CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , CN HẢI DƯƠNG
3.1. Định hướng phát triển của NHNTVN , CN Hải Dương
3.1.1. Thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức của NHNTVN , CN Hải Dương trong quá trình phát triển
3.1.1.1. Thuận lợi và cơ hội
Việt Nam đang tích cực tham gia các điều ước quốc tế, công nhận/ chấp nhận các chuẩn chuẩn mực/ quy tắc/ thông lệ quốc tế. Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh nói chung đã và đang được hoàn thiện và phù hợp với luật pháp quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động: giảm thiểu sự can thiệp hành chính của các cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng sẽ tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng; Hệ thống các quy định, quy chế về quản lý, an toàn, tổ chức, hoạt động Ngân hàng khá hoàn chỉnh và phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, tăng quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm của các NHTM.
Tiềm năng phát triển của ngành tài chính - ngân hàng. Thị trường dịch vụ đang ở giai đoạn ban đầu; Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ngày càng gia tăng góp phần làm tăng các nhu cầu của công chúng (cá nhân, tổ chức) về sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng đang có khuynh hướng hình thành và phát triển: một mặt sẽ làm thay đổi về khả năng huy động vốn trung và đài hạn đối với ngân hàng;
mặt khác cũng là nguồn vốn trung dài hạn tốt cho các NHTM (dưới dạng tiền gửi đối với công ty bảo hiểm,...).
NHNTVN là thương hiệu lớn, đã tạo dựng quan hệ khách hàng truyền thống, khách hàng chiến lược, có mạng lưới hoạt động rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, là một trong bốn NHTM lớn nhất tại Việt Nam, tổng tài sản chiếm hơn 10% trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nguồn vốn tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm; Hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại; Đội
ngũ cán bộ của ngân hàng được thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công việc.
NHNTVN -Cn Hải Dương đang trong quá trình tăng tốc hiện đại hoá công nghệ và kỹ năng quản trị NHTM tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động tiền tệ. Đến nay, NHNTVN , CN Hải Dương đã hoàn thành giai đoạn I và đang triển khai ở gia đoạn II Dự án hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ .
Việc NHNTVN , CN Hải Dương lựa chọn được đối tác chiến lược là thời cơ để đổi mới quản trị điều hành, tăng tiềm lực tài chính, cải tiến và xây dựng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ của NHTM hiện đại.
3.1.1.2. Khó khăn và thách thức
Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt: các NHTM cổ phần đã đạt được mức tăng trưởng khá nhanh về vốn, quy mô hoạt động, mạng lưới, thị phần. Theo cam kết hội nhập, từ 01/4/2016 Việt Nam cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện hầu hết các nghiệp vụ như một ngân hàng nội địa.
Hạn chế về nguồn thu nhập: Tuy hoạt động đa năng, phát triển nhiều dịch vụ, sản phẩm mới nhưng nguồn thu nhập chính của các TCTD vẫn từ hoạt động tín dụng truyền thống. NHNTVN , CN Hải Dương đang tích cực triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và các dịch vụ gia tăng khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của khách hàng hạn chế: Tình hình tài chính yếu kém, năng lực cạnh tranh thấp là thực trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, cũng như hệ thống khách hàng của NHNTVN , CN Hải Dương nói riêng. Với quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ thấp, năng lực quản lý, điều hành hạn chế, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn.
Là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt-tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, sự an toàn, hiệu quả của khách hàng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHNT.
Những rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam: Theo dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kinh tế thế giới
có thể tăng trưởng 3,7% trong năm 2018 , cao hơn mức tăng trưởng của năm 2017 (3,6%), trong đó các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển dự kiến đạt mức tăng trưởng cao nhất (4,9%) .
Áp lực do giá cả leo thang vẫn là một mối đe dọa với nhiều nền kinh tế, cùng với tỉ lệ lạm phát của châu Á được dự đoán trung bình 3.53% trong năm 2017 và có thể sẽ giảm trong năm 2018.
Không nằm ngoài xu thế vận động và phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, mấy năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá cao nhưng chưa thực sự ổn định và đang phải vượt qua giai đoạn khó khăn của suy giảm kinh tế. Nhìn nhận về kinh tế Việt Nam, theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa mới công bố, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự kiến mức tăng trưởng dự báo cho nền kinh tế Việt Nam năm 2017 là 6,5% cùng với lạm phát bình quân là 4% .Năm 2018, dự kiến khả năng kiềm chế lạm phát của Việt Nam sẽ tốt hơn, lạm phát bình quân là 3,8% và tăng trưởng kinh tế là 6,5% .
Lạc quan hơn, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu, theo đó, trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019, tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam có thể đạt 6,8%. WB nhận xét trong báo cáo: “Bất chấp triển vọng tăng trưởng ấn tượng, các nhà hoạch định chính sách sẽ vẫn đương đầu với nhiều thách thức trong ngắn hạn bởi họ cần phải đảm bảo rằng kinh tế vẫn phục hồi dù chính sách tài khóa bị rút đi trong bối cảnh lạm phát tăng cao.”
Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á 2017 vừa được ADB công bố ngày 14/9/2011. Theo ADB, Nghị quyết 11 – gói các biện pháp thắt chặt tài chính và tiền tệ - đã tạo ra được những kết quả bước đầu trong ổn định tỷ giá ngoại hối, nâng cao dự trữ ngoại tệ và kìm chế lạm phát trong 3 tháng gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm nếu quyết định nới lỏng các chính sách kinh tế vĩ mô . ADB cũng dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam năm 2018 sẽ ở mức 5,8%, so với mức 5,7%
trong năm 2017. Sang năm 2018, lạm phát suy yếu và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn sẽ kích thích các nhà đầu tư và tăng niềm tin của người tiêu dùng. Dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ tăng trở lại ở mức 5,8% và lạm phát giảm còn 3,8%
trong năm tới.
ADB cũng nhận định, những rủi ro chính đối với Việt Nam trong thời gian tới là chính sách tiền tệ hỗn hợp, vị thế tài khóa không rõ ràng. Hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương khi chất lượng tín dụng ngày càng giảm, cho vay ngắn hạn bằng USD tăng nhanh tạo áp lực đối với tỷ giá vào cuối năm. Việc thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô, sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ tạo ra áp lực đối với người vay và ngân hàng.
Trong điều kiện biến động bất thường, ngoài dự đoán của một số ngành kinh tế, khả năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với một số thị trường còn hạn chế có thể làm tăng rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Năm 2017, Moody’s Investors Service đã đưa ra nhận định triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam trong vòng 12 – 18 tháng tới duy trì ở mức tiêu cực, xuất phát từ những lo ngại về sụt giảm lợi nhuận và chất lượng nợ xấu.
Moody’s cho rằng sự mất cân bằng kinh tế nội địa đã tạo ra rủi ro cho chất lượng tài sản của các ngân hàng cũng như khiến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn. Chất lượng tài sản tại các ngân hàng hiện nay “xấu hơn nhiều” những dữ liệu được đưa ra trong các con số nợ xấu ở các báo cáo chính thức. Moody’s cũng lưu ý rằng một số đơn vị đã bắt đầu giảm lượng tiền gửi do những khó khăn trong việc tái cấp vốn và doanh thu suy yếu.
Chất lượng tài sản đang xấu đi và tăng trưởng tín dụng bắt đầu chậm lại sau khi các khoản cho vay phình to một cách nhanh chóng trong hai năm qua, Karolyn Seet thuộc Moody’s nhận định. Tín dụng của các ngân hàng đã tăng 28% trong năm 2017 và NHNN đã giới hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm nay chỉ dừng ở mức 20% để đối phó với tình hình lạm phát.
Theo báo cáo này của Moody’s, “Sự kết hợp giữa việc giảm sút chất lượng tài sản và khả năng huy động vốn đã tạo ra sự sụt giảm niềm tin ngày càng lớn và dẫn tới cuộc chạy đua huy động tiền gửi cũng như từ các nguồn khác một cách căng thẳng và hậu quả không thể tránh được là tác động thu hẹp lợi nhuận biên.”