Yếu tố kỳ ảo trong văn học

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn nguyễn quang thiều (Trang 25 - 30)

Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU VỚI DÒNG CHẢY CỦA YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Khái niệm kì ảo và văn học có yếu tố kì ảo

1.1.2. Yếu tố kỳ ảo trong văn học

Từ nội hàm khái niệm yếu tố kỳ ảo như đã lý giải ở trên, chúng ta có thể hiểu văn học kỳ ảo là những tác phẩm văn học đề cập đến các nhân vật, hiện tượng hay có chứa những tình tiết siêu nhiên, hoang đường, ma quái. Trong đó nhà văn sẽ phát huy tối đa trí tưởng tượng, liên tưởng của mình để tạo nên một câu chuyện ly kì, đưa người đọc vào một thế giới mộng ảo, huyễn hoặc. Còn độc giả sẽ theo dõi câu chuyện trong sự băn khoăn, hoang mang và rồi mò mẫm tìm cách vén màn cho những điều kì bí vừa xảy ra. Có câu chuyện bức màn bí ẩn sẽ được vén lên ở cuối tác phẩm, cho người đọc sự thoải mái, toại nguyện.

Cũng có những tác phẩm khi gấp trang sách lại, người đọc vẫn không thôi đặt câu hỏi. Những nghĩ suy, băn khoăn và cả sự hoang mang, lo lắng ấy phải chăng là độc giả cũng đang “đồng sáng tạo” với nhà văn. Các tầng ý nghĩa, tư tưởng chủ đề của tác phẩm vì thế cũng dần được hé mở. Như vậy một tác phẩm văn học kì ảo được nhà văn sáng tạo ra không phải chỉ nhằm mục đích giải trí mà nó còn là một sản phẩm nghệ thuật đích thực, một phương tiện nghệ thuật để nhà văn chuyển tải tư tưởng, bài học nhân sinh, đạo lí của cuộc đời.

1.1.2.1.Cái kì ảo có mầm mống từ trong văn học dân gian.

20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Văn học dân gian là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưutruyền. Các thể loại văn học dân gian chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo phải kể đến thần thoại, truyền thuyết, sử thi và truyện cổ tích thần kì, như: Thần Trụ Trời, Thần Mưa, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Tấm Cám, Đam San,... Mỗi thể loại, mỗi câu chuyện đều hướng đến mục đích, ý nghĩa riêng. Thần thoại tập trung nhận thức và lí giải các hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên với trình độ nhận thức buổi sơ khai chưa cho phép họ thực hiện được điều đó. Thế là con người đã mượn yếu tố kì ảo để giải thích (tạo ra trời, đất, núi, sông, biển cả là Thần Trụ Trời; tạo ra mưa cho cây cối tốt tươi, thế gian có nước uống, bà con cấy cầy là Thần Mưa; Nữ thần Lúa là con của Ngọc hoàng được sai xuống trần gian nuôi sống con người,...). Truyện cổ tích thần kì phản ánh xung đột, mẫu thuẫn xã hội. Trong đó xung đột giữa người tốt và kẻ xấu, giữa người thật thà, lương thiện và kẻ tham lam, độc ác...là xung đột có tính phổ biến trong truyện cổ tích thần kì.

Thực tế xã hội phân chia giai cấp lúc bấy giờ, những người dân nghèo lương thiện, hiền lành khó có thể giành chiến thắng dễ dàng trước những thế lực giàu có, độc ác. Và yếu tố thần kì đã xuất hiện như một cứu cánh, bênh vực, bảo vệ, giúp cái thiện trừng trị cái ác, giúp người hiền gặp điều lành. Kết thúc truyện cổ tích thần kì vì vậy thường có hậu,qua đó gửi gắm niềm tin, ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng,ở đó người tốt sẽ được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cô Tấm thảo hiền chỉ biết khóc mỗi khi bị mẹ con Cám hành hạ luôn được ông Bụt hiện lên giúp đỡ. Tấm mất yếm đào – Bụt cho cá bống. Tấm mất bống – Bụt cho quần áo mới đi dự hội. Tấm không được đi hội – Bụt cho chim sẻ đến giúp Tấm, đưa Tấm đến hội, gặp nhà vua, được làm hoàng hậu và đạt đến đỉnh cao hạnh phúc. Cùng với Bụt, con gà biết cảm thông với Tấm, chim sẻ biết giúp Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, cũng là yếu tố kì ảo, trợ giúp Tấm trên đường tới hạnh phúc. Thậm chí xã hội càng phi lý, bất công thì niềm tin, mơ ước của người dân lao động càng tha thiết, mãnh liệt. Điều đó

21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

cũng lý giải vì sao truyện cổ tích thần kì dù là những câu chuyện hư cấu vẫn luôn được nhân dân yêu mến, gìn giữ từ đời này sang đời khác.

1.1.2.2.Cái kì ảo trong văn học trung đại

Đây là thời kì nhiều tư tưởng triết học song song tồn tại gắn bó chặt chẽ:

tư tưởng triết học Phật giáo, Lão Trang, Nho giáo,... cùng dung hòa với tín ngưỡng dân gian để góp phần tạo ra bản sắc dân tộc Việt Nam. “Nếu Nho giáo coi trọng “tam cương, ngũ thường”, trói buộc tầng lớp nho sĩ vào những quy định khắt khe của đạo vua – tôi, cha – con, chồng - vợ,không khuyến khích hư cấu, tưởng tượng, chủ trương không nói chuyện “quái, lực, loạn, thần”, “kính quỷ thần nhi viễn chi” thì chính học thuyết đề cao vai trò của Tâm, “vạn pháp duy tâm tạo” (toàn bộ thế giới là hình ảnh do tâm tạo ra) đã đề cao vai trò của trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn, giúp người viết vượt lên trên tình trạng sao chép đơn giản hiện thực để hư cấu, tưởng tượng” [61]. Điều đó dễ dàng dàng giúp tầng lớp nho sĩ - vốn chịu sự kìm toả bức bối của “tam cương, ngũ thường” - tìm được con đường để giải thoát những ẩn ức dồn nén, đồng thời thông qua đó bộc lộ những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời. Trong “Truyền kì mạn lục”, thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái..., Nguyễn Dữ muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hắc ám, gian thần nịnh hót; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, tệ nạn tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái;

sư sãi, học trò, người thương nhân, kẻ lại đắm chìm trong dục vọng. Tương tự

“Truyền kì mạn lục”,Truyền kỳ tân phả của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đều là những câu chuyện về cuộc đời, về con người trong buổi xế chiều của xã hội phong kiến Việt Nam được biểu hiện dưới màu sắc hoang đường, quái đản. Cái chết tự nguyện của nàng Bích Châu trong “Hải khẩu linh từ” là kết quả của một sự suy nghĩ lâu dài về vận mệnh đất nước, dân tộc; và hình tượng của nàng còn có ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa.Quả đúng như vậy“Đằng sau những

22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

câu chuyện có phần hoang đường, kì quái, mục tiêu của họ không phải chỉ là để mua vui, giải trí đơn thuần, mà như sự hé lộ của tác giả Lĩnh Nam chích quái:“Chỉ cốt khuyên điều thiện, răn điều ác, bỏ giả theo thật để khuyến khích phong tục mà thôi”. Suy cho cùng, động cơ sáng tác truyện kì ảo của Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Vũ Trinh, Tùng Niên, Phạm Đình Dục, Đoàn Thị Điểm...

cũng không ra ngoài phạm vi “tải đạo ngôn chí” của văn chương chính thống.

Chỉ có điều, họ “tải đạo” bằng con đường khác và đã thoáng nói đến những cái “chí” khác” [61]. Như vậy, truyện kỳ ảo trung đại do là sáng tác của cá nhân người viết (khác truyện kì ảo dân gian là sản phẩm của tập thể) nên dù vẫn có bóng dáng của văn học dân gian thì vẫn thể hiện rõ quan điểm, lập trường của nhà văn về hiện thực được phản ánh.

1.1.2.3.Yếu tố kì ảo trong văn học đầu thế kỉ XX

Đây là thời kì văn học dân tộc dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn học Trung Hoa và hội nhập với nền văn học phương tây mà cụ thể là nền văn học Pháp. “Sự gặp gỡ, kết hợp giữa hai nền văn hoá Đông - Tây đã tạo ra cho truyện ngắn kì ảo thời kì này một màu sắc tươi mới về hiện thực, con người. Một loạt cây bút đã khẳng định được vị trí của mình ở lĩnh vực này: Trọng Miên (Trăng xanh huyền hoặc, Người đẹp Đông phương, Đàn bồ câu trắng, Người đàn bà trong trăng, Pho tượng sống), Lan Khai (Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối đàn), Nam Cao (Ma đưa, Chú Khì - người đánh tổ tôm vô hình), Bùi Hiển (Một trận bão cuối năm, Chiều sương), Thanh Tịnh (Làng, Am cu-ly xe, Ngậm ngải tìm trầm), Đỗ Huy Nhiệm (Một chuyện lạ, Ngủ với ma, Tết trên Mường)...” [61].

Đặc biệt, phải kể đến nhóm Tự lực văn văn đoàn, những người ngay từ nhỏ đã từng mê mẩn bao giai thoại, truyền kì dân dã. Đến với những câu chuyện kì ảo của Tự lực văn đoàn, người đọc không khỏi ám ảnh bởi những cảnh huyền ảo, ma quái chập chờn ẩn hiện trong cõi tâm linh. Bằng cách ấy, các truyện như Bóng người trong sương mù, Linh hồn, Ma xuống thang gác… bước đầu chạm đến mảng hiện thực cao nhất trong đời sống tinh thần của con người vốn luôn bí

23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ẩn, phức tạp, gợi bao suy nghiệm về cách hành xử phải đạo với cõi vô hình – phần tất yếu của cuộc sống con người trần thế.

Nghệ thuật biểu hiện của các truyện ngắn gia đoạn này vẫn có sự âm thầm tiếp nối truyền thống, nhưng khác với trước đây, yếu tố kì ảo lúc này không đơn thuần chỉ là công cụ nhận thức, khám phá thế giới, hơn thế nữa, nó đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật đắc lực để văn học tích cực nắm bắt mọi biểu hiện của đời sống, khái quát thành những vấn đề có tính xã hội và nhân sinh sâu sắc.

1.1.2.4. Văn học kì ảo từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước đổi mới (1986).

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cũng hình thành.

Đó là nền văn học của xã hội mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối văn nghệ của Đảng đã góp phần tạo ra một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhân văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ. Công cuộc xây dựng đời sống mới, con người mới xã hội chỉ nghĩa ở miền Bắc và hai cuộc chiến tranh yêu nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, đặt ra văn học những nhiệm vụ cách mạng quan trọng, bức thiết. Gắn với nhiệm vụ cao cả đó đòi hỏi văn học phải vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, hình thành một nền văn học hướng về đại chúng. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn chi phối các sáng tác giai đoạn này. Kì ảo, vì thế, cũng vắng bóng trên văn đàn. “Ở miền Bắc, truyện thần kì trở thành mảng văn học dành riêng cho trẻ nhỏ. Ở miền Nam trước giải phóng, một số truyện vẫn sử dụng yếu tố kì ảo như một tấm bình phong hữu hiệu để dễ qua được mũi kéo kiểm duyệt của chế độ Mĩ - Ngụy, giúp người viết bộc lộ những tâm sự yêu nước thầm kín của

24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

mình như Bút máu (Vũ Hạnh), Cái đèn lồng, Đám cưới hai u hồn ở chùa Dâu (Vũ Bằng)”...[61]).

Tuy nhiên, trong mạch nguồn truyền thống của văn học kì ảo, nhu cầu khám phá thế giới của các nhà văn đã giúp cho văn học kì ảo không hề bị lãng quên mà chỉ tạm thời lắng xuống để thực hiện nhiệm vụ của nó. Và khi có cơ hội thì lập tức “hồi sinh” mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn nguyễn quang thiều (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)