình đông máu. Dạng vitamin K được sử dụng tốt cho tôm cá lá vitamin K3
Nhu cầu vitamin K ở cá là 10 mg/kg thức ăn, ở tôm được đề nghị là 5 mg/kg. Ở một số loài tôm khi cho ăn thiếu vitamin K thì sinh trưởng của tôm giảm.
Vitamin K được bổ sung vào thức ăn dưới dạng muối menadione, menadione sodium bisulfite (50% vitamin K3), hỗn hợp menadione sodium bisulfite (33% vitamin K3), menadione dimethylpyrimidinal (45.5% K3). Vitamin K bị phân hủy dưới điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao và hàm lượng khoáng vi lượng cao (anonymous, 1981).
Bảng 8.5. Nhu cầu vitamin cho một số loài tôm cá (mg/kg thức ăn)
Vitamin Cá chép Cá trơn Mỹ Cá hồi Tôm biển
Thiamin (B1) Riboflavin (B2) Pyridoxine (B6) Pantothenate Niacin( PP) Folic acid
Cyanocobalamin (B12) Inositol
Choline Biotin Vitamin C Vitamin A(IU) Vitamin D (IU) Vitamin E Vitamin K
1- 3 7- 10 5- 10 30- 40 30- 50 - -
200- 300 1500- 2000 1- 1,5 30- 50 1000- 2000 -
80- 100 -
1-3 9 3 25- 50 14 - - - - - 60
1000- 2000 500- 1000 30
-
10- 15 20- 25 15- 20 40- 50 150- 200 6- 10 0.015- 0.02 300- 400 600- 800 2- 1,5 100- 150 2000- 2500 2400
30 10
60 25 50 75 40 10 0.2 400 600 1 200 5000 2000 100 5
Bảng 8.6. Dấu hiệu bệnh lý khi thiếu vitamin của một số loài cá
Vitamin Cá trơn Cá chép Lươn Nhật Bản
1. Thiamin
2. Riboflavin
3. Pyridoxine 4. Pantothenic
5. Niacin
6. Biotin 7. Folic acid 8. Vitamin B12 9.Choline 10. Inoistol 11. Ascorbic acid
12. Vitamin A
13. Vitamin D 14. Vitamin E
Sẫm màu, tỉ lệ chết cao
Còi cọc
Rối loạn, màu sắc nhợt nhạt, tetany
Mang sưng phòng, thiếu máu, ăn mòn da, tử vong, quẹo hàm dưới
Da và cây bị tổn thương, xuất huyết, tử vong, lồi mắt
Thiếu máu, mất sắt tố Không phát hiện Giảm khả năng tạo máu
Gan phì to, xuất huyết trong thận và ruột Không phát hiện
Giảm khả năng tạo keo trong xương, bị sán, mẫn cảm với bệnn, ưỡn mình.
Có nhiều chất lỏng trong xoang của cơ thể, lồi mắt
Trong xương thấp khoáng chất
Cơ quan nội tạng có
Xung huyết ở vây, rối loạn, giảm khả năng cảm nhận âm thanh Da và vây bị xuất huyết, có sự tử vong Rối loạn
Tăng trương chậm.
thiếu máu, xuất huyết da, lồi mắt
Xuất huyết da, tử vong
Tăng trưởng chậm Không phát hiện Không phát hiện Mỡ bao bọc gan Tổn thương da Không kiểm tra
Màu sắc kỳ quặc, lồi mắt, vây và da xuất huyết, mang biến dạng Không kiểm tra
Mất điều hòa, cơ thể uốn khúc, xuất huyết ở vây
Vây xuất huyết, sợ ánh sáng
Rối loạn
Bơi lội bất bình thường, tổn thương da
Bơi lội bất bình thường, tổn thương da, sẫm màu
Bơi lội bất bình thường Tăng trưởng chậm, sẫm màu
Tăng trưởng chậm Ruột màu trắng xám Ruột màu trắng xám Vây đầu xuất huyết, quẹo hàm dưới
Không kiểm tra
Không kiểm tra
15. Vitamin K
chất dịch rỉ, tử vong, gan nhiều mỡ, mất sắc tố, thiếu máu
Xuất huyết da
Cơ thịt bị rối loạn dinh dưỡng
Không kiểm tra
Không kiểm tra
Không kiểm tra
Câu hỏi:
1. Những lưu ý khi sử dụng vitamin làm thức ăn cho thuỷ sản ? 2. Các dấu hiệu bệnh lý thường gặp khi thiếu vitamin?
3. Tại sao vitamin C được quan tâm nhiều nhất trong chế biến thức ăn thuỷ sản ? Tài liệu tham khảo
1. ’Abramo, L.R., Conklin, D.E., Akiyama, D.M. (1997). Crustacean Nutrition. In Advances in World Aquaculture Volume 6. World Aquaculture Society.
2. ADCP/REP/80/11 - Fish Feed Technology. Lectures presented at the FAO/UNDP Training Course in Fish Feed Technology. University of Washington, Seattle, Washington, U.S.A., 9 October-15 December 1978.
3. Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2002. Thức ăn và dinh dưỡng động vật. Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh – Khoa Chăn Nuôi và Thú Y. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, 438 trang.
4. Gadient, M., Fenster, R (1994) Stability of ascorbic acid and other vitamins in extruded fish feeds. Aquaculture 124: 207-211.
5. Halver, J.E. and R. W. Hardy, 2002. Fish nutrition. The Third Edition. Academic Press, USA.
6. http://www.fao.org/DOCREP/005/Y1453E. Good Aquaculture Feed Manufacturing Practice Aquaculture Development.
7. Lê Thanh Hùng, 2000. Bài Giảng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn thuỷ sản. Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
8. Manning, B (2001) Mycotoxins in fish feed. In: Lim, C & Webster, CD (Eds.) Ch.
13. p 267. Nutrition and fish health. Hawthorn Press, Inc. NY.
9. Nutrient Reasearch Council (NRC). Nutrient Requirements of Fish. Washington, DC: National Acedemiy Press; 1993, 69pp.