CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU PROTEIN

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền, Đại Học Cần Thơ) (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG V: PROTEIN VÀ ACID AMIN TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN

6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU PROTEIN

Do động vật thuỷ sản có khả năng sử dụng năng lượng biến dưỡng từ nguồn protein trong thức ăn nên nhu cầu protein của chúng có khả năng giảm khi mức năng lượng trong thức ăn tăng lên. Nhưng nếu thức ăn quá giàu năng lượng thì sẽ hạn chế sự tiêu thụ thức ăn của động vật thủy sản vì chúng sẽ ngưng bắt mồi khi thỏa mãn nhu cầu năng lượng (Lee và Putnam, 1973; Page và Andrew, 1973). Do đó hàm lượng protein tối ưu cho ĐVTS chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ tối ưu giữa protein và năng lượng.

Protein trong thức ăn (mg hoặc g)

Tỷ lệ protein/năng lượng (P/E) = ---

Năng lượng trong thức ăn (KJ/Kcal)

Tỷ lệ P/E tối ưu cho động vật thuỷ sản có sự thay đổi tuỳ theo loài, tuy nhiên thường lớn hơn 20 mg/kJ cao hơn nhiều so với động vật trên cạn., do nhu cầu protein của ĐVTS cao. Tỉ lệ P/E thay đổi theo yếu tố môi trường như dòng chảy, nhiệt độ, thành phần thức ăn…

Bảng 5.4: Tỉ lệ P/E cho tăng trưởng tối ưu của một số loài tôm cá:

Loài % Protein P/E (mg/kj) Tác giả

Tôm sú 37 28 Aquacop, 1977

Tôm thẻ 37 26.5 Segweck, 1979

Thẻ chân trắng 37 19.1 Cousin, 1992

30 21.5 Dokken, 1987

He Nhật bản 37 21.5 – 28.6 Koshio, 1992

Cá nheo Mỹ 22.2 – 28.8 19.3 – 23.2 Page, 1973

Cá rô phi 30 24.6 El Sayed (1987)

Cá chép 31.5 25.8 Takeuchi (1979)

Cá trê phi 40 18.6 Machiel (1985)

6.2. Chất lượng và loại thức ăn sử dụng:

Nhu cầu protein tối ưu của cá chịu ảnh hưởng các yếu tố của thức ăn thí nghiệm như thành phần amino acid, khả năng tiêu hóa protein và tỉ lệ các nguồn cung cấp năng lượng khác như lipid và carbohydrate. Tùy theo loài mà khả năng chia sẻ năng lượng của lipid và carbohydrat với protein khác nhau.

200 400 600 800

Cải tiến Tiêu chuẩn

0

175 g

+45 ngày

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Khi lượng (g)

180 Thời gian nuôi (ngày)

Hình 5.4 Sinh trưởng của cá chẽm với thức ăn tiêu chuẩn (45% CP; 10% lipid) thức ăn cải tiến (55% CP; 20% lipid)

6.3. Giai đoạn phát triển:

Động vật thuỷ sản còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng nhanh nên cần mức protein cao hơn so với cá lớn. Đối với cá rô phi, giai đoạn 1-5 gam nhu cầu protein là 30-40%, giai đoạn 5-25 g: 25-30% và lơn hơn 25 g là 20-25% protein trong thức ăn .Ở giai đoạn sinh sản, nhu cầu protein của động vật thuỷ sản cao hơn so với giai đoạn sinh trưởng, vì giai đoạn này chúng cần một lượng protein cao để phát triển tuyến sinh dục. Ví dụ: nhu cầu dinh dưỡng của tôm càng xanh ở giai đoạn sinh trưởng khoảng 25-28% protein trong thức ăn, nhưng ở giai đoạn thành thục sinh dục, nhu cầu này phải tăng lên hơn 40%.

Bảng 5.5. Nhu cầu protein của cá Tra theo giai đoạn phát triển

Cỡ cá (%) Hàm lượng protein (%)

5- 50 g 34 - 36

50 - 100 32 - 34

100 - 300 30 - 32

300- 500 28 - 30

>500 24 – 26

* Nguồn: Dự án ACIAR- ĐHCT

Hàm lựợng đạm tối ưu (g/kg)

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

0 500 1000 1500 2000

16 MJ-DE 18 MJ-DE

DP: đạm tiêu hóa

DE: năng lượng tiêu hóa

Ở cá cỡ 75 g/con tỷ lệ DP/DE tối ưu = 31 g/MJ

Khối lượng cá (g/con) (Glencross, 2006).

Hình 5.5 : Nhu cầu protein tối ưu (DP) cho các giai đoạn phát triển cùa cá chẽm

6.4. Môi trường nuôi dưỡng:

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu protein của động vật thủy sản. Khi nhiệt độ tăng, sự sinh trưởng của cá cũng tăng lên dẫn đến nhu cầu protein cũng tăng theo. Ngoài ra, nhu cầu protein của cá tăng còn có thể do sự bài tiết nitơ trong quá trình dị hóa nitơ của cơ thể tăng lên. Đối với những loài cá rộng muối, khi độ mặn gia tăng, nhu cầu protein cũng tăng độ tổng hợp và biến dưỡng các amino acid sẽ tăng cao ở môi trường ưu trương so với môi trường nhược trương (Steffens, 1989).

6.5. Lượng thức ăn cho ăn:

Mức độ cho ăn cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu protein của cá. Khi cho cá ăn ở mức độ giới hạn (tính theo trọng lượng thân) có thể làm tăng nhu cầu protein. Nếu mức cho ăn thấp gần bằng mức cần thiết để duy trì cơ thể sẽ dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn cao và tăng trưởng rất chậm hoặc bị ngừng lại. Ngược lại, nếu dư thừa lượng thức ăn cũng cho kết quả hiệu quả chuyển hóa thức ăn kém do thức ăn bị hao hụt và sự tiêu hóa thức ăn giảm đi.

6.6. Yếu tố di truyền:

Cùng một loài nhưng khác nhau về di truyền sẽ có nhu cầu protein khác nhau. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein khác nhau lên các nhóm cá hồi, Austreng và Refstie (1979) nhận thấy chúng có sự sai khác về tăng trưởng, khả năng tiêu hóa protein và thành hóa học của cơ thể .

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền, Đại Học Cần Thơ) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)