Công tác xử lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 70 - 74)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN

3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

3.2.5. Công tác xử lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Bảng 3.10: Tình hình xử lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Đơn vị: Triệu đồng

Biện pháp xử lý rủi ro tín

dụng

2014 2015 2016 Năm 2017

Số lượng rủi ro

Dư nợ

Số lượng rủi ro

Dư nợ

Số lượng rủi ro

Dư nợ

Số lượng rủi ro

Dư nợ

Thanh lý nợ 1 1234 3 5564 4 5982

Thu tài sản đảm

bảo 3 9547 4 11357 3 9876 3 8976

Xử lý từ nguồn

dự phòng rủi ro 2 5589 3 6012 2 3076 2 4587

Tổng cộng 6 16370 7 17369 8 18516 9 19545

(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và tổng hợp của tác giả)

Nhận thấy, các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Bắc Kạn khá đơn giả. Số lượng rủi ro tín dụng Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn phải xử lý hàng năm không nhiều song đang tăng trưởng qua các năm.Năm 2014, chi nhánh thực hiện xử lý 6 rủi ro tín dụng với mức dư nợ tín dụng là 16.370 triệu đồng.Năm 2015, số lượng rủi ro tín dụng được xử lý 7 và mức dư nợ là 17.369 triệu đồng.

Năm 2016, Chi nhánh thực hiện xử lý với 8 rủi ro tín dụng không thu hồi được vốn với tổng dư nợ là 18.536 triệu đồng.Theo ước tính năm 2017, chi nhánh sẽ tiếp tục xử lý 9 rủi ro với tổng dư nợ đạt 19.545 triệu đồng. Việc gia tăng giá trị dư nợ được xử lý là nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng như sự đôn đốc, hỗ trợ của Hội sở trong việc xử lý nợ xấu, nợ khó đòi. Với sự quyết liệt trong xử lý nợ xấu đã giúp tổng dư nợ được xử lý gia tăng đáng kể, đặc biệt là năm 2017.

Như vậy, có thể thấy Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn áp dụng các biến pháp xử lý rủi ro tín dụng linh hoạt phù hợp với từng đối tượng khách hàng tuy nhiên, số lượng các biện pháp xử lý rủi ro còn ít không đa dạng nên công tác xử lý đôi khi không đạt hiệu quả cao.

+ Xử lý từ việc trích lập dự phòng rủi ro

Việc trích lập dự phòng rủi ro tại Agribank - Chi nhánh tỉnhBắc Kạn được thực hiện theo đúng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước qui định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng để xử lý rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài; Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT- NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Chủ tịch hội đồng thành viên ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank. Việc trích lập dự phòng luôn được Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn chú trọng và chấp hành. Trên cơ sở phân loại các khoản nợ Chi nhánh đã trích lập dự phòng như sau:

Bảng 3.11: Các khoản trích lập dự phòng rủi ro tại Chi nhánh

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 (tỷ đồng)

Năm 2015 (tỷ đồng)

Năm 2016 (tỷ đồng)

Năm 2017 (tỷ đồng)

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Giá trị

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%) Tổng số phải

trích lập dự phòng từ nhóm 1 đến nhóm 5

2.489 2.160 3.190 3.897 (329) (13,22) 1.030 47,69 707 22,16

Tổng trích lập dự

phòng chung 11.426 8.598 13.718 14.254 (2.828) (24,75) 5.120 59,55 536 3,91 Cộng trích lập dự

phòng hàng năm 13.915 10.758 16.908 18.151 (3.157) (22,69) 6.150 57,17 1.243 7,35 (Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và tình toán của tác giả)

Qua bảng trên ta thấy số tiền trích lập dự phòng để bù đắp rủi ro tín dụng của Chi nhánh tăng mạnh trong năm 2016, Năm 2017, việc trích lập dự phòng dự kiến vẫn tiếp tục tăng so với các năm trước. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của Chi nhánh đang giảm dần và chi nhánh phải tận dụng triệt để công cụ trích lập dự phòng rủi ro để có nguồn vốn giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng phát sinh.

Khi xảy ra nợ xấu Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn sử dụng khoản dự phòng đã trích lập như trên để bù đắp rủi ro. Tuy nhiên, sử dụng dự phòng rủi ro chỉ tự bù đắp một phần rủi ro chứ không phải toàn bộ khoản vay, việc trích lập được thực hiện theo nguyên tắc vừa phải vừa đảm bảo có nguồn dự phòng để có nguồn xử lý nợ xấu, vừa đảm bảo lợi nhuận.

Xử lý bằng tài sản đảm bảo

Trong trường hợp, việc thu nợ trực tiếp từ khách hàng hầu như không thể do khách hàng không còn nguồn trả nợ, Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc này cũng không hề đơn giản.Theo quy định trong Hợp đồng thế chấp nếu khách hàng không trả được nợ, Chi nhánh có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ, nhưng thực tế Chi nhánh là tổ chức kinh tế chứ không phải đơn vị kinh doanh bất động sản hay cơ quan quyền lực nhà nước nên không có khả năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc để toà án xử lý qua con đường tố tụng. Trong khi đó, việc khởi kiện để thu hồi nợ còn gặp nhiều trở ngại về thời gian, thủ tục, chi phí phát sinh. Công tác khởi kiện từ khi nộp đơn, xét xử đến khi có bản án và thi hành án bán được tài sản thế chấp có thể kéo dài đến hơn 2 năm; đôi khi công tác thi hành án chậm, kéo dài….,việc khởi kiện vừa mất chi phí tòa án, thi hành án, nhân sự để quản lý việc tranh chấp kiện tụng như vậy đã gây nhiều tốn kém cho ngân hàng; Do đó, công tác khởi kiện để thu hồi nợ là bước cuối cùng nếu mọi biện pháp thu hồi nợ khác không thành công.

Thanh lý nợ

Hiện nayAgribank chưa có công ty mua bán nợ riêng, thực hiện việc bán nợ qua công ty mua bán nợ VAMC.Trong những năm qua, công tác bán nợ chưa được

thực hiện triển khai quyết liệt. Có nhiều lý do công tác bán nợ chưa hiệu quả là: giá bán thấp hơn giá trị khoản vay, tâm lý lãnh đạo không muốn công khai số liệu nợ, đặc biệt là nợ quá hạn và thường muốn nội bộ tự xử lý, hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ nên VAMC chưa đủ điều kiện để mua...

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)