Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 45 - 49)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Chi nhánh qua giai đoạn 2014-2017 gồm:

+ Chỉ tiêu phán ảnh hoạt động huy động vốn

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của NHTM, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà Ngân hàng tạm thời quản lý, sử dụng và có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời và đầy đủ khi khách hàng có yêu cầu. Nguồn vốn huy động được phân theo các khía cạnh:

- Nguồn vốn không kỳ hạn: Là nguồn tiền mà người sở hữu có thể rút ra để sử dụng bất kỳ lúc nào. Loại tiền này tuy biến động thường xuyên nhưng vẫn có được một số dư ổn định do số tiền gửi và rút ra trong một thời kỳ có thể bù trừ cho nhau, nên ngân hàng ngoài việc sử dụng cho vay ngắn hạn còn có thể sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với số dư trên. Về nguyên tắc do mục đích người có tiền gửi không kỳ hạn là nhờ ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán nên đối với loại này Ngân hàng sẽ không trả lãi hoặc trả lãi thấp.

- Nguồn vốn có kỳ hạn: Là nguồn tiền mà chủ sở hữu chỉ sử dụng rút ra khi tới hạn hoặc muốn rút ra phải báo trước. Nguồn vốn này bao gồm các kỳ hạn: dưới 12 tháng; từ 12 đến 24 tháng; trên 24 tháng. Ngân hàng muốn tăng nguồn vốn ở các kỳ hạn phải trả lãi thỏa lãi thỏa đáng tương đương với các kỳ hạn sao cho người gửi vừa được đảm bảo an toàn về vốn vừa có khoản thu nhập hợp lý từ tiền gửi của mình. Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn tương đối ổn định nên Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

Tổng nguồn vốn = Nguồn vốn không kỳ hạn + Nguồn vốn có kỳ hạn Trong đó:

Nguồn vốn có kỳ hạn = Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng + Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng + Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng

Dựa trên số liệu nguồn vốn huy động, tính toán tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm như sau:

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn =

Nguồn vốn năm t -Nguồn vốn năm t-1

* 100%

Nguồn vốn năm t-1

+ Chỉ tiêu phản hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một hệ thống quan hệ kinh tế liên quan đến các giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trọng một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Nguồn vốn cho vay hay dư nợ tín dụng được phân theo các khía cạnh:

- Dư nợ ngắn hạn: Là lượng tiền cho vay với kỳ hạn vay đến 12 tháng

- Dư nợ trung hạn: Lượng tiền cho vay với kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng - Dư nợ dài hạn: Lượng tiền cho vay với kỳ hạn trên 60 tháng

Tổng dư nợ = Dư nợ ngắn hạn + Dư nợ trung hạn + Dư nợ vào hạn

Dựa trên số liệu dư nợ để tính toán tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng như sau:

Tốc độ tăng trưởng = Dư nợ năm sau−Dư nợ năm trước

Dư nợ năm trước ∗ 100% (2)

+ Chỉ tiêu phản ánh hoạt động dịch vụ

Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước: Ngân hàng mở rộng liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ: thanh toán hóa đơn, dịch vụ thu hộ chi hộ như: viễn thông, tiền điện, tiền nước; truyền hình;… Tất cả các dịch vụ ngân hàng cung cấp đều áp dụng các mức phí, do vậy các ngân hàng sẽ có những khoản thu từ phí trong nhóm dịch vụ này bằng tổng các khoản phí.

Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ: Ngân hàng cung cấp các tính năng, tiện ích khi khách hàng sử dụng thẻ như: rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hàng hóa, dịch vụ, nạp tiền điện thoại, nộp tiền điện,… Ngân hàng thống kê số lượng thẻ phát hành theo thời gian và xác định được phí dịch vụ thẻ hàng năm thu được.

Nhóm dịch vụ Mobilebanking:Đây là loại hình sản phẩm dịch vụ yêu cầu công nghệ cao. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng được hoàn thiện và bổ sung các

tiện ích như: thanh toán, chuyển tiền, mua bán trực tuyến,…Đối với nhóm dịch vụ này, ngân hàng sẽ thống kê số khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) sử dụng dịch vụ và tổng thu phí dịch vụ hàng năm ngân hàng thu được.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận với sự biến động của lợi nhuận theo từng thời kỳ.

Lợi nhuận = Thu nhập - chi phí Tốc độ tăng trưởng

lợi nhuận =

Lợi nhuận năm t - Lợi nhuận năm t-1

* 100%

Lợi nhuận năm t-1

Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo từng năm và so sánh năm sau với năm trước.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng - Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Số dư nợ quá hạn

* 100%

Tổng dư nợ (4)

Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp càng tốt thể hiện chính sách tín dụng cũng như khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi Tỷ lệ nợ quá hạn có

khả năng thu hồi =

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi

* 100%

Tổng dư nợ (5)

- Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả

năng thu hồi =

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

* 100%

Tổng dư nợ (6)

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi càng cao, rủi ro càng thấp. Và ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi càng cao, rủi ro càng cao.

- NQH có Tài sản đảm bảo và NQH không có tài sản đảm bảo Tỷ lệ nợ quá hạn có tài sản

đảm bảo =

Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo

* 100%

Tổng dư nợ (7)

(3)

Tỷ lệ nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo =

Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo

* 100%

Tổng dư nợ (8)

- Tỷ lệ nợ khó đòi

Tỷ lệ nợ khó đòi =

Nợ khó đòi

* 100%

Tổng dư nợ (9)

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.

- Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5)

* 100%

Tổng dư nợ (10)

Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện chất lượng tín dụng càng cao.

- Số tiền trích lập dự phòng

Giá trị dự phòng phải trích lập theo các nhóm nợ từ 1 đến 5. Đây là chỉ tiêu phẩn ánh mức độ bù đắp tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng phát sinh.Chỉ tiêu này càng lớn, rủi ro càng tăng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)