Công tác phân tích thông tin tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 65 - 68)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN

3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

3.2.3. Công tác phân tích thông tin tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Nhằm đánh giá rủi ro tiềm tàng của mỗi khác hàng,Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thực hiện phân tích thông tin dựa trên hồ sơvay vốn của khách hàng qua các khía cạnh:

- Phân tích tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng tại Chi nhánh làm rõ mục đích vay vốn của khách hàng, xem xét tính phù hợp với chính sách

tín dụng của Chi nhánh, cùng với đó là xem xét về lịch sử tín dụng đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì Chi nhánh phân tích thông tin từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro.

- Phân tích năng lực của người vay (Capacity): Dựa trên quy định của pháp luật. Chi nhánh không cấp tín dụng đối với cá nhân dưới 18 tuổi; đối với doanh nghiệp, Chi nhánh phân tích thông tin trên giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành.

- Dòng tiền mặt (Cash flow): Đầu tiên, Chi nhánh phân tích thông tin nguồn trả nợ của khách hàng. Sau đó tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp trên báo cáo kết quả kinh doanh

Sau khi tổng hợp điểm phân tích thông tin khách hàng sẽ giúp cán bộ tín dụng của Chi nhánh xác định và phân loại khoản vay theo các nhóm (nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) và xác định mức rủi ro tương ứng.

Bảng 3.7: Thang điểm phân tích thông tin khách hàng tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Tổng điểm số phân tích

Xếp loại phân tích khách hàng

Phân loại nợ từ

thông tin phân tích

Phân loại rủi ro từ

thông tin phân tích

Từ 90 đến 100 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Rủi ro rất thấp

Từ 80 đến dưới 90 AA Từ 75 đến dưới 80 A

Từ 70 đến dưới 75 BBB Nợ cần chú ý Rủi ro thấp

Từ 65 đến dưới 70 BB

Từ 60 đến dưới 65 B Nợ dưới tiêu chuẩn Rủi ro trung bình Từ 55 đến dưới 60 CCC

Từ 50 đến dưới 55 CC

Từ 45 đến dưới 50 C Nợ nghi ngờ Rủi ro cao

Dưới 45 D Nợ có khả năng mất

vốn

Rủi ro rất cao (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn)

Dựa vào những căn cứ phân tích thông tin như trên, Chi nhánh đã phân tích được mức độ rủi ro đối với từng khách hàng. Theo đó, các tiêu chuẩn xếp loại khách hàng bao gồm: nhóm khách hàng loại A (AAA; AA; A), đây là nhóm khách hàng có mức rủi ro thấp, các khoản nợ đáp ứng tiêu chuẩn: nhóm khách hàng loại B (BBB; BB) đây là nhóm nợ cần chú ý song mức rủi ro của nhóm khách hàng này thấp và có thể chấp nhận được; Nhóm khách hàng có nợ dưới tiêu chuẩn (B; CCC;

C) đây là nhóm khách hàng được phân vào nhóm có mức rủi ro trung bình: Nhóm khách hàng thuộc nhóm nợ nghi ngờ, có mức rủi ro cao (khách hàng có điểm xếp hạng từ 45 đến dưới 50, phân loại vào nhóm C); Và nhóm khách hàng có mức rủi ro cao, ngân hàng có khả năng mất vốn (đây là khách hàng có số điểm xếp loại dưới 45 điểm và thuộc loại D)

Từ những căn cứ phân tích khách hàng kể trên, Chi nhánh đã phân hạng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.8: Kết quả phân tích thông tin rủi ro tín dụng với từng khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Hạng

Số lượng khách hàng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

nhân

Doanh nghiệp

nhân

Doanh nghiệp

nhân

Doanh nghiệp

nhân

Doanh nghiệp

AAA 301 156 311 213 348 254 316 255

AA 78 46 89 67 101 110 124 149

A 224 97 227 185 284 205 294 219

BBB 46 55 25 31 43 67 45 74

BB 25 73 37 50 36 42 37 51

B 10 44 14 27 13 21 25 38

CCC 11 23 9 20 9 15 21 22

CC 4 20 5 7 2 25 9 34

C 3 14 1 3 1 8 1 10

D 1 4 0 3 0 5 0 3

Tổng cộng 703 532 718 606 837 752 872 855 (Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và tổng hợp của tác giả)

Có thể thấy mỗi khách hàng phát sinh quan hệ tín dụng với Agribank chi nhánh Bắc Kạn, chi nhánh đều đo lường được mức độ rủi ro phù hợp dựa vào tình hình thức tế của khách hàng. Theo kết quả đo lường rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

cho thấy, số lượng khách hàng chất lượng tốt, mức độ rủi ro tín dụng thấp đang có xu hướng tăng dần và số lượng khách hàng tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao có xu hướng giảm dần. Theo đó, đối với khách hàng xếp loại Aaa năm 2015 Chi nhánh có 301 khách hàng cá nhân và 156 khách hàng doanh nghiệp. Đến năm 2017,số lượng khách hàng loại AAA của Chi nhánh tăng đáng kể với 316 khách hàng cá nhân và 255 khách hàn doanh nghiệp. Ngược lại, đối với nhóm khách hàng có mức rủi ro cao nhất là loại D, năm 2015 chi nhánh có 1 khách hàng cá nhân và 4 khách hàng doanh nghiệp. Đến năm 2017 số lượng khách hàng loại D giảm chỉ còn 3 khách hàng doanh nghiệp và không có khách hàng cá nhân nào xếp loại D.

Đạt các kết quả khả quan như trên thể hiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh đang có các dấu hiệu khả quan và rủi ro tín dụng ngày càng giảm.Điều này là nhờ công tác xét duyệt tín dụng của Chi nhánh nghiêm ngặt, tuân thủ đúng các quy định của Hội sở. Vì vậy, cán bộ tín dụng đã loại bỏ ngay những hồ sơ không đảm bảo yêu cầu vay vốn trong quá trình thẩm định hồ sơ, dẫn đến số lượng doanh nghiệp phát sinh được đo lường có mức độ rủi ro cao ngày càng giảm.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong công tác đo lường rủi ro tín dụng tại Chi nhánh nằm ở khâu thu thập thông tin khách hàng. Hầu hết cán bộ nhân viên Chi nhánh chỉ thực hiện thu thập số liệu qua hồ sơ khách hàng cung cấp mà chưa thực hiện điều tra thị trường nên chưa đảm bảo được tính khách quan trong xếp loại khách hàng. Từ đây ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của kết quả đo lường rủi ro tín dụng nhận được.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)