Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 62)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN

3.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

3.1.5. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Hoạt động huy động vốn

Trong thời gian hoạt động, nguồn vốn huy động của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn liên tục gia tăng qua các năm và ước tính sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2017. Số liệu cụ thể về hoạt động huy động vốn của Chi nhánh như sau:

Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Chỉ tiêu

Năm 2014 (tỷ đồng)

Năm 2015 (tỷ đồng)

Năm 2016 (tỷ đồng)

Năm 2017

(tỷ đồng)

CL 2015/2014 CL 2016/2015 CL 2017/2016 Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%) Nguồn vốn

không kỳ hạn

385 477 391 511,74 92 23,90 -86 -18,03 120,74 30,88 Nguồn vốn

có kỳ hạn 1.443 1.628 1.892 2113,7 185 12,82 264 16,22 221,71 11,72 Tiền gửi

dưới 12 tháng

1.164 1.181 1.204 1305,3 17 1,46 23 1,95 101,31 8,41 Tiền gửi có

kỳ hạn từ 12- 24 tháng

276,2 432 648 774,5 156 56,41 216 50 126,50 19,52 Tiền gửi có

kỳ hạn trên 24 tháng

2,798 15 40 33,9 12 436,10 25 166,66 (6,10) (15,25) Tổng nguồn

vốn huy động

1.828 2.105 2.283 2.625 277 15,15 178 8,46 342,45 15,00 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và tính toán của tác giả)

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn có kỳ hạn. Do hình thức huy động này có lãi suất cao và xác định được thời gian nhận gốc nên khách hàng ưa chuộng hình thức huy động vốn này hơn. Qua các năm, số vốn huy động được tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn không ngừng gia tăng, đạt 1.828 triệu đồng năm 2014 và tăng lên 2.283 triệu đồng năm 2016 (năm 2016 tăng 15% so với năm 2015) và dự kiến nguồn vốn huy động tại Chi nhánh sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2017 và đạt mức 2.625 triệu đồng. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh, nhận thấy giá trị tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng có sự gia tăng đột biến trong giai đoạn 2014-2015, tăng 436,1%, tương ứng tăng 12 tỷ đồng. Điều này là do bắt đầu từ năm 2015, với chủ trương thu hút các nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho vay các dự án bất động sản, Chi nhánh đã đưa ra các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài để hút khách hàng, với kỳ hạn linh hoạt từ 24 tháng cho đến 5 năm, lãi suất rất cao, lên đến 8,3 - 9%/năm. Việc linh hoạt kỳ hạn gửi tiền và mức lãi suất

cao đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người gửi tiền nhàn rỗi dài hạn. Từ đó, nguồn vốn huy động kỳ hạn trên 24 tháng tại Chi nhánh tăng nhanh chóng.

Như vậy, hiện tại hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn khá hiệu quả, nguốn vốn liên tục gia tăng, cơ cấu huy động hợp lý đây là tiền đề để chi nhánh mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng thị phần huy động vốn trên địa bàn.

Hoạt động tín dụng

Để tiến hành kinh doanh có lãi, song song hoạt động huy động vốn, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn phải đẩy mạnh cho vay từ vốn huy động được trong nền kinh tế. Chênh lệch lãi suất cho vay và đi vay của Chi nhánh chính là khoản lợi nhuận mà Chi nhánh thu được. Trong thời gian qua, kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh như sau:

Bảng 3.2: Dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Chỉ tiêu

Năm 2014 (tỷ đồng)

Năm 2015 (tỷ đồng)

Năm 2016 (tỷ đồng)

Năm 2017

(tỷ đồng)

CL 2015/2014 CL 2016/2015 CL 2017/2016 Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%) Dư nợ

ngắn hạn 829 830 894 1.140 1 0,12 64 7,71 246 27,51 Dư nợ

trung hạn 974 1.129 1.369 1.594 155 15,91 240 21,26 225 16,43 Dư nợ dài

hạn 287 286 262 253 -1 (0,35) -24 -8,39 -9 -3,43 Tổng dư

nợ 2.090 2.245 2.525 2.987 155 7,42 280 12,47 462 18,29 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và tính toán của tác giả)

Tổng dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh Bắc Kạn gia tăng liên tục qua các năm đạt 2.525 tỷ đồng năm 2016 tăng 12,47% so với năm 2015 (tương ứng tăng 280 tỷ đồng). Dự kiến dư nợ tín dụng tại Chi nhánh sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2017 và đạt 2.987 tỷ đồng, tăng 18,29% so với năm 2016. Trong cơ cấu tổng dư nợ của Chi nhánh, dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng.Ngược lại, dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm đi. Việc giảm dư nợ dài hạn giúp chi nhánh giảm thiểu được rủi ro tín dụng do dư nợ càng dài thì rủi ro càng lớn.

Như vậy, hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn có hiệu quả khá cao. Đây là kết quả nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh trong hoạt động đẩy mạnh cho vay, thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng do chi nhánh cung cấp.

Hoạt động dịch vụ

Ngoài hoạt động chính là huy động vốn và tín dụng, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn còn đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, theo đó các dịch vụ được cung cấp chủ yếu tại chi nhánh gồm: dịch vụ thanh toán trong nước; dịch vụ thẻ và dịch vụ Mobile banking. Doanh thu từng loại dịch vụ tại Chi nhánh như sau:

Bảng 3.3: Doanh thu hoạt động dịch vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Chỉ tiêu

Năm 2014 (tr.

đồng)

Năm 2015 (tr.

đồng)

Năm 2016 (tr.

đồng)

Năm 2017

(tr.

đồng)

CL 2015/2014 CL 2016/2015 CL 2017/2016 Số

tiền (tr.

đồng) Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(tr.

đồng) Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(tr.

đồng) Tỷ trọng

(%) Dịch vụ thanh

toán trong nước 12.969 13.265 13.458 13.862 296 2,28 193 1,45 404 3,00 Doanh thu dịch

vụ thẻ 849 923 1.008 1.250 74 8,72 85 9,21 242 24,01 Doanh thu

Mobilebanking 896 1.006 1.291 1.422 110 12,28 285 28,33 131 10,15 Tổng dư nợ 14.714 15.194 15.757 16.534 480 3,26 563 3,71 777 4,93

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và tính toán của tác giả) Theo số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, doanh thu cung cấp dịch vụ của Chi nhánh không ngừng gia tăng đạt 15.757 triệu đồng năm 2016 tăng 563 triệu đồng so với năm 2015 (tương ứng tăng 3,71%), doanh thu ước tính năm 2017 đạt 16.534 triệu đồng, tăng 4,93% so với năm 2016.

Như vậy, mặc dù doanh thu cung cấp dịch vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn gia tăng song mức doanh thu đạt được còn thấp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong doanh thu hoạt động của Chi nhánh. Thời gian tới, Chi nhánh cần đẩy mạnh doanh thu dịch vụ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được phát triển bền vững.

Hoạt động kinh doanh chung

Với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cho vay tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phấn đấu hoàn thành sớm kế hoạch được giao, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn luôn tích cực triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuân, trong giai đoạn 2014-2017, kết quả kinh doanh của Chi nhánh như sau:

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của AgribankChi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị Tỷtrọng (%) Tổng thu nhập 258.339 238.618 232.969 245.214 (19.721) (7,63) (5.649) (2,37) 12.245 5,26 Tổng chi phí 192.282 179.101 196.821 211.243 (13.181) (6,86) 17.720 9,89 14.422 7,33 Lợi nhuận trước

thuế 66.057 59.517 36.148 33.971 (6.540) (9,9) (23.369) (39,26) (2.177) (6,02) Thuế thu nhập nộp

ngân sách 13.211 11.903 7.230 6.794 (1.308) (9,9) (4.674) (39,26) (436) (6,03) Lợi nhuận sau thuế 52.846 47.614 28.918 27.177 (5.232) (9,9) (18.695) (39,26) (1.741)` (6,02)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh và tính toán của tác giả)

Nhận thấy, kết quả kinh doanh của Chi nhánh luôn thu được lợi nhuân qua các năm, song mức lợi nhuận và số nộp ngân sách đang giảm dần. Năm 2014, lợi nhuân sau thuế của Chi nhánh đạt 52.846 triệu đồng, Chi nhánh thực hiện nghĩa vụ với ngân sách 13.211 triệu đồng. Năm 2015, lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh đạt 47.614 triệu đồng (nộp ngân sách 11.903 triệu đồng) giảm 9,9% so với năm 2014.

Năm 2016, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh giảm mạnh còn lại 28.918 triệu đồng, giảm 39,26% so với năm 2015, tương ứng giảm 28.918 triệu đồng. Theo ước tính năm 2017, kết quả kinh doanh cũng không mấy khả quan khi lợi nhuận thu về của Chi nhánh tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận năm 2017 dự kiến là 17.177 triệu đồng; giảm 6,02% so với năm 2016.

Như vậy, mặc dù thu về lợi nhuận và đóng góp vào ngân sách số tiền khá lớn song hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh không cao khi lợi nhuận thu về liên tục giảm. Điều này là do công tác quản lý chi phí tại Chi nhánh tồn tại nhiều yếu kém (doanh thu giảm song chi phí vẫn tăng). Trước thực trạng này, chi nhánh cần quan tâm đến công tác kiểm soát chi phí để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mở rộng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận.

3.1.6. Rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 3.1.6.1 Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung và của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn nói riêng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về nợ quá hạn;

nợ khó đòi và nợ xấu. Nợ quá hạn là những khoản nợ xấu (như nợ khó đòi, nợ khoanh, nợ chờ xử lý...) mà khách hàng vay ngân hàng khi đến hạn không trả được và cũng không được gia hạn nợ. Đây là những khoản nợ chứa đựng nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, mức độ rủi ro sẽ giảm đối với những khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi và những khoản nợ có tài sản đảm bảo. Các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014-2017 như sau:

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tại chi nhánh Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền

(tỷ đồng)

%/dư nợ

Số tiền (tỷ đồng)

%/dư nợ

Số tiền (tỷ đồng)

%/dư nợ

Số tiền (tỷ đồng)

%/dư nợ

Tổng dư nợ 2090 100 2245 100 2525 100 2987 100

Nợ quá hạn 677,16 32,4 685,62 30,54 661,30 26,19 818,44 27,4 Nợ xấu 64,79 3,1 58,37 2,6 41,66 1,65 60,04 2,01 Nợ khó đòi 54,34 2,6 53,88 2,4 37,88 1,5 41,82 1,4

(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và tính toán của tác giả)

Nhận thấy, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đều có xu hướng giảm qua các năm, sang năm 2016 nợ xấu và nợ khó đòi đều được giữ ở mức tiêu chuẩn là 1,65% và 1,5%. Theo ước tính năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh là 27,04%; tỷ lệ nợ xấu là 2,01% và nợ khó đòi là 1,4%, giảm đáng kể so với giai đoạn 2014-2015. Đạt kết quả này là nhờ Chi nhánh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng như: đánh giá khách hàng và phân loại nợchính xác theo thông lệ quốc tế;

kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng tới từng khoản vay, từng khách hàng; hạn chế cho vay những khách hàng có nợ xấu; tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu; xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; cơ cấu lại các khoản nợ, xử lý rủi ro và bán nợ… Bên cạnh đó, bằng việc xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi của các khách hàng, Chi nhánh đã đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp có triển vọng phát triển tốt và có thiện chí trả nợ góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khú khăn và trả ủược nợ ngõn hàng.

Đối với những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi, Chi nhánh đã thực hiện chuyển xuống nhóm 5 để xử lý rủi ro làm sạch bảng cân đối tài sản. Đồng thời, giai đoạn 2014-2016 Chi nhánh đã triển khai mạnh mẽ và quyết liệt công tác bán các khoản nợ xấu và một số khoản nợ quá hạn có dấu hiệu khó thu hồi cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp và các đơn vị khác, góp phần làm giảm nợ xấu, nợ khó đòi và tận thu nợ ngoại bảng, giảm đáng kể lượng dư nợ quá hạn trong năm 2016.

Như vậy, rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ngày càng giảm, các chỉ tiêu về nợ xấu, nợ khó đòi, nợ quá hạn biến đổi theo hướng tích cực.

Từ đây thể hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đã và đang có những kết quả khả quan.

3.1.6.2 Phân tích các loại rủi ro tín dụng của Chi nhánh

Rủi ro tín dụng phân tích theo loại vay: Tính theo thời gian cho vay thì nợ xấu cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm, nếu như năm 2015 dư nợ xấu cho vay ngắn hạn chiếm 72% tổng nợ xấu thì đến 31/12/2017 dư nợ xấu cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 55,8% trong tổng nợ xấu. Cùng với việc giảm tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ngắn hạn thì nợ xấu trong cho vay trung, dài hạn đã gia tăng hơn trước, thời điểm 31/12/2015 dư nợ xấu cho vay trung, dài hạn chiếm 28% thì đến 31/12/2017 chiếm 44,2%. Điều này phản ánh chất lượng tín dụng của cho vay trung, dài hạn chưa đảm bảo (qua các năm, dư nợ tín dụng trung, dài hạn giảm trong tổng dư nợ nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng trong tổng nợ xấu)

Rủi ro tín dụng phân tích theo loại hình khách hàng: Dư nợ xấu cho vay DNNN năm 2015 chiếm tỷ trọng là 13,3% trong tổng nợ xấu, sang năm 2016 tăng lên 24,5% trong tổng nợ xấu và trong năm 2017 có xu hướng giảm xuống điều này giải thích bởi nguyên nhân: Khi thực hiện chính sách cổ phần hoá DNNN đã làm cho số lượng các DNNN trên địa bàn giảm xuống, cùng với đó những DN có cổ phần nhà nước chi phối thực hiện việc điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh, tiếp tục sắp xếp lao động, cơ cấu lại những khoản nợ cũ nên làm gia tăng nợ xấu. Đến năm 2017 tiềm lực và khả năng kinh doanh của khối DN này phát huy tốt nên chất lượng dư nợ tại ngân hàng tăng lên. Bên cạnh việc nợ xấu khối DNNN giảm xuống là việc tăng nợ xấu của khối DNNQD, vì thực tế xét trên tổng dư nợ điều này phản ánh đúng việc mở rộng qui mô cho vay đối với khối doanh nghiệp này. Từ năm 2016đến năm 2017 hoạt động của một số DN ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn cũng là nguyên nhân ra tăng nợ xấu. Với khối HTX, tỷ lệ nợ xấu thấp trong tổng dư nợ chứng tỏ việc đầu tư tín dụng của Agribank chi nhánh Bắc Kạn với khối này chưa cao, hơn nữa mô hình kinh doanh HTX chưa thực sự chứng minh được tiềm năng phát triển cũng như việc hấp thụ vốn tín dụng. Cuối cùng, theo loại hình khách hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)