Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 36)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

1.2.1. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Hiện tại, quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại được thực hiện như sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Xử lý rủi ro tín dụng Thu thập thông tin

Phân tích thông tin khách hàng

Phát hiện rủi ro tín dụng

Thương lượng

Thanh lý

Thu tài sản bảo đảm

Đưa ra tòa án kinh tế

Xử lý từ nguồn DPRR

Kiến nghị xin nguồn

xử lý (1)

(2)

(3)

(4)

Quy trình quản trị rủi ro tín dung như trên được giải thích như sau:

Bước 1: Công tác thu thập thông tin được thực hiện bởi cán bộ tín dụng hoặc cán bộ bộ phận quản trị RRTD (nếu có). Các thông tin được thu thập từ hồ sơ khách hàng gửi đến Chi nhánh theo định kỳ và từ kết quả điều tra hiện trường của cán bộ Chi nhánh.

Bước 2: Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin, cán bộ tín dụng, cán bộ quản trị RRTD sẽ đánh giá, phân tích thông tin: về kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, về thu nhập, về lịch sử tín dụng... để đánh giá, phát hiện kịp thời những rủi ro tín dụng có thể phát sinh.

Bước 3: Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá và báo cáo hoạt động của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ phát hiện những rủi ro tín dụng của khách hàng vay vốn.

Những rủi ro tín dụng được thể hiện khi quá hạn thanh toán mà khách hàng chưa có hoàn trả lãi và gốc vay. Dựa trên tính hình thực tế, cán bộ tín dụng hoặc cán bộ bộ phận quản trị RRTDngân hàng sẽ lập báo cáo và đề xuất biện pháp giải quyết lên ban lãnh đạo ngân hàng.

Bước 4: Tuy theo mức độ nghiêm trọng của rủi ro, và các báo cáo được gửi lên từ bộ phận tín dụng hoặc bộ phận quản trị RRTD, ban lãnh đạo ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro như: Thương lượng; thanh lý khoản nợ; thu tài sản đảm bảo của khách hàng; đưa ra tòa án kinh tế; xử lý từ nguồn quỹ dự phòng rủi ro và kiến nghị xin nguồn xử lý.

1.2.2. Các nội dung chính trong quy trình quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại 1.2.2.1 Thu thập thông tin

Việc thu thập thông tin phục vụ quản trị RRTD tại các ngân hàng được thực hiện thống qua kết quả báo cáo tài chính, tình hình thu nhập mà khách hàng gửi về ngân hàng theo định kỳ. Đồng thời, nhằm đảm bảo tính chính xác của nguồn thông tin, cán bộ ngân hàng còn thực hiện thu thập thông tin qua điều tra thực địa, khảo sát tại cơ sở kinh doanh của khách hàng hoặc tại đơn vị mà khách hàng cá nhân làm việc. Sau khi có các báo cáo thông tin của khách hàng, nhân viên ngân hàng sẽ thực hiện thu thập các thông tin phục vụ quản trị RRTD liên quan đến các chỉ tiêu sau:

Nhóm 1: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn hay tính thanh khoản Nhóm 2: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ dài hạn hay đòn bẩy tài chính Nhóm 3: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý tài sản của DN

Nhóm 4: Các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời

Nhóm 5: Các chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường của DN 1.2.2.2. Phân tích thông tin khách hàng

Sau khi thu thập thông tin, cán bộ tín dụng hoặc cán bộ bộ phận quản trị RRTD ngân hàng có nhiệm vụ phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá KH, trên cơ sở đó, xác định nguy cơ rủi ro đối với KH để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro.

Phân tích thông tin khách hàng nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro đối với từngkhách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Nội dung phân tích thông tin khách hàng được thực hiện theo các chỉ tiêu của khía cạnh 6C như sau:

(1) Character (tư cách người vay):Cán bộ tín dụng hoặc cán bộ bộ phận quản trị RRTD ngân hàng cần phân tích mục đích vay vốn của khách hàng, cần có bằng chứng chứng tỏ khách hàng có mục tiêu rõ ràng và có kế hoạch trả nợ nghiêm túc, xác định người vay có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay hay không. Trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những yếu tố làm nên tính cách khách hàng trong cách nhìn nhận của CBTD. Lịch sử vay trả nợ của khách hàng, các vụ kiện tụng liên quan tới khách hàng cũng là yếu tố để cán bộ tín dụng đánh giá về tư cách người vay. Trong thực tế, có rất nhiều DN cũng như cá nhân có khả năng trả nợ nhưng không thanh toán cho NH, mà chiếm dụng vốn với mục đích cá nhân và các khoản đầu tư kiếm tìm lợi nhuận khác.

(2) Capacity (năng lực của người cho vay): phân tích thông tin về năng lực khách hàng vay vốn bao gồm:

- Năng lực hành vi dân sự của chủ DN và của người bảo lãnh

-Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn.

-Mô tả quá trình hoạt động của khách hàng đến thời điểm hiện tại, cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu, tính chất hoạt động, sản phẩm, khách hàng chính, người cung cấp chính của khách hàng doanh nghiệp.

(3) Dòng tiền mặt (Cash flow):phân tích dòng tiền của người vay, gồm:

- Dòng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập - Dòng tiền từ bán tài sản

- Các nguồn vốn huy động khác (chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn).

NH thường quan tâm phân tích dòng tiền tạo từ doanh thu bán hàng và thu nhập, xem đây là nguồn tiền chính để trả nợ vay vì việc thanh lý tài sản sẽ làm cho năng lực khách hàng trở nên yếu đi. Ngoài ra đó cũng là một biểu hiện không lành mạnh trong kinh doanh, khiến quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề.

(4) Collateral (bảo đảm tiền vay):Ngân hàng thương mại sẽ xem xét, phân tích các thông tin như: tình trạng pháp lý của tài sản; khả năng bị lỗi thời, mất giá;

giá trị tài sản; mức độ chuyên biệt của tài sản; tình trạng đã/đang bị dùng để đảm bảo cho món vay khác; tình trạng bảo hiểm; vị thế của ngân hàng đối với tiền thu hồi từ thanh lý tài sản...khi cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên giá trị TSĐB (với các hình thức cầm cố, thế chấp, tín chấp, hay bảo lãnh từ bên thứ ba...). Việc nhận bảo đảm tín dụng nhằm hai mục đích: nếu người đi vay không trả nợ theo đúng thỏa thuận, thì ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đó để thu hồi nợ đọng và là để ràng buộc người vay phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để thu hồi tài sản bảo đảm của mình, tạo uy tín và trở thành khách hàng thân thiết của ngân hàng.

(5) Conditions (các điều kiện): Đó là các thông tin mà ngân hàng cần phân tích như: Địa vị cạnh tranh hiện tại; Kết quả hoạt động của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành; Tình hình cạnh tranh của sản phẩm; Mức độ nhạy cảm của khách hàng đối với chu kỳ kinh doanh và những thay đổi về công nghệ; Điều kiện/tình trạng thị trường lao động trong ngành hay trong khu vực thị trường mà khách hàng đang hoạt động; Tương lai của ngành; Các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng …

(6) Control (kiểm soát): Đó là việc phân tích các thông tin như:

-Các luật, quy định, quy chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang được xem xét.

-Hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát.

-Hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải được ký bởi các bên.

-Mức độ phù hợp của khoản vay đối với quy chế, quy định của ngân hàng.

-Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về sản phẩm, về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay.

1.2.2.3. Phát hiện rủi ro tín dụng

Phát hiện RRTD là việc xác định các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động tín dụng.ngân hàng thực hiện các bước phát hiện rủi ro: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân RRTD theo từng thời kỳ và dự báo những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng.

Công tác phát hiện rủi ro tín dụng sẽ được xét trên 2 góc độ: khách hàng và ngân hàng.

Phát hiện rủi ro tín dụng với một khách hàng

Căn cứ vào nguyên nhân xảy ra RRTD, ngân hàng cụ thể cụ thể hóa thành các dấu hiệu rủi ro phát sinh để phát hiệu RRTD tại ngân hàng. Các dấu hiệu phát hiệu rủi ro gồm:

Nhóm 1: Dấu hiệu liên quan đến quan hệ với ngân hàng

Khách hàng có các biểu hiện như: không thanh toán, thanh toán chậm hoặc thanh toán không đầy đủ các khoản lãi và nợ gốc khi đến hạn, xin ngân hàng kéo dài kỳ hạn nợ, xin gia hạn nợ, chu kỳ vay thường xuyên gia tăng, có quan hệ tín dụng với nhiềungân hàng, lập nhiều công ty ma, có hiện tượng đảo nợ từ NH này sang NH khác...Xu hướng của các tài khoản của Khách hàng tại ngân hàng: dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi, khó khăn trong thanh toán lương, thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn.

Các hoạt động đi vay: mức độ đi vay thường xuyên gia tăng, trì hoãn hoặc gây khó khăn đối với NH trong quá trình kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động SXKD của Khách hàng, tthường xuyên yêu cầu NH cho đáo hạn.

Phương thức tài chính: sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động

dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, giảm các khoản phải trả, tăng các khoản phải thu, các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu.

Nhóm 2: Nhóm dấu hiệu liên quan đến quản lý và tổ chức của khách hàng NH cần chú ý khi khách hàng có các biểu hiện như: không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về quan điểm, mục đích, cách thức quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu tổ chức không hợp lý, dùng người không hiệu quả, nhân viên thường xuyên bỏ việc, đặc biệt là ở những vị trí nhân sự cấp cao, phát sinh những khoản chi phí không rõ ràng, không hợp lý...

Rủi ro xảy ra được phát hiện khi khách hàng có sự thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành, hệ thống quản trị và ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị điều hành độc đoán, hoặc ngược lại quá phân tán, việc lập kế hoạch không đầy đủ, quản lý có tính gia đình, có tranh chấp trong quá trình quản lý.

Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu về hoạt động SXKD của khách hàng doanh nghiệp hay đời sống của khách hàng cá nhân

Khách hàng có các biểu hiện như doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp không đạt được như dự kiến kế hoạch, hệ số quay vòng vốn thấp, khả năng thanh toán giảm, các khoản nợ của khách hàng doanh nghiệp gia tăng một cách bất thường...Đối với cá nhân, thu nhập của khách hàng không ổn định hay phải thay đổi vị trí công tác với thu nhập thấp hơn.

Nhóm 4: Dấu hiệu liên quan đến việc nộp báo cáo tài chính của khách hàng Khách hàng có các biểu hiện như chậm trễ hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các sốliệu trong báo cáo tài chính có dấu hiệu bị làm giả. Đối với khách hàng cá nhân, khách hàng có dấu hiệu trì hoãn nộp các tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập, tài sản, nơi cư trú...hoặc những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có, điều này cho thấy khách hàng đang có dấu hiệu rủi ro.

Nhóm 5: Các dấu hiệu về pháp luật

Khách hàngvi phạm pháp luật, chính sách cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các quy định pháp lý thay đổi theo hướng bất lợi cho khách hàng.

Phát hiệu RRTD từ phía ngân hàng)

Khi xem xét, nhận biết mức độ RRTD của NH, các nhà quản lý NH luôn xem xét trên tổng quan toàn bộ hệ thống, tức là toàn bộ danh mục tín dụng chứ không phải trên từng khoản tín dụng. Trong thực tế hoạt động của NH có một số dấu hiệu cho chúng ta nhận biết rủi ro danh mục tín dụng của NH đang ở mức cao là:

- Mở rộng quy mô, tăng trưởng tín dụng cao trong khi nguồn nhân lực chưa đủ.

- Cơ cấu phân bổ tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực có thể ảnh hưởng đến rủi ro của toàn bộ danh mục tín dụng. RRTD sẽ cao hơn nếu NH tập trung tín dụng vào một hoặc một vài lĩnh vực, đặc biệt là những KH có nhu cầu vay cao và chấp nhận lãi suất lớn hơn các KH khác.

- Các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho phép, dự phòng rủi ro được sử dụng hết, NH đứng trước nguy cơ rủi ro…

- Dấu hiệu RRTD xuất phát từ trình độ và năng lực quản lý của nhân viên tín dụng và người quản lý NH: đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của KH; cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh và vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn NH, cho vay dựa trên những sự kiện bất thường có thể xảy ra, ví dụ như sát nhập, thay đổi địa vị pháp lý của chi nhánh.

- Dấu hiệu RRTD xuất phát từ chính sách của NH: chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo để khe hở cho KH lợi dụng, cho vay hỗ trợ mục đích đầu cơ (mua bất động sản, kinh doanh chứng khoán), chính sách cho vay ưu đãi, cho vay theo chỉ định, quy trình tín dụng không chặt chẽ.

1.2.2.4. Xử lý rủi ro tín dụng

Xử lý rủi ro tín dụng là khâu cuối cùng của quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Các biện pháp mà ngân hàng thương mại thường sử dụng để xử lý rủi ro gồm: Thương lượng; thanh lý khoản nợ (bán nợ); thutừ tài sản đảm bảo của khách hàng; đưa ra tòa án kinh tế; xử lý từ nguồn quỹ dự phòng rủi ro và kiến nghị xin nguồn xử lý.

+ Thương lượng

Đây là biện pháp áp dụng khi mức độ rủi ro thấp và ngân hàng vẫn còn khả năng trả nợ. Trong biện pháp này, ngân hàng thường đánh giá lại khả năng tài chính

của khách hàng đồng thời thương lượng, đưa ra kế hoạch giãn nợ, kéo dài thời hạn trả hoặc hoãn nợ theo tình hình hoạt động thực tế của khách hàng.

+ Thanh lý khoản nợ (bán nợ)

Là biện pháp sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất khi rủi ro phát sinh.Ngân hàng có thể thanh lý nợ, bán nợ cho các công ty bảo hiểm, người kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước. Các cách thức thanh lý khoản nợ gồm: bán nợ cho người kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm); bán nợ cho bên mua nợ;bán nợ cho ngân sách Nhà nước (đối với những khoản vay theo chỉ định của Chính phủ); sử dụng công cụ phái sinh; chứng khoán hóa khoản vay.

+ Xử lý bằng nguồn quỹ dự phòng

Quỹ dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ không thể thu hồi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:

Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó:

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i.

Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)