Thế giới người có khả năng đặc biệt

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn nguyễn quang thiều (Trang 56 - 65)

Chương 2: THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU

2.1. Thế giới nhân vật kì ảo

2.1.3. Thế giới người có khả năng đặc biệt

Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của người đọc, tạo hiệu ứng cho tác phẩm, Nguyễn Quang Thiều rất quan tâm đến xây dựng các nhân vật có khả năng đặc biệt. Đó là những nhân vật có khả năng tiên tri; chung sống cùng thánh thần, ma quỷ hay có khả năng hóa giải lời nguyền. Khả năng đặc biệt lạ kì của họ không chỉ mang đến cảm giác tò mò, thu hút sự chú ý của người đọc mà còn thể hiện nhiều sắc thái, ý nghĩa, bài học đạo đức khác nhau. 

2.1.3.1. Nhân vật chung sống cùng thánh thần, ma quỷ

Trong “Người thợ đào giếng”, Doan đã trò chuyện với hồn ma của người chồng “Chị cảm thấy như hơi thở của người chồng quá cố đang phả ấm quanh chị”[56, tr 98]. Sự ra đi đột ngột của anh khiến chị đau khổ tưởng như điên dại.

Chính những câu chuyện, lời vỗ về, an ủi mỗi khi linh hồn anh hiện về bên chị đã làm chị thấy hạnh phúc và cảm thấy được chở che, bảo vệ.

Bọn trẻ con trong làng trong “Đá bóng với người âm” vẫn cùng hồn ma thằng Đúc đá bóng, vừa đá, vừa trò chuyện vui vẻ “Chúng tôi lao vào trận đấu hò hét vang cả khúc sông. Những đứa ở cùng đội với thằng Đúc đều tìm cách truyền bóng cho thằng Đúc. Hình như ai cũng muốn tạo điều kiện cho nó làm bàn. Chúng tôi vừa đá bóng, vừa hò hét gọi tên nó như khi nó còn sống” [56, tr 149]. Có phải linh hồn thằng Đúc hiện về cùng chơi bóng với lũ trẻ hay không? Hay chỉ là cơn mộng du, ảo giác? Còn với tác giả “Đó không phải là một câu chuyện ma... mà là những câu chuyện có thực trong đời sống của chúng ta. Nhưng quá ít người tin đó là một câu chuyện có thực. Chính vì không có niểm tin ấy mà chúng ta phải sống trong u uất, trong đố kị, trong tranh giành,

51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trong tham lam vô độ như những bầy hoang thú mà chúng ta không biết vì sao chúng ta lại sống như thế” [56, tr 151].

Ông lái đò trong “Tiếng gọi đò lúc nửa đêm” đã chèo đò đưa linh hồn con trai bà Đoán về với mẹ. Đó là một đêm trăng tròn, ông đã gặp linh hồn con trai bà Đoán khoác ba lô đứng đợi đò. Ông vừa mừng, vừa hoang mang và nói “Cụ nhà chắc sẽ khóc vì sung sướng mất khi thấy anh trở về. Từ ngày báo tử anh, thi thoảng cụ nhà vẫn ra bờ sông ngóng anh ” [56, tr 155]. Sau lần chèo đò trở linh hồn anh Đoán, ông lái đò lại chèo đò đưa linh hồn anh Tân. Và cứ đến rằm tháng bẩy, ông lại nghe tiếng gọi đò từ bờ bên kia sông. Tiếng gọi đò của những người lính đã hi sinh không chỉ là tiếng gọi đò “Đó là một tiếng gọi khác như thức tỉnh chúng ta khi chúng ta đang đi xa những gì đẹp đẽ và thiêng liêng, đang lãng quên đi máu của bao người con đẹp và mạnh mẽ như cây đã chảy suốt bao nhiêu năm” [56, tr 161].

Ông Dụ trong “Ma đưa lối” thi thoảng lại bắt gặp và trò chuyện với hồn ma bà lão ăn mày. Hồn ma bà lão ăn mày đã đưa lối để ông tìm được hũ vàng

“Hồn ma bà cụ đi trước ông Dụ lúc tỏ lúc mờ, lúc bước đi như người thường và lúc như bay lơ lửng trước mặt ông” [56, tr 168]. Hồn ma bà lão cũng nghe thấu tâm nguyện của ông mà phù hộ cho ông hai đứa cháu trai khỏe mạnh, ngoan ngoãn nối dõi tông đường; còn ông thì sống hạnh phúc bên con cháu mà không bệnh tật, ốm đau.

Hay chuyện hai vợ chồng anh Vực trong “Mang tên họ của người chết” cứ bắt đầu âu yếm nhau là hồn ma chị Mây lại hiện về chen vào giữa hai người vì duyện nợ của Mây với Vực chưa hết. Chị Hảo, vợ Vực đã phải thực hiện lễ khai tử mình và mang tên họ hồn ma chị Mây mười năm mới được bình an. Và đúng mười năm kể từ ngày kể từ ngày Hảo mang tên họ Mây, như đã hứa, hồn ma Mây hiện lên nói với hai vợ chồng “Duyên của anh Vực với tôi nay đã hết. Tôi xin trả lại tên họ của chị. Tôi biết ơn chị vì tôi mà khổ sở. Tôi sẽ phù hộ cho chị”

[56, tr 180]. Từ đó, hồn ma Mây không bao giờ trở về nữa.

52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Đó còn là đứa bé trong “Đứa trẻ đùa chơi trong đêm”. Hàng đêm, đứa bé lại tỉnh giấc, đôi môi chúp chíp của nó lại đón dòng sữa ngọt ngào từ hồn ma người mẹ nô đùa với hồn ma của mẹ rồi lăn ra ngủ ngon lành.

Qua tìm hiểu về những nhân vật chung sống cùng thánh thần, ma quỷ ở những câu chuyện trên chúng ta lại thấy: hồn ma không hề đáng sợ như người ta thường nói bởi gọi là ma nhưng đó là những người thân yêu, ruột thịt của mình. Đó là tình cảm vợ chồng đầu gối tay ấp (Người thợ đào giếng, Mang tên họ của người chết), là tình bạn bè thân thiết gắn bó (Đá bóng với người âm), là tình làng nghĩa xóm, tình quân dân khăng khít tắt lửa tối đèn có nhau (Tiếng gọi đò lúc nửa đêm), là tình mẫu tử thiêng liêng (Đứa trẻ đùa chơi trong đêm) và là tình người lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (Ma đưa lối).

2.1.3.2. Nhân vật hóa giải lời nguyền

Đây là những nhân vật đóng vai trò trung gian, kết nối con người với thế giới hồn ma. Để chứng minh cho chân lý “ác giả ác báo, thiện giả thiện báo”, tác giả Nguyễn Quang Thiều đã để con người được nhìn thấy, tiếp cận với thế giới kỳ ảo thông qua nhân vật mở đường, dẫn đường như các thầy số, thầy tướng, thầy lang, thầy đồ… Họ có tài năng và phép thuật; họ lý giải cho con người những băn khoăn, khúc mắc trong lòng; chỉ cho người ta thấy cách thức hóa giải, phòng tránh. Cũng có thể, họ giúp nhân vật chính soi tỏ quá khứ, hiểu rõ tiền kiếp để từ đó nhận thức được sự tồn tại của mình giữa cuộc đời. Sự có mặt của họ như lời nhắc nhở về sự tồn tại của thuyết báo ứng, luật nhân quả để con người biết sợ, biết cẩn trọng hơn trong từng lời nói, hành động.

Ông lang Chất trong “Lá bùa trừ ma” đã giúp cho những người dân làng hiểu lý do vì sao hồn ma cô gái lại hiện về dìm chết người và để hồn ma cô gái được siêu thoát, tha thứ cho những người sống thì các xóm ở khúc sông đó phải thực sự nhận ra lỗi của mình và chân thành tạ lỗi. Sau đó “ông cho lập đàn bên bờ khúc sông mà cô gái bị hãm hại trước kia. Đại diện của những xóm trại ven sông đều có mặt trong buổi lễ. Khi lễ xong, ông lang chất lấy một tờ giấy nhỏ

53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

viết một dòng chữ vào đó rồi bỏ vào chiếc bình gốm, làm phép rồi bịt kín miệng bình và thả xuống sông”[56, tr 16]. Từ đó, người ta không còn thấy hồn ma cô gái hiện về nữa. Cũng từ đó, khúc sông không còn những người đàn ông chết đuối như xưa.

Người buôn mật mía trong “Tiếng phấn rít trên bảng đen” khi nghe câu chuyện ma và người thầy giáo bị giết khi đang giảng bài đã đồng ý giúp dân làng trừ ma. Ông cho lập một ban thờ ngay chính trong lớp học đó. Lễ là bẩy hộp phấn trắng. bàn thờ là chiếc bàn thầy cô giáo trên bục giảng “Ông mở hết bẩy hộp phấn ra. Rút một viên phấn và viết tên thầy giáo lên bảng rồi thắp hương lầm rầm khấn. Khi cúng xong, ông sai người làng rải những viên phấn ra quanh lớp học. Ông dặn người làng cứ đến đầu tháng và ngày rằm thì mua bẩy hộp phấn trắng thắp hương cùng một chén nước cúng cho thầy giáo” [56, tr 54]. Từ đó, hồn ma thầy giáo không hiện về nữa.

Thầy đồ trong “Người chèo đò bí ẩn” khi tìm hiểu ra nguyên nhân hồn ma của cô gái cứ vật vờ ở bến sông làng chờ người qua sông trong đêm khuya rồi dìm xuống nước, ông đã viết một bản tấu lên hội đồng bô lão trong làng xin bỏ tục phạt vạ những cô gái chửa hoang. Khi “Hội đồng bô lão sửa lễ dâng thành hoàng làng và đọc sớ xin bỏ tục phạt vạ những cô gái chửa hoang”[56, tr 65]

thì không bao giờ còn chiếc đò ma và chuyến đò lạ lùng ấy nữa.

Trong “Đứa trẻ bị bỏ rơi”, khi nhận ra hồn ma đã nhập vào những đứa trẻ sơ sinh đòi bú mẹ là hồn ma đứa trẻ chết đói, ông giáo già đã bàn với các bô lão trong làng làm lễ cúng ma “Những người phụ nữ của làng đang nuôi con nhỏ ở xa đều được triệu về. Họ vắt sữa mình vào một cái bát. Các bô lão đặt bát sữa cùng với hoa quả, bỏng gạo, nước và muối lên mộtchiếc chiếu để trên mặt đê làng nơi đứa bé đã chết cùng mẹ nó trước kia rồi thắp hương. Ông giáo già thay mặt người làng viết một tờ sớ. Ông ngồi trước mâm lễ cúng và sau ông là tất cả những người phụ nữ đã có chồng, đang nuôi con nhỏ, đang có thai và

54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

còn sinh nở”[56, tr 74]. Từ đó những người phụ nữ của làng đều lấy chồng, sinh con bình thường mà không còn lo sợ điều gì nữa.

Ông thầy trong “Mang họ tên của người đã chết” khi nghe anh Vực kể chuyện của vợ chồng mình thì vô cùng thương cảm. Ông đã nói chuyện với hồn ma chị Mây. Ông bảo duyên phận của anh Vực và chị Mây là mười năm. Vì thế anh Vực chỉ còn cách là để cho chị Hảo mang tên họ chị Mây thì mới sống được với anh “Ông đã làm một hình nộm và mặc cho hình nộm đó một bộ quần áo cũ của chị Hảo rồi làm lễ khai tử cho chị. Sau đó ông thầy làm lễ đặt tên họ mới cho chị Hảo”[56, tr 180]. Sau cái lễ “kỳ dị” đó vợ chồng anh Vực sống cuộc sống bình an.

Có phải những thầy số, thầy tướng, thầy lang, thầy đồ... kia có khả năng hóa giải được lới nguyền hay không? Họ đã làm gì, làm như thế nào mà hóa giải được những lời nguyền ghê rợn như vậy? Điều đó khiến người đọc tò mò và không tránh khỏi sự hoài nghi. Nhưng khi câu chuyện kết thúc thì mọi vấn đề đã được lý giải. Hóa ra những lá bí ẩn đằng sau tờ sớ, lá bùa, câu thần chú bí hiểm, ma quái kia cuối cùng chính là sự ăn năn chân thành nhận lỗi, là tình yêu thương chân tình, là mong ước về một cuốc sống bình an, hạnh phúc ấm êm cho mọi người. Chính nó đã hóa giải lời nguyền: Ông lang Chất (Lá bùa trừ ma) trước khi mất đã nói cho những người trong gia đình và đại diện làng biết dòng chữ trong tờ giấy bỏ vào bình gốm trong là một dòng chữ đơn giản “Dòng chữ ấy là lời xin lỗi chân thành với một cô gái đã bị hãm hại khi còn quá trẻ.

Khi linh hồn cô gái nhận được lời xin lỗi chân thành từ những người còn sống đã tha thứ tội lỗi của họ và siêu thoát”[56, tr 17]. Người buôn mật mía (Tiếng phấn rít trên bảng đen) trước khi rời làng đã nói với người làng “Cái mà thầy cần là những viên phấn chứ không phải xôi thịt hay vàng mã gì cả. Đấy không phải là một con ma, đấy là một linh hồn yêu thương con người, đầy trách nhiệm và khát khao làm những điều tốt đẹp”[56, tr 55]... Một điểm đáng chú ý nữa là không phải chỉ là thầy tướng, thầy số mới có khả năng hóa giải lời nguyền mà

55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

còn là ông giáo làng, người đi buôn, thầy đồ - những người bình thường trong cuộc sống,.. Điều đó làm cho câu chuyện “đời hơn”, bức thông điệp cuộc sống vì thế cũng giàu sức thuyết phục: hãy sống tốt, sống thiện với bản thân, với mọi người, với xã hội mọi hận thù sẽ được hóa giải “Lấy oán trả oán, oán oán chất chồng. Lấy ân trả oán, oán oán tiêu tan”

2.1.3.3. Nhân vật có khả năng tiên tri

Đây là những nhân vật đặc biệt có khả năng đoán biết tương lai. Những nhân vật này phần lớn không phải là những nhân vật chính, có người có tên có người không tên và không được nhận biết nhiều qua những diện mạo cụ thể.

Họ xuất hiện như một người khách qua đường rồi biến mất cùng với lời tiên tri của mình. Song sự xuất hiện của những nhân vật này thường gắn liền với những dự báo có tính chất quyết định tới cuộc đời của những nhân vật khác, đặc biệt là những dự báo về cái chết. Đó là ông phó cối trong “Ngôi nhà và tiếng mèo kêu”. Một lần đi qua làng, nhìn ông Thái Lan đang chơi cờ tướng ở hiên nhà đã thở dài và nói “Không qua sông mà chết đuối” [56, tr 21]. Thời gian sau, ông Thái Lan đang ngồi rửa mặt bằng chiếc chậu thau đồng đã bất chợt gục xuống, úp mặt vào chậu nước mà chết. Một lần khác, khi đang ngồi sửa cối ở một nhà trong làng, ông bỗng vứt dụng cụ xuống sân, ngửa mặt lên trời than

“Mây máu, mây máu ... trời xa, làng gần”[56, tr 21]. Sau đó một năm, chị Thông, con dâu bà Thái Lan lại ra đi. Đó là vào một buổi chiều, sau khi gội đầu, chị ngồi hong tóc cho khô rồi nằm ngủ và không bao giờ trở dậy nữa. Sau cái chết lạ lùng của cô con dâu thì đến lượt anh Lan, con trai thứ hai của bà Thái Lan. Đang giảng bài cho học sinh, anh bỗng ôm ngực, thổ huyết lên đầy bàn và mất. Rồi đến một ngày, người ta nghe tiếng mèo gào thảm thiết trên mái ngói nhà Thái Lan và họ kinh hãi nhận ra bà đã chết. Suốt những năm sau này, người ta vẫn bàn tán về cái chết lạ của những người trong gia đình bà Thái Lan.

Có người quả quyết vì gia đình bà dám ở trên đất của Thánh, xúc phạm đến thần Phật.

56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Qua những nhân vật có khả năng tiên tri với những linh cảm, dự báo “như thần”, Nguyễn Quang Thiều đã đề cập đến một vấn đề sâu xa trong đời sống tâm linh của con người. Mặc dù còn nhiều điều bí ẩn, chưa thể lý giải nhưng cũng khiến mỗi người chúng ta phải suy ngẫm về cách ứng xử với thế giới xung quanh.

Cũng như nhiều nhà văn đương đại Việt Nam như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Hảo, ... truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều chịu sự chi phối của yếu tố kỳ ảo trong việc xây dựng nhân vật. Đó là thế giới hồn ma hiển hiện, thế giới thần thánh hiển linh, thế giới con người có khả năng đặc biệt cùng đan xen tạo nên bức tranh đa diện nhiều màu sắc về cuộc sống.

Khoác cho những con người bình thường lớp áo kì ảo, Nguyễn Quang Thiều đã đem đến một cách tiếp cận con người hoàn toàn mới mẻ. Nó gắn liền với mục đích phản ánh đa chiều, sinh động cuộc sống hiện đại ở nhiều góc cạnh khác nhau. Mỗi loại hình nhân vật tồn tại một quan điểm riêng của nhà văn về sự lý giải cắt nghĩa bản chất con người. Nhân vật kỳ ảo chính là đơn vị nghệ thuật có tính ước lệ thẩm mỹ cao trong thế giới nghệ thuật tác phẩm.

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy trong truyện ngắn kỳ ảo củaNguyễn Quang Thiều, loại nhân vật hồn ma chiếm đa số. Ma là linh hồn người chết, là một thực thể tinh thần tồn tại lẩn khuất nhưng rất gần với con người. Ma thường quay lại dương gian bởi những ràng buộc, níu kéo từ cuộc sống con người, hoặc là những oan hồn do còn duyên nợ với trần ai, hoặc chưa thỏa nguyện mong ước trong luc còn sống. Hồn ma cô gái trong “Lá bùa trừ ma”, hồn ma thai nhi chưa chào đời trong “Người chèo đó bí ẩn”, hồn ma đứa bé trong “Đứa trẻ bị bỏ rơi” hay trong trong “Ma cây duối” đã hiện về trả thù những kẻ gây tội cho mình. Còn hồn ma thầy giáo trong “Tiếng phấn rít trên bảng đen”,hồn ma của Mây trong “Mang tên họ của người chết”, hồn ma người mẹ trong “Đứa trẻ đùa chơi trong đêm”,hồn ma người cô trong “Dấu chân của một người đã mất”thì đã quay trở lại dương gian với khao khát sẽ thực hiện tiếp những ước

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn nguyễn quang thiều (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)