CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , CN HẢI DƯƠNG
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro thanh khoản tại NHNTVN , CN Hải Dương
3.2.3. Xây dựng chính sách khung về quản trị rủi ro thanh khoản
- Căn cứ đề xuất:
Quản trị rủi ro thanh khoản không đơn thuần chỉ là vấn để của các dòng tiền, vấn đề cơ cấu của tài sản Nợ - Có trên bảng cân đối tài sản mà nó chính là hoạt động quản trị của một NHTM. Tình trạng khó khăn thanh khoản hồi đầu năm đã đặt ra một vấn đề với các NHTM nói chung và VCB nói riêng là cần hiểu rõ tầm quan
trọng của quản trị rủi ro thanh khoản, chủ động xây dựng chính sách khung về quản lý rủi ro thanh khoản.
Như trong chương II đã chỉ ra, VCB thực hiện chiến lược quản trị thanh khoản phối hợp, trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô còn chưa ổn định, mức độ rủi ro trong kinh doanh là rất lớn thì đây là chiến lược quản trị mang tính ổn định và an toàn.
Muốn kết hợp dự trữ các tài sản có tính thanh khoản cao với các nguồn vốn vay trên thị trường tiền tệ một cách hợp lý mỗi khi có nhu cầu thanh khoản thì cần phải có chính sách khung để từ đó tổ chức tốt công tác quản trị rủi ro thanh khoản.
- Biện pháp thực hiện :
+ Thiết lập các quy trình cụ thể nhằm đo lường chính xác và chủ động hạn chế mức độ rủi ro thanh khoản và các mức độ rủi ro thị thường như rủi ro lãi suất hoăc rủi ro tỷ giá. Muốn làm được điều này thì ngân hàng phải xác định đúng ngày đáo hạn được thanh toán hay phải thanh toán của tài sản và công nợ hoặc yếu tố kỳ hạn của tài sản và công nợ cần được quy định rõ ràng và tuân thủ nghiêm túc. Nếu yếu tố “ngày đến hạn” hoặc “ngày phải thanh toán” của đa số tài sản, công nợ không xác định rõ ràng, không được tuân thủ nghiêm thì không thể xác định chính xác mức độ rủi ro thanh khoản, rủi rỏ giá cả thị trường…
+ Tổ chức tốt khâu phân tích và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai kịp thời các biện pháp phong ngừa và xử lý rủi ro.
Điều này đòi hỏi người đảm nhiệm trực tiếp nhiệm vụ này tại ngân hàng phải am hiểu về tất cả các nghiệp vụ kinh doanh trong ngân hàng mình, có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá cao cùng như khả năng dự báo chính xác những biến động của thị trường.
+ Hoạch định và dự đoán những thay đổi về lưu lượng tiền gửi và cho vay cũng như những thay đổi về lợi nhuận. Để làm tốt được nhiệm vụ này, VCB cần xây dựng sự liên kết chặt chẽ giữa các phong ban với nhau.
+ Cần nâng cấp quản trị rủi ro thành quản trị khủng hoảng với những tình huống và giải pháp ma trận được thiết lập sẵn. Điều này sẽ tránh hiện tượng bị động trong nhận định đánh giá, sau đó giật mình đưa ra những giải pháp thiếu phù hợp của các nhà quản trị.
- Điều kiện thực hiện :
Kế hoạch này cần xác định rõ tình huống khủng hoảng thanh khoản dựa trên các dấu hiệu cảnh báo sớm để có thể cung cấp cho Ban lãnh đạo các thông tin chính xác để đưa ra những quyết định thanh khoản nhanh chóng. Kế hoạch cũng phải phân chia trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng của những đơn vị liên quan bao gồm cả việc duy trì mối quan hệ với khách hàng, với các đối tác kinh doanh… Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải quy định bán những tài sản gì, trật tự ưu tiên bán tài sản trên cơ sở xem xét toàn bộ tài sản Có của bảng cân đối và lựa chọn những tài sản ít ảnh hưởng xấu nhất đến hoạt động kinh doanh và sự đánh giá lành mạnh về tài chính.
3.2.4. Nâng cáo chất lƣợng nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên sâu về quản lý
- Căn cứ đề xuất :
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một tổ chức trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Để có thể ổn định, mở rộng phát triển, VCB Hải Dương cần một đội ngũ cán bộ năng nổ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng ngoại ngữ đặc biệt là tin học để có thể tư vấn và thực hiện mọi yêu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ ngân hàng.
- Biện pháp thực hiện :
Xét riêng về đội ngũ tham gia trực tiếp vào công tác quản trị rủi ro thanh khoản, ngân hàng cần phát triển nguồn nhân lực theo hướng sau:
+ Cần thiết kế riêng biệt chương trình đào tạo và tôt chức đào tao cho từng đối tượng từ cấp nhân viên tác nghiệp tới cấp quản lý. Phương thức đào tạo ngoài lý thuyết cũng cần được chú trọng như phương thức mô phỏng, thực nghiệp cách xử lý tình huống phát sinh trong thực tiễn, cụ thể.:
Đối với cấp nhân viên tác nghiệp, VCB Hải Dương cần phải đào tạo kiên thức chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể như tín dụng, tài trợ thương mại… bằng nhiều hình thức như tổ chức huyên luyện ngắn ngày, hội thảo chuyên đề khoa học haowcj tự đào tạo tại chi nhánh, trung tâm đào tạo các chương trình thông nhất và chuẩn hóa.
Đối với cấp quản lý, do quản lý thanh khoản là một vấn đẻ mới mẻ và phức tạp với NHTM Việt Nam, công tác đào tạo cần được thực hiện một cách chuẩn mực, bài bản thông qua các nhà tư vấn nước ngoài hoặc các định chế tài chính nước
ngoài bằng các khóa học trong nước hay các khóa đào tạo, thực tập ở nước ngoài để các nhà quản lý có thể học hỏi những chuẩn mực, kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thanh khoản theo các chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần nêu cao tinh thần tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và ứng dụng nó vào hoạt động ngân hàng trên cơ sở tình hình thực tiễn tại đơn vị mình.
- Để đem lại hiệu quả trong công việc và tránh lãng phí thời gian cũng như chi phí cho đào tạo, VCB Hải Dương cần phải sử dụng các cán bộ quản lý sau đào tạo một cách hữu hiệu bằng cách trao quyền và rằng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ để những cán bộ đó có thể phát huy hết khả năng của minh và thấy được tầm quan trọng của việc tiếp thu những kiến thức từ đào tạo.
- Đối với những tuyển chọn mới, cần tuyển chọn những nhân viên trẻ, có trách nhiệm và nhiệt huyết, được đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngân hàng, ngoại ngữ, tin học giỏi để có đủ khả năng tiếp cận với công nghệ và nghiệp vụ ngân hàng hiện đại một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, với kinh nghiệp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng là một điều kiện cần thiết đối với các cấp quản lý
- Đối với đào tạo lại, cần thực hiện các chương trình đào tạo lại bắt buộc với các nhân viên dưới 50 tuổi chưa được bổ sung kiến thức mới bằng nhiều hình thức kết hợp giữa hội thảo, khảo sát với học theo giáo trình có thu hoạch, kiểm tra, phân loại chất lượng, kết hợp đào tạo tại chức và chính quy trong nước với nâng cao trình độ nước ngoài.
- Điều kiện thực hiện:
+ Phải có chính sách đào tạo, tuyển dụng, kế hoạch sử dụng, phát triển nguồn nhân lực rõ ràng theo định hướng chung của VCB Việt Nam.
+ Thực hiện thi tuyển công khai, minh bạch, có sự giám sát của VCB Việt Nam và các cơ quan chức năng.
+ Phải thường xuyên đánh giá chất lượng nguồn nhân lực để đo lường mức hiệu quả của nhân viên. Từ đó có kế hoạch bố trí phân công nhiệm vụ phù hợp phù hợp với đúng năng lực và trình độ chuyên môn.