Bài học rút ra đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý rủi ro thanh khoản cho ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh hải dương (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4. Bài học rút ra đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ những cuộc khủng hoảng diễn ra tại các ngân hàng trên thế giới, có thể rút ra nhiều bài học bổ ích cho các ngân hàng của Việt Nam trong vấn đề quản lý ngân hàng, vấn đề về vốn chủ sở hữu hay những biện pháp cấp bách của Ngân hàng Trung ương áp dụng trong các trường hợp xảy ra khủng hoảng nhằm hạn chế và tránh tác động lan truyền. Cụ thể là:

1.4.1. Đối với Ngân hàng Trung ƣơng

Quản lý những thông tin mang tính nhạy cảm: Đối với điều kiện thị trường hiện đại ngày này thì việc bảo mật thông tin là hết sức quan trọng, việc các thông tin nhạy cảm bị lọt ra ngoài có thể bị lợi dụng hoặc gây ra các các hậu quả nghiệm trọng cho hoạt động của ngân hàng.

Quản lý việc thực hiện chính sách và sự tuân thủ của các tổ chức tín dụng:

Ngân hàng trung ưng cần đưa ra các chính sách định hướng hoạt động của các ngân hàng đồng thời có các cuộc kiểm tra, kiểm soát và các chế tài nhằm đảm bảo sự tuân thủ của các tổ chức nhằm đảm bảo sự phát triển theo đúng định hướng chính sách đã đề ra. Đồng thời xây dựng và đưa ra các cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng không đáp ứng yêu cầu.

Ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và các biện pháp chế tài nghiêm túc nếu các tổ chức tín dụng không tuân thủ các quy định này;

Quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ công tác quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng như:

Phổ biến kinh nghiệm quản lý rủi ro cho các tổ chức tín dụng, hỗ trợ đào tạo tập huấn cán bộ nghiệp vụ. Trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra thì Ngân hàng trung ương cần các các biện pháp cấp bách nhằm tránh tác động lan truyền.

1.4.2. Đối với các Ngân hàng thương mại

Tuân thủ chặt chẽ các quy định do Ngân hàng trung ương đề ra: Các ngân hàng thương mại phải luôn ý thức chủ động tuân thủ chặt chẽ các quy định do ngân hàng trung ương đề ra vì các quy định đó là các tiêu chuẩn nhằm tạo ra một hệ thống an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Nhà quản lý ngân hàng luôn giám sát

và điều chỉnh các nhóm chỉ tiêu của ngân hàng bám sát các yêu cầu của ngân hàng trung ương .

Tính toán cẩn thận, chính xác các nhu cầu thanh toán: Nhu cầu thanh khoản phát sinh hàng ngày do vậy việc nắm bắt một cách chính xác các nhu cầu như nhu cầu rút tiền mặt, nhu cầu tín dụng… giúp cho ngân hàng có được sự chủ động trong việc tạo ra và cân đối nguồn thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời .

Tổ chức tốt việc quản lý khả năng thanh toán: Xây dựng một hệ thống quản lý hiện đại, cơ cấu tổ chức phù hợp và có các chỉ tiêu, chỉ số, báo cáo định kỳ giúp cho ngân hàng có được sự cảnh báo sớm về thanh khoản.

Tăng cường trang thiết bị hiện đại nhằm thu thập và xử lý thông tin: Công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý các số liệu và trong việc dự báo về thanh khoản do vậy việc đầu tư nâng cấp công nghệ là hết sức cần thiết.

Phối hợp san sẻ thông tin, sử dụng các công cụ khoa học chính xác để đo lường rủi ro. Để làm được điều này ngoài việc tăng cường năng lực công nghệ thông tin, ngân hàng còn phải tăng cường khả năng dự báo, các công cụ do lường rủi ro để có cái nhìn sâu, toàn diện hơn về thanh khoản.

Giải quyết nhanh chóng, đúng cách khi rủi ro xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 đã hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng thương mại.. Bên cạnh đó, từ những kinh nghiệm về rủi ro thanh khoản xảy ra đối với Ngân hàng trong nước cũng như trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu cho việc quản lý rủi ro thanh khoản ở các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó các NHTM cần xây dựng cho mình giải pháp cơ chế quản lý RRTK nhằm nâng cao năng lực quản lý, hạn chế phòng ngừa rủi ro từ đó tìm kiếm lợi nhuận và phát triển hoạt động kinh doanh của mình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý rủi ro thanh khoản cho ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh hải dương (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)