Chương 2: THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU
2.3. Thời gian kì ảo
Cũng giống như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật làphạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai thế giới nghệ thuật… là thời gian được cảm nhận bằng tâm lí qua chuỗi liên tục các biến đổi có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới nghệ thuật” [43, tr 62].Do được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật nên thời gian trong tác phẩm dễ dàng biến đổi linh hoạt. Thời gian có thể được trần thuật cùng chiều với thời gian tự nhiên, nhưng cũng có thể đi ngược từ hiện tại trở về quá khứ bằng hồi tưởng. Điều đó tạo nên sự vận động và tính quá trình đa dạng của hình tượng văn học mà các loại hình nghệ thuật khác khó đạt đến được. Thời gian kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều bao gồm thời gian tâm tưởng và thời gian huyền thoại.
2.3.1. Thời gian tâm tưởng
Thời gian tâm tưởng trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều xuất phát từ những vùng không gian cảm quan chủ quan của nhân vật. Vì vậy, nó không tuân theo trình tự thông thường mà theo quy luật của tâm lý. Nó luồn sâu vào mọi ngõ nghách của đời sống và tâm hồn nhân vật, đưa nhân vật đi từ trạng thái này sang trạng thái khác; có thể là vui, có thể là buồn, giận hờn, oán
68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trách; có lúc lại để nhân vật tự nhìn lại bản thân mình, tạo sự sinh động cho câu chuyện. Đó tâm tưởng của những giấc mơ, miền ký ức, của những câu chuyện xa xưa được các nhân vật nhớ lại. Con người trong thời gian ấy cứ thoắt ẩn thoắt hiện, xuất nhập để khám phá thế giới, tìm lại niềm khao khát yêu thương, ý nghĩa đích thực của cuộc sống, và hơn hết họ muốn tìm lại chính mình trong mê cung nội tâm ấy. Sự chồng chéo của các lớp thời gian quá khứ và hiện tại vì thế xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của ông. Đến với “Hai người đàn bà xóm Trại”, người đọc không khỏi ngậm ngùi cho số phận hai người đàn bà lẻ loi, quạnh vắng trong căn lều nhỏ nơi bến sông. Từ lúc thanh xuân cho đến khi trở thành hai bà lão, họ chưa bao giờ có dịp gặp lại người chồng thân yêu của mình. Chiến tranh khiến họ không thể hưởng trọn vẹn hạnh phúc được làm vợ, làm mẹ. Câu chuyện luôn có sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ được nhắc đến thuộc về thời gian của mấy chục năm về trước. Khi đó Ân và Mật còn rất trẻ, mới ngoài hai mươi. Họ đã tạm biệt người chồng thân yêu để các anh vào bộ đội. Và cũng kể từ đó là những chuỗi ngày chờ đợi đằng đằng, nhất là lúc tết đến. Họ hạnh phúc, rạo rực gói bánh chưng và hồi hộp lạ lùng mong nhớ, rồi âu lo, thở dài và cuối cùng là những giọt nước mắt chứa chan, các anh đã không về. Những giấc mơ khắc khoải nỗi chờ mong, hi vọng để rồi thất vọng cứ thế đi theo thời gian. Giờ đây, hai chị em – hai bà bão vẫn sống như vậyvẫn gắn chặt họ với ngôi nhà nhỏ và bến sông, tết đến vẫn gói ba chục cái bánh chưng vì “nhỡ có ai về”. Có lẽ những miền ký ức, niềm hi vọng mong manh vào một phép màu kỳ diệu nào đó sẽ đến ấy đã đem đến nguồn sống của họ.
Câu chuyện khiến ta nhói đau, ở đâu đó khuất nẻo nơi bến vắng vẫn còn những người vợ, người mẹ sống lầm lũi, hao gầy trong nỗi đau, sự mất mát, chia lìa không gì có thể bù đắp. Còn bất hạnh nào hơn đối với người phụ nữ khi mãi mãi chôn vùi thiên chức thiêng liêng làm vợ, làm mẹ dưới lòng đất sâu của quá khứ. Ông Miêng (Lời hứa của thời gian) luôn tưởng nhớ về chiến trường xưa và những người đồng đội đã hi sinh. Vì “lời hứa” – tình đồng chí thiêng liêng giữa lúc cái sống và cái chết cận kề ấy, ông đã quyết tâm “Tự tay trồng kín
69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thông trên những quả đồi sỏi đá và đầy mảnh bom đạn cùng với những quả mìn còn sót lại”[53, tr 55] như một cách để bù đắp cho quá khứ đau thương. Còn Huy (Ngựa trắng) bước ra khỏi cuộc chiến tranh với gia tài là mấy bộ quần áo, những lá thư của gia đình, bạn bè, bức tranh con ngựa trắng và một miền ký ức về một người con gái anh đã gặp nơi đóng quân đang giơ cao chiếc đèn chai với đôi mắt mở to, đen thẳm; tiếng gió rít từng hồi qua đỉnh đồi cùng tiếng ngựa hí ngân lên lanh lảnh. Chính những cơn mộng mị mà anh phải đối diện hàng đêm như thế đã đưa anh trở lại vùng đồi kia “Anh muốn được ngồi trên đỉnh đồi này, nơi anh ngồi hơn hai mươi năm trước, để được ngắm nhìn quả đồi thiêm thiếp trong trăng và mong được vô tình nghe thấy tiếng ngựa hí”[53, tr 247]. Ký ức của nhân vật anh trong “Gương mặt thứ ba” lại là sự ám ảnh chất chứa nhiều xót xa, mặc cảm tội lỗi của một người đàn ông – người chồng về một phút yếu lòng đáng xấu hổ mà tuổi trẻ đã gây ra “Đêm trăng mùa hè năm 1974 cứ hiện lên trong ký ức anh một màu tối sầm sập. Anh không lý giải được điều gì trong quá khứ của anh và cũng không sao rũ bỏ được sự hoảng sợ. Anh quyết định chạy chốn trong ý thức về không gian”[53, tr 293]. Nhưng tiếng gọi da diết, đơn côi, tội nghiệp của Xuyến đã gọi anh trở về sau gần ba năm im lặng xa cách. Thế nhưng, khi anh chạm vào da thịt cô thì ký ức xưa lại trở về. “Nó như một khối đen xù xì và ượt lạnh... một gương mặt thứ ba mỏng như khói phủ lên mặt vợ anh. Nó thoang thoáng gương mặt của người lính đã đi vào mặt trận một mùa hè chiến tranh và không bao giờ trở về. Nó thoang thoáng gương mặt của người đàn bà vợ lính đã mất... Anh thấy chiếc lưỡi lê lóe sáng như hàm răng của người điên cười anh. Và anh bị một bàn tay vô hình túm tóc mình mà dúi đầu anh vào đáy hồ của sự kinh hãi” [53, tr 294]. Và một lần nữa, anh lại quyết định ra đi, ra đi để “làm một người bình thường”. Ở đây nhà văn đã để cho nhân vật của mình liên tục có sự “di chuyển” từ quá khứ đến hiện tại trong sự mẫu thuẫn giằng co: Ở bên Xuyến thì quá khứ giày vò, ra đi chịu sự trừng phạt của quá khứ thì lại cảm thấy có lỗi với người vợ tội nghiệp. Đó cũng chính là tiến trình của của sự tự nhận thức, sám hối.
70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.3.2. Thời gian huyền thoại
“Thời gian huyền thoại là thời gian được tạo nên bằng phương thức huyền thoại hóa thời gian. Theo đó thời gian được tổ chức không nhằm vào việc hướng người đọc vào một thời gian cụ thể có ý nghĩa đối với diễn biến cốt truyện mà là thời gian đậm chất hư ảo. Nói cách khác đó là cách “hư hóa thời gian thực”
(Dẫn theo [57, tr 72] ). Theo Bùi Thanh Truyền thì “điều này có nghĩa là các chiều kích thời gian cùng đồng quy trên tác phẩm, những đơn vị thời gian cụ thể (nếu) cũng bị “hư hóa” tạo thành những vòng sóng mờ ảo, lung linh” [59, tr 112]. Hầu hết các truyện ngắn trong tập“Cô gái áo xanh, những chuyện kì bí của làng”của Nguyễn Quang Thiều đều sử dụng rất nhiều trạng ngữ chỉ thời gian. Các mệnh đề chỉ thời gian thường bắt đầu bằng những từ chỉ lượng không xác định chẳng hạn như: mỗi, nhiều, những, … hoặc những trạng từ mang tính phiếm chỉ kiểu như: Ngày ấy, từ năm đó, từ ngày đó, đến một ngày, mấy năm nay, sau một thời gian, vào những năm tháng xa xưa, rồi một ngày, không biết từ khi nào , cho đến một ngày, những đêm sau, vào một năm từ lâu lắm rồi,sáng hôm sau, cho đến một ngày, … Thời gian vì thế đã bị mơ hồ hóa trở thành phi thực, đầy biến ảo. Truyện “Ma đưa lối” được bắt đầu “vào một năm từ lâu lắm rồi”, khi nạn đói lan rộng đến làng như một bệnh dịch và kết thúc bằng “cho đến tận ngày nay”. Truyện “Ma cây duối” cũng được mở ra từ thời gian “đã rất lâu rồi” và khép lại bằng “bây giờ”. Cách tổ chức thời gian như thế cũng được lặp lại ở “Người chèo đó bí ẩn”, câu chuyện được bắt đầu từ “Vào những năm tháng xa xưa” và kết thúc “cho đến tận ngày nay”...Thông qua việc chú trọng vào thời gian phiếm chỉ nhà văn dường như muốn xóa nhòa ranh giới giữa các chiều thời gian để tạo ra cảm giác về thời gian tĩnh tại, ngưng đọng và mang tính vĩnh hằng.
Nếu thời gian thực là ngắn ngủi, hạn định, ở đó cuộc đời con người ngắn ngủi, mong manh như chiếc lá thì ở thế giới ảo, ở thời gian ảo, khả năng con người được nhân lên, mở rộng thêm. Những hình ảnh, biểu tượng không gian
71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đó chỉ mang tính chức năng và nó gắn với một quan niệm nghệ thuật; nó là công cụ để tác giả tạo ra sự cân bằng trong đời sống tinh thần, giúp con người vượt qua áp lực từ đời sống hằng ngày. “Sự xuất hiện của cái kì ảo đóng vai trò là nhân tố quyết định trong việc tạo ra nhu cầu hồi tưởng, xốc lại toàn bộ cuộc đời đã qua của họ. Lúc này cái đầu của nhân vật như một màn ảnh rộng, ở đó cả quá khứ, hiện tại và tương lai, cái có thực và cái ảo mộng cùng “đồng hiện”
[11, 81]. Đây là một giải pháp nghệ thuật mà tác giả Nguyễn Quang Thiều đã sử dụng hiệu quả trong các truyện ngắn của mình. Và để góp phần tạo không khí kỳ ảo cho câu chuyện, tác giả thường đặt nhân vật vào thời gian lúc đêm khuya. Đó là thời khắc con người tạm dừng cuộc sống bề bộn của đời sống thường để sống với chính mình. Huy (Ngựa trắng) đã nhiều đêm trăn trở “điều mong muốn lớn nhất của anh đêm nay, đúng hơn là mấy chục năm qua, là bất chợt trên thảm cỏ chạy ven đồi kia hiện lên một vệt sáng trắng. Cùng với vệt sáng trắng lướt loang loáng dưới trăng là tiếng hí của con ngựa vang lên như những tiếng chuông bạc”[53, tr 238]. Giấc mơ về những đứa con và người chồng sự trở về vẫn đến hàng đêm với Ân và Mật dù thời gian đã trôi qua mấy chục năm. Từ lúc còn là những cô gái đôi mươi đến khi họ trở thành những bà lão (Hai người đàn bà xóm trại). Thời gian buổi đêm, nhất là những đêm trăng sáng xuất hiện nhiều nhất trong tập “Cô gái áo xanh, những chuyện kì bí của làng” khi những hồn ma trở về dương gian để thực hiện một tâm nguyện nào đó chưa hoàn thành hoặc để giúp đỡ người còn sống, để trả ơn, báo oán... Tuy nhiên, khi bóc lớp vỏ kỳ ảo bên ngoài của những câu chuyện thì đó lại là cuộc sống trần thế với nhiều mầu sắc.
Tiểu kết chương 2
Sự tác động mạnh mẽ của yếu tố kì ảo đã làm cho thế giới hình tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều trở nên sống động, thu hút người đọc.
Đặc biệt, với sự đa dạng của các loại hình nhân vật kì ảo cùng cách tả, cách kể
72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hư hư, thực thực, nhà văn đã tạo nên một “mô hình thế giới nghệ thuật kiểu mới”; vừa thực vừa ảo.
Bên cạnh đó, việc tạo ra những không gian, thời gian kỳ ảo cho các nhân vật xuất hiện, càng làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò của độc giả. Nhưng điểm đặc biệt, tạo nên sự độc đáo, khác lạ của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều là khi bóc lớp vỏ kỳ ảo bên ngoài của những câu chuyện thì ấy lại là cuộc sống trần thế với nhiều mầu sắc. Những bài học nhân sinh dần hiện ra khiến ta phải suy ngẫm, trăn trở, thậm chí không khỏi “giật mình” khi chiêm nghiệm về cuộc sống của chính mình.